Lactamide MEA
Chất diện hoạt, chất làm đầy, tăng cường bọt, chất ổn định.
Lactic acid/sodium lactate
Chất lỏng trong suốt, nhớt, mùi đặc trưng, có tên gọi khác 2-hydroxypropanoic acid. Sử dụng với nồng độ 1 – 20%. Trong cơ thể, acid lactic được tìm thấy trong máu và mô cơ như một sản phẩm của sự chuyển hóa glucose và glycogen. Đây là một yếu tố giữ ẩm tự nhiên của da. Acid lactic có khả năng giữ nước tốt hơn glycerin. Các nghiên cứu đã cho thấy khả năng tăng giữ nước của lớp sừng. Sự thay đổi hình dạng của các lớp sừng cũng liên quan mật thiết đến sự hấp thu acid lactic; nghĩa là lượng acid lactic hấp thu càng lớn lớp sừng càng mềm. Các nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng liên tục các sản phẩn chứa acid lactic với nồng độ từ 5 – 12% giúp cải thiện nếp nhăn và giúp da mềm mại, mượt mà hơn. Khả năng chống lão hóa làn da của acid lactic dựa theo cơ chế kích thích sự ly giải các tế bào da già cỗi, làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, các sắc tố bất thường, đồi mồi và lô chân lông to. Acid lactic là lựa chọn đầu tay thích hợp với làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, acid lactic còn được sử dụng như chất bảo quản, và điều chỉnh ph trong công thức. Acid lactic là một alpha hydroxy acid có trong sữa chua và các nguồn ít được biết đến như bia, dưa chua và thực phẩm lên men. Tuy nhiên có thể gây độc tính nếu sử dụng ở nồng độ cao. Xem thêm alpha hydroxy acid.
Lactobacillus/papaya fruit ferment extract
(Chiết xuất từ đu đủ lên men bằng vi khuẩn lactobacillus) thành phần dưỡng da.
Lactobacillus/solanum lycopersicum (tomato) fruit ferment extract
(Chiết xuất cà chua lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus) có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa, tạo hiệu quả dinh dưỡng lâu dài cho da.
Lactobacillus/Theobroma cacao fruit ferment filtrate
(Chiết xuất ca cao lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus) làm giảm viêm.
Lactoperoxidase
Glycoprotein có hoạt tính kháng khuẩn. Là chất ổn định, tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm. Được tìm thấy trong sữa.
Lady’s mantle extract
(Chiết xuất cỏ chân thỏ) thu được từ loài Alchemilla coulgaris, có khả năng hấp thu UVA, UVB. Chiết xuất có tính chống oxy hóa, chữa lành, kháng viêm. Thành phần có chứa tannin (có tác dụng chống ngứa, kích ứng, bỏng rát da). Dịch chiết còn chứa silicon (acid silicic), khi kết hợp với chiết xuất cỏ đuôi ngựa và tiêu mễ thảo có tác dụng hỗ trợ chức năng mô liên kết.
Ladybell root extract
(Chiết xuất cát cánh) thu được từ loài Adenophora stricta, chất giữ ẩm, duy trì độ ẩm cho da trong điều kiện thời tiết khô và khắc nghiệt.
Ladys thistle extract
(Chiết xuất cây kế sữa) xem thêm Milk thistle.
Laminaria saccharina extract
(Chiết xuất tảo bẹ) kháng khuẩn, giảm viêm, chống oxy hóa. Xem thêm seaweed extract.
Laneth-10
Chất nhũ hóa hiệu quả khi sử dụng kết hợp với lanolin. Được sử dụng như một chất diện hoạt nhằm cải thiện sự phân bố hoạt chất và độ nhớt của sản phẩm. Là polyethylene glycol ether của alcohol lanolin.
Laneth-10-acetate
Chất nhũ hóa có tác dụng làm mềm. Là acetylated ester của ethoxylated ether và lanolin alcohol..
Lanolide
Chiết xuất thực vật sử dụng thay thế cho lanolin. Khắc phục nhược điểm chứa nhiều thuốc trừ sâu, trừ nấm, và kim loại nặng của lanolin.
Lanolin
Nguồn gốc từ các chất tiết bã nhờn của cừu và các động vật sản xuất len khác. Hầu hết lanolin sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da được lấy từ cừu nuôi. Thành phần này đã được con người sử dụng hàng ngàn năm nhờ khả năng làm mềm, chăm sóc da. Lanolin được chứng minh có hiệu quả trong dưỡng ẩm, làm dịu, làm mềm da, là một thành phần trong các sản phẩm chăm sóc, điều trị da khô, mang lại hiệu quả làm mềm và giảm TEWL, Lanolin có lợi ích đặc biệt với chất béo lớp biểu bì nhờ chứa cholesterol và có thể cùng tồn tại ở dạng rắn và lỏng ở nhiệt độ sinh lý. Bản thân Lanolin không gây dị ứng. Thành phần gây dị ứng chính là do lượng thuốc trừ sâu tồn dư. Lanolin chất lượng cao được nhà sản xuất đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu ở mức an toàn. Khả năng hình thành nhân mụn của lanolin vẫn còn nhiều tranh cãi, đặc biệt khi sử dung ở dạng nhũ tương. Một tỷ lệ nhỏ các cá nhân sử dụng lanolin trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân khóa ẩm/làm mềm. Do đó lanolin được đánh giá như một chất làm nhạy cảm trên một số trường hợp.
Lanolin (hydrogenated)
Dẫn chất của lanolin. Xem thêm lanolin.
Lanolin USP (modified)
Chất làm mềm và chất nhũ hóa. Quá trình sản xuất lanolin đạt tiêu chuẩn quy định bởi Dược điển Mỹ, đạt những giới hạn về những thành phần có hại.
Lanolin acetate
Dẫn chất của lanolin. Xem thêm lanonin.
Lanolin alcohol
Hỗn hợp tinh khiết cao của alcohol aliphatic, các alcohol steroid và alcohol triterpenoid thu được từ quá trình thủy phân lanolin. Alcohol lanolin là chất làm đặc không tạo gel, chất làm mềm, thành phần lý tưởng cho son môi và các mỹ phẩm dạng thỏi khác, cho cảm giác mịn và mềm, tăng độ nhớt và độ đặc trong các nhũ tương, có đặc tính dưỡng ẩm tốt. Ngoài ra, thành phần này có khả năng hấp thu nước và giải phóng từ từ, cho tác dụng giữ ẩm. Cách sử dụng: nồng độ thường dùng là 0,5 – 15%, nên bổ sung vào pha dầu và đun nóng trong suốt quá trình bào chế. Chỉ sử dụng ngoài da.
Lanolin oil
Phần dịch lỏng thu được từ quá trình chế biến lanolin bằng phương pháp vật lý. Xem thêm lanolin.
Lanolin wax
Dẫn chất của lanolin. Là phần bán rắn thu được từ quá trình chế biến lanolin bằng phương pháp vật lý. Xem thêm lanolin.
Lanolin derivatives
Hỗn hợp các dẫn chất của lanolin. Xem thêm lanolin. .
Lapsana communis extract
Có tác dụng bảo vệ da và chống oxy hóa. Các công thức bào chế có chứa chiết xuất này đã được chứng minh có tác dụng chống lão hóa và chống nếp nhăn. Có khả năng bảo vệ da trước tác hại của gốc tự do. Có tính kháng khuẩn và diệt khuẩn.
Lasilium
Xem thêm sodium lactate methylsilanol.
Lauramide DEA (lauric acid diethanolamide)
Chất làm đầy, ổn định bọt, tăng độ nhớt cho công thức. Được cho thêm vào các dung dịch tẩy rửa và các hệ có chứa lauryl sulfate nhằm tăng hiệu quả tạo bọt và ổn định bọt.
Laurel
(Cây nguyệt quế) thu được từ loài Laurus nobilis có tính kháng khuẩn và săn se khi sử dụng bằng dạng dầu. Có hiệu quả chữa lành. Dầu được ép từ lá và phần quả mọng.
Laureth-2
Thành phần nhũ hóa và diện hoạt. Là polyethylene glycol ether của lauryl alcohol. Khi chữ số phía sau gia tăng (laureth-3, laureth-7,…), hoạt tính tẩy rửa càng diệu nhẹ. Xem thêm lauryl alcohol.
Laureth-3
Chất lỏng, trong suốt, không mùi, tạo thành chất nhũ hóa – diện hoạt không ion, tổng hợp từ polyethylene glycol ether lauryl alcohol (POE 3 lauryl alcohol). Dung dịch 5% tạo ph5,0 – 6,5. Laureth-3 tan trong dung môi thân đầu và cồn. Phần nhỏ tan trong nước. Chỉ số HLB 8, tạo nhũ tương nước trong dầu. Tại bề mặt của hỗn hợp, laureth-3 hòa tan các thành phần thân dầu tạo thành dạng nhũ giống sữa. Trong dầu gội, sữa tắm, laureth-3 giữ vai trò tạo độ sánh cho sản phẩm. Tương thích với các chất diện hoạt không ion, anion, cation và lưỡng tính. Cách sử dụng: nồng độ thường dùng 1 – 5%. Chỉ dùng ngoài da.
Laureth-7
Tác nhân làm ẩm, chất nhũ hóa, chất diện hoạt, chất tẩy rửa, và trợ tan cho các thành phần hoạt chất. Xem thêm lauryl alcohol.
Laureth-12
Chất diện hoạt, chất tẩy rửa sử dụng trong các công thức bào chế mỹ phẩm. Xem thêm lauryl alcohol.
Laureth-23
Một chất hoạt động bề mặt không ion hóa được điều chế từ lauryl alcohol và ethylene oxide. Chất nhũ hóa dạng rắn cho các công thức mỹ phẩm. Laureth-23 là một chất nhũ hóa HLB cao được sử dụng tạo nhũ tương đầu trong nước. Laureth-23 sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và dược phẩm như một chất hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa và chất làm tan. Nó đặc biệt hữu ích trong một số công thức dưới ánh cúng do tính trơ hóa học đối với phân hủy thủy phân. Laureth-23 có thể gây kích ứng nhẹ cho da và mắt. Xem thêm lauryl alcohol.
Lauric acid (dodecanoic acid)
Có đặc tính tạo bọt, dẫn chất được sử dụng như hệ nên trong sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa và lauryl Lalcohol. Acid lauric là thành phần phổ biến trong dầu thực vật, đặc biệt là dầu dừa và dầu nguyệt quế. Có tác dụng hiệp đồng trong tác dụng chống vi sinh vật. Là một chất kích ứng nhẹ, có khả năng gây hình thành nhân mụn.
Lauric acid diethanolamide
Xem Lauramide DEA.
Lauroamphocarboxyglycinate
Thành phần tẩy rửa hữu cơ có tác dụng loại bỏ dầu và bụi bẩn. Có tính kích thích tạo bọt. Kích ứng da nhẹ.
Lauroamphodiacetate
Tác nhân tẩy rửa nhẹ.
Lauroyl methionine lysinate
Có tác dụng trung hòa gốc tự do, được ứng dụng trong các sản phẩm chống lão hóa.
Lauroyl lysine
Amino acid dinh dưỡng cho da và kiểm soát độ nhớt của sản phẩm. Xem thêm Lysine.
Lauryl alcohol
Chất ổn định hệ nhũ tương, dinh dưỡng, làm mềm da và điều chỉnh độ nhớt sản phẩm.
Lauryl aminopropyl glycine
Thành phần dinh dưỡng cho da.
Lauryl betaine
Thành phần dinh dưỡng cho da. Là chất ổn định lực tĩnh điện và dinh dưỡng trong các sản phẩm dành cho tóc. Có khả năng kích thích tạo bọt.
Lauryl diethylenediamino glycine
Thành phần dinh dưỡng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dành cho tóc. Có tính ổn định tương tác tĩnh điện trong công thức.
Lauryl glucoside
Chất diện hoạt nhẹ.
Lauryl lactate
Chất làm mềm, tẩy rửa/nhũ hóa, và là chất diện hoạt trong các công thức bào chế.
Lauryl methyl gluceth-10 hydroxypropyl dimonium chloride
Có tính kháng dị ứng. Là một chất dinh dưỡng, giữ ấm, cấp ẩm cho da.
Laurylmethicone copolyol
Chất nhũ hóa, có tính kháng nước tốt hơn so với các dạng chất nhũ hóa khác, đặc biệt ở nồng độ thích hợp.
Lauryl PCA
Chất nhũ hóa có ái lực tốt với lipid da. Làm tăng độ ẩm da và hạn chế mất nước xuyên biểu bì. Lauryl PCA là một chất dưỡng ẩm thân nước có tác dụng kéo dài. Là một chất làm đầy và điều chỉnh độ nhớt, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, là ester của acid lauric và PCA.
Lauryl PEG-9 polydimethylsiloxyethyl dimethicone
Thành phần dinh dưỡng cho da có tính diện hoạt, làm mềm, kiểm soát độ nhớt và trợ tan.
Lauryl sarcosine
Chất diện hoạt.
Lavandula
(Chi oải hương) tập hợp loài cây bụi lâu năm thuộc chi oải hương, có mùi thơm, thuộc họ Lamiaceae, xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, được trồng rộng rãi ở miền nam châu Âu, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và Úc để thu lấy tinh dầu. Nhiều loài thuộc chi lavandula đã được sử dụng cho mục đích điều trị, mỹ phẩm, ẩm thực và thương mại từ ngàn năm nay. Lavandula angustifolia (hoa oải hương của Anh) quan trọng về mặt thương mại trong ngành công nghiệp nước hoa. Mặc dù tất cả 28 loài hoa oải hương đều mang lại những lợi ích điều trị ở các mức độ khác nhau, L. Angustifolia (trước đây gọi là L. Officinalis) là loài được sử dụng nhiều nhất có tính kháng viêm. L. Latifolia (hoa oải hương Pháp), L. Stoechas (oải hướng Tây Ban Nha), L. Intermedia (lavandin – một giống lại bất thụ của L. Angustifolia và L. Latifolia) cũng rất phổ biến cho mỹ phẩm và trị liệu. Oải hương từ ngàn xưa đã được dùng làm nước hoa và dùng trong y học. Loài cây này được đặt tên nhờ các ứng dụng sát trùng, khử trùng ở Ả Rập, Hy Lạp và Roma cổ đại. Hoa oải hương L. Stoechas đã được người Hy Lạp và La Mã cổ đại sử dụng để làm thơm nước tắm, làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng tại các phòng tắm chung. Dầu oải hương được sử dụng cho quá trình ướp xác ở Ai Cập cổ đại. Trong y học Iran, L. Angustifolia đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh viêm. Y học dân gian sử dụng dầu hoa oải hương để làm thuốc giảm đau, kháng khuẩn, tháng nấm. Ngoài ra, tinh dầu còn được sử dụng để điều trị vết thương, vết cắn, bỏng (bao gồm cháy nắng), vết rách, và thậm chí cả mụn trứng cá, vẩy nến, nấm da và herpes. Thành phần hoa oải hương đa dạng, bao gồm Tannin, Coumarin, flavonoid, triterpenoid và tinh dầu. Linalool (3,7-dimethyloctadien-3-ol) là thành phần hóa Ba quan trọng nhất của tinh dầu hoa oải hương và được xem là thành phần hoạt tính chính dù có mặt ở nồng độ thấp hơn so với linalyl acetate (3,7-dimethyl-octadien-3-yl acetate) vốn cũng là một hoạt chất quan trọng khác trong tinh dầu. Dầu hoa oải hương chủ yếu được sử dụng như là một tác nhân làm dịu, thư giãn và an thần, đồng thời là một trong những tinh dầu phổ biến hơn trong số 40 loại tinh dầu chính. Dầu hoa oải hương dùng cho dược phẩm thường bao gồm từ 0,8 đến 3% tinh dầu. Cả hai thành phần chính của tinh dầu hoa oải hương, linalool và linalyl acetate đều dễ dàng hấp thụ vào da sau khi bôi khoảng năm phút. Nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhận thấy rằng chiết xuất oải hương có hiệu quả kháng viêm và giảm đau, giảm bớt tình trạng rậm lông tự phát nhẹ. Về tính an toàn, hiện vẫn chưa có báo cáo về tác dụng phụ đáng kể cho việc sử dụng hoa oải hương trong mục đích điều trị hoặc mỹ phẩm. Có thể gặp tình trạng viêm da tiếp xúc nhẹ từ việc sử dụng hoa oải hương khô được sử dụng trong các vật dụng như gối và khử trùng môi trường xung quanh. Ngược lại, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng dầu hoa oải hương có khả năng gây ra phản ứng quá mân tức thời do ức chế sự thoái giáng của tế bào mast, vì vậy khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề này.
Lavender flower oil
(Dầu hoa oải hương) chứa các thành phần dầu bay hơi. Hoa khô có chứa 1,5 – 3% dầu, hoa tươi chứa 0,5%. Dầu Loa lavender có màu vàng nhạt, vàng xanh, đôi khi không màu. Dầu chiết xuất từ hoa tươi chứa lượng ester có giá trị trong thẩm ly với hàm lượng cao, đầu thu được có màu nhạt. Dầu chiết xuất tu hoa già có chứa lượng ester thấp hơn và cho sản phẩm đậm màu. Thành phần ester tạo ra mùi thơm dễ chịu. Các ester bao gồm Linalyl acetate, linalyl butyrate. Các thành phần khác bao gồm Geraniol, linalool, và limonene. Xem thêm lavender oil.
Lavender green oil
Xem thêm lavender flower oil, lavender oil.
Lavender oil
(Dầu oải hương) thu được từ loài Laoandula officinalis. Nhiều ứng dụng thẩm mỹ như chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, làm mềm, chống co thắt, cân bằng, làm mềm, chữa lành và kích thích hoạt động tế bào da. Có thể dùng để rửa các vết thương nhỏ và điều hòa hoạt động da. Có tác dụng đuổi côn trùng. Thích hợp với mọi loại da nhưng đặc biệt hiệu quả với da dầu và da mụn, da cháy nắng (và các tổn thương bề mặt da), viêm da dị ứng, eczema, vảy nến. Có tác dụng bình thường hóa hoạt động tế bào da, kích thích sinh trưởng và tái tạo tế bào. Khi kết hợp với các loại đầu khác, dầu lavender giúp cân bằng và hỗ trợ tác dụng của toàn hỗn hợp. Có tác dụng giảm stress, nên giúp điều trị các tình trạng da có liên quan đến stress. Dầu lavender được sử dụng từ thời Roma trong các sản phẩm tắm rửa. Từ “lavare” trong tiếng Roma có nghĩa là tắm rửa. Thành phần chính của dầu là linalool acetate. Các thành phần khác gồm Geraniol, borneol, ocimene, and pinene. Dầu lavender thu được bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Không độc, không gây nhạy cảm và kích ứng da.
Lawsone with dihydroxyacetone
Một trong 2 thành phần chống nắng hóa học được FDA chấp thuận, xếp trong nhóm I (các chất hấp thu UVB). Nồng độ khuyến nghị 3%. Dihydroxyacetone (DHA) là chất tạo màu da rám nắng. DHA và lawsone kết hợp với nhau có tác dụng như kem chống nắng.
Lecithin
Chất nhũ hóa không ion từ tự nhiên (xuất hiện hầu hết trong các tế bào sống), gồm 4 loại phospholipid (phosphatidyl choline, -ethanolamine, -serine, -inositol), có nguồn gốc từ đậu nành. Màu hổ phách, sánh đồng nhất như mật ong, có mùi đặc trưng, hòa tan trong dầu, một phần tan trong cồn, phân tán trong nước. Chỉ số HLB 4,0, tạo nhũ tương nước trong dầu. Lecithin còn là một chất làm mềm tự nhiên, chất nhũ hóa, chống oxy hóa và tạo tính khuếch Hắn cho sản phẩm, lecithin là một chất thân nước nên dễ tương tác với nước và hoạt động như một chất dưỡng ẩm. Có thể tìm thấy lecithin trong những sản phẩm từ trứng và đậu nành cũng như các sinh vật sống khác. Cách sử dụng thêm vào pha dầu trong công thúc, nồng độ sử dụng 0,5 – 5%. Để tăng khả năng nhũ hóa, thường dùng kết hợp với chất nhũ hóa khác khi sản xuất cream, lotion.
Lecithin (hydrogenated)
Bản chất là phospholipid, được chiết xuất từ lòng đỏ trứng. Có khả năng nhũ hóa.
Lemon balm
Xem Balm mint oil.
Lemon bioflavonoids extract
Được chiết xuất từ phần vỏ chanh. Xem thêm bioflavonoids, lemon extract.
Lemon extract
(Chiết xuất chanh) thu được từ loàicitrus lisort , có tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, có tính sẵn se, cân bằng da, tạo mùi hương. Chiết xuất chanh có hiệu quả trong điều trị cháy nắng, mụn, da dầu nhờn. Dịch chiết có chứa acid citric, vitamin B, vitamin C. Có thể gây kích ứng và phản ứng dị ứng.
Lemon oil
(Dầu chanh) loại dầu được ứng dụng phổ biến, có tác dụng chống dị ứng, chống nhiễm trùng, thành lọc máu, kích thích hoạt động hệ bạch huyết. Tinh dầu bay hơi được chiết xuất từ vỏ của loài Citrus limonium (citrus lennon), có chứa nhiều loại tinh dầu thiết yếu và có vị đắng. Tinh thể glucoside hesperidin thu được từ phương pháp cho bay hơi phần dịch vỏ trắng trong nước. Trong môi trường acid, tinh thể phân ly thành hesperidin và glucose. Có thể gây phản ứng kích ứng. .
Lemon peel
(Vỏ chanh) xem thêm lemon oil.
Lemongrass oil
(Dầu sả chanh) thu được từ loài Cymbopogon citratus, có hoạt tính cân bằng và săn se, có hoạt tính chống nấm. Được sử dụng rộng rãi trong nước hoa và xà phòng. Dầu được chiết xuất từ phần lá cây.
Lettuce extract
(Chiết xuất rau xà lách) thu được từ loài Lactuca virosa, dịch tươi có tính làm mềm nhưng mất đi trong các dạng mỹ phẩm do quá trình sản xuất. Dịch chiết có tính an thần, gây mê. Được chiết xuất từ loài rau diếp dại (không phải là loại nuôi trồng), có chiều cao đến gần 2 mét. Toàn cây rất giàu dịch sữa màu trắng, được chảy từ bất cứ vết cắt nào trên cây.
Leuconostoc/radish root ferment filtrate
Có tính chống nấm, kháng khuẩn, được sử dụng như một chất bảo quản trong mỹ phẩm. Thu được từ phương pháp lên men củ cải đường từ vi sinh vật leuconostoc.
Lichen extract
(Chiết xuất địa y) chất bảo quản có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, và nấm men. Được sử dụng làm chất bảo quản. Chiết xuất không chứa nước, thu được từ các loài địa y trên các đỉnh núi cao. Thành phần không gây độc và kích ứng da.
Licorice extract
(Dịch chiết Cam thảo) dịch chiết này bao gồm rễ và thân của nhiều loài Glycyrrhiza, loại thảo dược lâu đời và phổ biến nhất được sử dụng làm thuốc hơn 4.000 năm qua, chỉ đứng sau nhân sâm. Glycyrrhiza glabra (còn được gọi là Liguinitiae officinalis), G.uralensis và G. Inflata là những loài có hoạt tính nhất trong số 18 loài Glycyrrhiza đã biết, trong đó Giglabra được sử dụng nhiều nhất kể từ thời cổ đại, Giglabra mọc quanh biển Địa Trung Hải, Trung Đông, miền trung và miền nam nước Nga. Ginflata thực ra là rễ cam thảo của Trung Quốc. Cam thảo hiện đang được canh tác ở nhiều quốc gia châu Á, châu Âu, Trung Đông và được sử dụng như một tác nhân dược lý trên toàn thế giới, đặc biệt là một sản phẩm kháng viêm. Ngoài ra, rễ cam thảo còn có đặc tính kháng virus, chống loét và chống ung thư. Hơn 400 hợp chất đã được phân lập từ các loài Glycyrrhiza. Trong số sáu loài Glycyrrhiza chính, Giglabra, Guralensis và G.inflata sản xuất glycyrrhizin; G.echinata, G.macedonica và G.pallidiflora tổng hợp được macedonoside C. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng chiết xuất cam thảo có hiệu quả tương đương với corticosteroid trong điều trị viêm da, eczema, vẩy nến và sửa chữa hàng rào bảo vệ da. Các đặc tính chống viêm tại chỗ và khả năng chống ung thư của rễ cam thảo đã được đóng góp chủ yếu bởi acid glycyrrhetic- chất chuyển hóa hoạt tính sinh học của acid Glycyrrhizic – được sử dụng để điều trị viêm mà không gây bội nhiễm, do đó đã được sử dụng để điều trị bệnh chàm, ngứa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã và bệnh vẩy nến. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid glycyrrhetic có thể phát huy tác dụng giống cortisone, ức chế prostaglandin tiền viêm và leukotriene. Chiết xuất cam thảo có chứa các chất ức chế tyrosinase được sử dụng để làm sáng các vùng da bị tăng sắc tố. Glabridin là nhân tố chính trong cam thảo giúp làm sáng da, có nồng độ từ 10 đến 40% trong các sản phẩm thương mại. Về tính an toàn, FDA đã công nhận thành phần này là an toàn (GRAS) vào năm 1983. Hội đồng Chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) cho rằng độc tính cấp tính, ngắn hạn, cận mãn tính hoặc mãn tính là tối thiểu và việc sử dụng tất cả các thành phần cam thảo là an toàn để chăm sóc da với phương pháp và nồng độ sử dụng hiện tại.
Licorice root extract
(Chiết xuất rễ cam thảo) xem thêm licorice extract.
Lignin peroxidase
Có nguồn gốc từ nấm mục trắng Pharterochaete chrysosporium, lignin peroxidase là một enzym tự nhiên chịu trách nhiệm phá vỡ lignin trong cây mục nát, dẫn đến sự xuống màu nhanh chóng. Lignin peroxidase xuất hiện trong quá trình lên men của P. Chrysosporium và sau đó được tinh chế Enzym này lần đầu tiên được xác định vào năm 1984 và đã được nghiên cứu trong nhiều năm như là một tác nhân tiềm năng để phá vỡ lignin trong việc làm trăng bột gỗ để sản xuất giấy. Sau đó, nó được tìm thấy để phá vỡ eumelanin, có cấu trúc hóa học tương tự như lignin. Nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng lignin peroxidase có khả năng loại bỏ sắc tố trong melanin bằng cách phá vỡ hoặc khử polymer của melanin, thành phần này cần được kích hoạt bởi hydroxy peroxide (HO,). Về tính an toàn, lignin peroxidase như một thành phần làm sáng da đã được chứng minh trong các nghiên cứu tiền lâm sàng với liều gấp 17.000 lần liều khuyến cáo mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ vào, Lignin peroxidase không gây đột biến và không kích ứng cho mắt. Khả năng kích ứng da rất thấp và trong nghiên cứu trên 50 đối tượng, không có báo cáo về kích ứng da, ngay cả khi sử dụng trong da nhạy cảm.
Lily extract
Có hơn 100 loài lily có tác dụng chống nhiễm trùng và có hiệu quả làm sạch da. Loài Madonna lily có tác dụng làm mềm và săn se. Chiết xuất thu được từ phần củ có tác dụng làm mềm, chữa lành, kháng viêm. Dịch chiết từ lá và rễ của các loài lily mọc quanh các hồ nước có tác dụng săn se, chữa lành, kháng viêm,
Lime blossom extract
(Chiết xuất hoa chanh) tạo mùi hương. Là một chất làm mềm, làm dịu, kháng khuẩn. Là nguồn vitamin C dồi dào, gây phản ứng phụ trên da khi da tiếp xúc với ánh nắng.
Lime oil
(Tinh dầu chanh) thu được từ loài Citrus acida và Citrus Laurantifolia, có tính chất tương tự dầu chanh (vỏ màu xanh). Dầu chanh vàng được chiết xuất bằng phương pháp ép hoặc chưng cất, Xem thêm Lemon oil.
Lime tree extract
Chiết xuất chính từ cây chanh vàng, chủ yếu là phần nụ hoa. Một số chiết xuất có thể thu được từ lá và nhựa. Còn được gọi là linden. Xem thêm Linden extract.
Limonene
Khả năng khử mùi, làm dung môi. Có trong vỏ nhiều loài cây thuộc họ cam và một số loài bưởi, cây xô vàng, bạc hà.
D-limonene
Sử dụng tạo mùi hương hoặc che lấp các mùi khó chịu. Là thành phần chính từ các loại dầu trong họ cam chanh. Xem thêm Lemon oil, Limonene.
Linalool
Mùi hương chiết xuất từ lavender và cây rau mùi. Được sử dụng trong mỹ phẩm để tạo mùi hương, che lấp mùi khó chịu, khử mùi.
Linden extract
(Dịch chiết từ vỏ cây đoan) có tác dụng điều trị tình dạng da không đều màu. Dịch chiết linden thu được từ bộ phận hoa, có tính chống nhiễm trùng, làm sạch da, làm mềm và giảm đau, tăng cường tuần hoàn, dưỡng ẩm và săn se niêm mạc. Dịch chiết từ cây đoan thường được sử dụng trong dạng bào chế kem, nhũ tương cho những làn da kích ứng, hoặc sản xuất xà phòng tắm có tác dụng thư giãn cơ. Ởdạng dầu, chiết xuất có khả năng che lấp mùi và có tác dụng dinh dưỡng cho da.
Linoleamide DEA
Chất làm đầy hiệu quả, cải thiện độ chảy và cảm giác sản phẩm khi thoa lên da. Còn được sử dụng như một chất dinh dưỡng, ổn định và tạo độ nhớt. Xem thêm linoleic acid.
Linoleamidopropyl PG-dimonium chloride phosphate
Chất nhũ hóa chiết xuất từ thực vật. Tạo cảm giác mềm mại cho da sau khi sử dụng. Không gây kích ứng.
Linoleic acid (vitamin F)
Còn được gọi là omega-6. Là một chất nhũ hóa, có tác dụng tẩy rửa, làm mềm và dinh dưỡng cho da. Được sử dụng trong nhiều sản phẩm như một chất nhũ hóa, ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ. Sự thiếu hụt acid linoleic có liên quan đến bệnh eczema, vảy nến và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở da. Các nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm cho thấy ở những mô hình da bị thiếu hụt acid linoleic được điều trị bằng acid linoleic dưới dạng ester hoặc dạng tự do, tình trạng ban đầu được cải thiện rõ rệt. Có nhiều bằng chứng nghiên cứu chứng tỏ khả năng ức chế quá trình tổng hợp melanin của acid linoleic nhờ khả năng ức chế hoạt tính tyrosinase và ngăn cản phản ứng polymer hóa melanin trong melanocyte. Acid linoleic là một acid thiết yếu có mặt trong nhiều loại dầu thực vật bao gồm dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành
Linoleic acid ethylester
Xem thêm ethyl linoleate.
Linoleic acid triglyceride
Chất làm mềm, có tính thấm tốt. Không được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm do tính dễ bị oxy hóa.
Linolenic acid
Còn được gọi là alpha-linolenic acid, omega-3. Là một acid béo thiết yếu, có mặt trong nhiều loại dầu khô. Có tính kích ứng nhẹ màng nhầy. Được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm nhờ những tính chất ổn định lực tĩnh điện, có tính tẩy rửa, làm mềm, dinh dưỡng cho da, có tính chất diện hoạt.
Linolenic acid triglyceride
Chất làm mềm nhưng ít được sử dụng do dễ bị oxy hóa và ôi thiêu. Đóng vai trò hỗ trợ tính thẩm.
Linseed oil
(Dầu lanh) chất làm mềm, kháng viêm và chữa lành. Được chiết xuất từ hạt lanh, quá trình chiết xuất cần được gia nhiệt thấp nhất có thể.
Lipid concentrate
Không đề cập rõ nguồn chất béo sử dụng. Khi chất béo được thoa lên da, chúng được xem là thành phần dưỡng ẩm. Có tác dụng làm mới lớp màng bảo vệ kép và hỗ trợ tác dụng giữ ẩm cho da.
Lipo hydroxy acid
Còn được gọi là LHA. Xem thêm Beta-lipohydroxy acid.
Liposome
Dạng cấu trúc rỗng, có lớp màng lipid kép, hình cầu, CÓ khả năng đóng gói các thành phần thân nước cũng như thân dân thành dạng túi vận chuyển. Tính tương hợp và ái lực cao của lớp màng lipid kép với da giúp các cấu trúc liposom dễ thấm qua da. Hiệu quả của của liposom được đánh giá qua lượng hoạt chất được đóng gói, cho tác dụng trên mô đích. Việc thay đổi thành phần lipid của lớp màng hoặc gắn kết một số thành phần phụ vào lớp màng, các nhà khoa học có thể tạo ra các đặc tính tối ưu sau cho liposom phóng thích hoạt chất đúng mục tiêu, bảo vệ thành phần hoạt chất khỏi môi trường acid dạ dày hoặc enzym chuyển hóa trước khi đến được mô đích, bảo vệ hoạt chất trước tác động oxy hóa, định hướng đặc hiệu nhóm mô hoặc tế bào, phóng thích hoạt chất kiểm soát thời gian. Liposom tạo cảm giác dễ chịu, mềm mịn khi thoa lên da nhờ các thành phần phospholipid tự nhiên hoặc bán tổng hợp, tổng hợp. Liposom được ứng dụng trong ngành mỹ phẩm để tạo ra các cấu trúc có kích thước micro.
Liquid parafin
Xem thêm parafin.
Liquorice extract
(Chiết xuất cam thảo) xem thêm lịcorice extract.
Liquorice root extract
(Chiết xuất rễ cam thảo) xem thêm lịcorice extract
Lithium magnesium sodium silicate
Sử dụng nhằm kiểm soát độ nhớt của công thức bào chế, giảm mật độ và kích thước khối bột trong quá trình sản xuất.
Live yeast cell derivative
Xem thêm issue respiratory factor.
Lotus leaf extract
(Chiết xuất lá sen) thu được từ loài Nelumbo nucifera, có khả năng chống cellulite và giảm béo. Nhiều nghiên cứu ho thấy tác dụng phụ gây đen da của thành phần này nên được dung trong các dòng sản phẩm tạo màu da rám nắng. Dịch chiết còn chứa nhiều isoflavon.
Lovage oil
(Dầu cần núi) thu được từ loài Leoisticum officinale, có nhiều tác dụng bao gồm tẩy rửa, làm sạch. Phần rễ và quả có hứa các hợp chất vòng thơm và có tính kích thích. Thành phần này phù hợp với làn da nhiều dầu. Được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phần rê. Phần lá và hạt được sử dụng cho các mục đích thẩm mỹ khác.
Luo han guo extract
(Chiết xuất la hán quả) thu được từ loài Siraitia grosenorii, có vị ngọt tự nhiên và có hoạt tính chống oxy hóa.
Lupine amino acids
Có khả năng dưỡng ẩm tốt, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tẩy rửa, dưỡng ẩm. Thành phần được chiết xuất từ hạt của cây Lupinus albus.
Lupine extract
(Chiết xuất lupin) thu được từ loài Lupinus albus, dịch chiết có nhiều tác dụng sinh học có lợi trên biểu bì và trung bì. Dịch chiết lupine cải thiện hoạt động tế bào (có khả năng thấm sâu đến lớp đáy biểu bì), làm dày lớp biểu bì và lớp đáy biểu bì. Thành phần có tác dụng cải thiện chức năng biểu bì nhờ khả năng kích thích sản sinh protein biểu bì, đặc biệt là flaggrin (kích thích tổng hợp keratin) và lớp lipid biểu bì, bao gồm ceramide, cholesterol, di và triglycerid. Nghiên cứu còn chứng minh rằng thành phần có tác dụng Cải thiện và tái tạo chức năng lớp sừng, làm giảm mất nước xuyên biểu bì. Chiết xuất lupine rất giàu thành phần oligosaccharide và các Peptide trọng lượng phân tử thấp đặc biệt là acid glutamic. Khi được sử dụng cùng các thành phần dưỡng ẩm khác (như acid lactic), dịch thiết cho tác dụng tối ưu hơn. Chiết xuất lupine thường gặp trong các công thức tái cấu trúc, sửa chữa, và cấp ẩm cho da.
Lychee extract
(Chiết xuất vải) thu được từ loài Litchi chinensis, loại quả mọng, màu trắng, vị ngọt và có mùi hương hoa. Chất lỏng màu hổ phách từ trung bình đến sẫm. Giàu vitamin C tự nhiên và các polyphenol có tiềm lực trẻ hóa cũng như chống oxy hóa mạnh. Cách sử dụng thêm vào pha nước hoặc sau khi dạng bào chế đã hoàn chỉnh (đối với nhũ tương đầu trong nước). Đối với nhũ tương nước trong dầu, chiết xuất phải nằm trong pha nước. Nồng độ thường dùng từ 0,5 – 10%. Chỉ sử dụng ngoài da.
Lysine
Amino acid có vai trò dinh dưỡng cho da.
Lysine PCA
Tăng cường oxy cho tế bào và cải thiện độ ẩm cho da. Lysine PCA còn là một tác nhân trung hòa ph hoặc đệm ph trong các công thức bào chế.
Lysine carboxymethylcysteinate
Amino acid tan trong nước, Có khả năng điều hòa tiết dầu nhờn.
Lysine lauroyl methionate
Amino acid có tác dụng cải thiện sắc diện, cảm giác của da.