Earth wax:
Tên chung của các loại sáp paraffin tự nhiên, ceresin, sáp montan. Xem wax.
Eastern pine extract:
(Chiết xuất thông trắng miền đông) nguồn gốc từ cây Pinus strobus, thuộc họ thông. Thành phần này được sử dụng trong mỹ phẩm vói vai ữò nuôi dưỡng làn da và hương liệu.
Echinacea:
(Cúc gai tím) tên khoa học là Echinacea angustifolia, có khả năng tăng cường miễn dịch của cơ thể, có tính khử trùng và kháng khuẩn, hữu ích trong điều trị tổn thương da và làm ngắn thời gian chữa lành cho da. Nó cũng có tác dụng chống ngứa, làm dịu và dưỡng ẩm khi sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và có khả năng điều ữị mụn trứng cá. Các thành phần chính ữong dầu và nhựa (có nguồn gốc từ gỗ hoặc vỏ cây) là inulin, inuloid, sucrose, betaine, phytosterol và chất béo như add oleic, cerotic, lizolic và palmitic.
Echium plantagineum:
Chiết xuất từ loài Vipers Bugloss mọc trên lề đường, cánh đồng, những vùng cát gần biển. Sáp và dầu từ loại cỏ dại được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Eclipta prodtrata:
(Cỏ mực) được sử dụng như chất làm mềm da.
Ecotoin:
Chất dưỡng da. Xem carboxylic acid.
Edelweiss extract:
(Chiết xuất nhung tuyết) tên khoa học Leontopodium alpium, thành viên của họ cúc Asteraceae (hoặc Compositae), là hoa mang biểu tượng quốc gia của Thụy Sĩ. Y học dân gian sử dụng hoa nhung tuyết dựa trên tính kháng viêm của loài thảo dược này. Các nghiên cứu về hóa học và dược lý gần đây đã phát hiện được các đặc tính chống viêm (ức chế leukotriene), kháng khuẩn. Trong thành phần hoa nhung tuyết, người ta đã tìm thấy một số chất chống oxy hóa vòng phenol, trong đó có add leontopodic B. Các chất chuyên hóa hoạt tính thứ cấp khác như sesquiterpen hoạt tính sinh học cao, diterpene, lignan và benzofuran cũng được phát hiện. Leoligin đã được xác định là lignan chính và thành phần hoạt động chính được tìm thấy trong rễ của cây nhung tuyết. Ngoài ra, isocomnen và các hợp chất có liên quan được tìm thấy trong cây được cho là là tác nhân chống trầm cảm đây hứa hẹn. Chỉ số bảo vệ chống gốc tự do (radical protection factor-RPF) rất cao -286. Khả năng chống oxy hóa cao gấp 2 lân so vòi vitamin c, chứng tỏ thành phần này có tiềm lực chống oxy hóa mạnh. Các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm của chiết xuất nhung tuyết đã được khẳng định trong các nghiên cứu dược lý. Thương được sử dụng kết hợp vói các tác nhân chống nắng. Cách sử dụng, nồng độ thường dùng từ 3-5%.
Edetate sodium:
Thành phần được sử dụng để làm giảm hàm lượng kim loại trong các sản phẩm dưỡng ẩm, chất tẩy rửa, các sản phẩm chống nắng, thuốc tẩy, các loại kem dưỡng da mặt và cơ thể.
EDTA:
Giúp tăng cường công thức bảo quản của một chế phẩm và cũng là một chất tạo phức.
EDTA salts:
Thành phần sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các chế phẩm chăm sóc da. Xem ethyienediamine tetraacetic acid.
Egg extract:
Lòng trắng trứng cung cấp chất làm mềm, dưỡng ẩm và dưỡng da. Lòng đỏ trứng có khả năng nhũ hóa và có thể được sử dụng trong các sản phẩm cho da nhạy cảm. Mó chứa leđthin sterol và vitamin A. Ngoài ra, trứng cung cấp tính năng làm săn chắc da tạm thời. Xem thêm protein trứng.
Egg lecithin:
Làm mềm và đặc biệt được đề nghị sử dụng cho da nhạy cảm. Xem thêm protein trứng, chiết xuất lòng đỏ trứng.
Egg oil:
Được khuyến cáo cho da nhạy cảm. Nó được chiết xuất từ lòng đỏ trứng khi sử dụng dầu thực vật. Xem thêm protein trứng, chiết xuất lòng đỏ trứng.
Egg powder:
Được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm để tạo ra hiệu quả làm săn chắc da tạm thời. Nổ được tìm thấy ứong một loạt các sản phẩm bao gồm; mặt nạ, kem và các chế phẩm tắm.
Egg protein:
Tạo ra một lớp phim trên da giúp dưỡng ẩm. Quá trình dưỡng ẩm này giúp làm săn chắc và mềm da tạm thời vì da không thể hấp thu các protein có trong trứng. Protein trứng chủ yếu được sử dụng trong mặt nạ. Nó có thể gây phát ban da và các phản ứng khác ở những người dị ứng vói trứng.
Egg yolk extract:
Chiết xuất lòng đỏ trứng. Xem egg oil.
Eggplant:
(Cà tím) cây lâu năm thuộc loài Solanum melogena.Qủa mọng có hình trứng lớn, có màu sắc khác nhau từ màu tím đậm cho đến màu đỏ, vàng hoặc trắng. Được sử dụng trong mỹ phẩm hữu cơ tự nhiên.
Eicosane:
Chất rắn màu trắng, tinh thể, là hỗn hợp các hidrocacbon. Nó được sử dụng như một chất bôi trơn hoặc làm dẻo trong các chế phẩm thẩm mỹ.
Eicosapentaenoic acid:
Còn được gọi là EPA, chứa chất làm mềm, tính chất dưỡng da, omega-3 giúp sửa chữa và duy trì các chức năng hàng rào trong cơ thể. Hoạt chất giúp cải thiện cấu trúc và chức năng của màng tế bào da. Ngoài ra, nó còn có tính chống kích ứng và chống viêm.
Eijitsu:
(Tường vy) được sử dụng như chất mài mòn giúp làm trắng da trong mỹ phẩm.
Elaeis guineensis:
(Cọ dầu) xem palm kernel oil.
Elastase:
Thuật ngữ được sử dụng cho một loại enzym hòa tan elastin.
Elastin:
Chất bảo vệ bề mặt được sử dụng trong mỹ phẩm để giảm bớt ảnh hưởng của da khô, tăng cường tính đàn hồi của da, tăng hình thành sợi tropocollagen khi được sử dụng kết với collagen hòa tan. Các chế phân chứa elastin và peptid được báo cáo thúc đẩy làm lành vết thương. Trong các hệ thống như vậy, elastin có thể hấp thụ lipid từ da và khi dừng cho các vết sẹo, nó giúp tăng cường cấu trúc glycoprotein và elastin có trong vết mô sẹo. Elastin là một cấu trúc protein được tìm thấy trong lớp trung bì cùng với collagen và khó có thể thu được ở dạng tinh khiết. Elastin thường được sử dựng trong các sản phẩm dưỡng ẩm và những sản phẩm đó dành cho da lão hóa hoặc da trưởng thành.
Elastin (hydrolyzed):
Dạng elastin cải tiến, có độ tan tốt hơn và thuận tiện cho việc sử dụng trong mỹ phẩm hơn elastin thường. Xem thêm elastin.
Elastin hydrolysates:
Dưỡng ẩm và có thể thúc đẩy duy trì nước trong da. Xem thêm elastin (hydrolyzed).
Elastin polypeptide:
Dẫn xuất elastin có thể được sử dụng như thành phần hoạt tính được vận chuyển bởi liposome.
Elastomers:
Sử dụng sản xuất mặt nạ chăm sóc da. Dạng cao su có thể kéo dài từ hai đến nhiều lần so vói chiều dài của chúng. Khi thả ra, nó sẽ nhanh chóng trở lại như cũ, gần với chiều dài ban đâu. Chất đàn hồi tổng hợp này có tính chất tương tự và thực sự vượt trội so với các thành phần tự nhiên. Chúng đã được sử dụng từ năm 1930.
Elder extract:
(Chiết xuất cây cơm cháy) nguồn gốc từ loài Sambucus sp., là một loại thực vật có chứa chất làm se, sát trùng và làm mềm da. Nó rất hữu ích để điều trị viêm da hoặc các vấn đề về da khác. Thuốc mỡ chứa chiết xuất này được sử dụng cho các vết bầm tím, sưng và vết thương. Vỏ cây, lá, hoa và quả mọng đã được sử dụng.
Elder flower extract:
(Chiết xuất hoa cơm cháy) làm dịu da và làm săn se nhẹ. Chiết xuất này được báo cáo hiệu quả cải thiện da khô. Trong thế kỷ XĨ, chiết xuất này thường được sử dụng để làm giảm tàn nhang, cháy nắng và giữ cho làn da trong tình trạng khỏe mạnh. Thành phần quan trọng nhất của hoa là semisolide, tồn tại ở một tỷ lệ rất thấp, có mùi hương của hoa khi ở nồng độ cao. Xem thêm elder extract.
Elderberry juice powder:
Bột khô từ nước ép quả mọng của cây cao niền Bắc Mỹ. Được sử dụng tạo màu đỏ cho mỹ phẩm.
Elecampane:
(Thổ mộc hương) tên khoa học Inula helenium, thảo dược được sử dụng tại chỗ như chất làm se và sát trùng. Trong quá khứ, nó đã được sử dụng để điều trị các vân đề về da ở người và động vật. Giá trị trị liệu của elecampane được cho là do chứa hàm lượng cao inulin – một polysaccharid được tìm thấy trong cây. Nó cũng có thể được sử dụng để che giấu mùi. Chiết xuất được sử dụng cho điều trị tốt nhất thu được từ rễ của cây ba năm tuổi. Khi cây già đi, rễ sẽ hóa gỗ.
Elecampane extract:
(Chiết xuất của cây thổ mộc hương) nguồn gốc từ loài Inula helenium, một loại cây lán, thân thô ở châu Âu. Hiện nó được trồng nhiều ở Hoa Kỳ. Có thể gây phát ban tiên da tưong tự như chất độc của dây thường xuân.
Elemi:
Nhựa vàng có mùi thom của loài cây có nguồn gốc từ châu Á và Philippines. Nó có thể hòa tan chậm trong nước nhưng dễ tan trong cồn. Được sử dụng để tạo độ bóng, độ bám dính trong nước sơn móng tay và tạo mùi thơm cho xà phòng.
Eleocharis dulcis:
(Củ ấu) tên khoa học Water chestnut. Xem cyperus.
Eleutherococcus senticosus:
(Sâm Liên Xô) tên khoa học Eleutherococcus senticosus họ Araliaceae, nó không thực sự giống và liên quan đến nhân sâm. Gốc, thân rễ (thân ngầm) và lá được sử dụng trong mỹ phẩm làm chất làm se. Trong y học Trung Quốc, nó đang được dùng trong khá nhiều bài thuốc trị bệnh viêm mãn tính của phế quản, suy nhược thần kinh, khả năng tình dục thấp, suy giảm số lượng tế bào bạch cầu sau xạ trị. Ngoài ra, nó được cho là giúp giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống ung thư, cải thiện chứng mất ngủ và lão hóa.
Eleuthero ginseng:
Xem ginseng.
Elguea clay:
Đất sét từ Cuba, được sử dụng như một chất mài mòn và thấm hút.
Ellagic acid:
Dạng polyphenol, nhiều ứng dụng khoa học. Nó có mặt trong nhiều loại trái cây và quả hạch khác nhau và được dùng để ức chế các khối u gây ra bởi nấm. mốc cũng như hydrocarbon trong khói thuốc lá. Bên cạnh đó còn được sử dụng như một chất chống oxy hóa toong các sản phẩm chăm sóc da.
Elm:
Tên khoa học là Ulmus Sp., có chứa chất làm se, chữa bệnh và làm dịu có thể có lợi cho các vấn đề bề mặt da.
Elm bark:
(Chiết xuất từ cây du đỏ) thu được từ loài ulmus campestris-Dẫn xuất của elm đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Bên toong vỏ chứa rất nhiều chất nhầy và được sử dụng toong mỹ phẩm, các sản phẩm dành cho trẻ em và trong các sản phẩm thảo dược làm dịu da.
Elm extract:
(Chiết xuất từ lá cây du) được khuyến cáo sử dụng bởi các nhà nghiên cứu thảo mộc để rửa vết thương, vết thâm và đau mắt.
Emblica extract:
(Gooseberry Ấn Độ) tên khoa học Emblica officinalis (tên khác Phyllanthus emblica). Nhiều bộ phận của cây là thành phần quan trọng được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu. Emblica từ lâu đã được sử dụng trong y học Ayurveda và Ưnani, được đánh giá cao về khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa. Dịch chiết giàu tannin, nổi bật là 2 thành phần emblicanin A và emblicanin B, được coi là một toong những thành phần hoạt tính quan họng của gooseberry Ấn Độ. Ngoài ra, thành phần dịch chiết còn chứa acid ascorbic, acid galic, add ellagic và các flavonoid chính. Nhiều nghiên cứu được thực hiện, chứng minh thành phần này hiệu quả trong việc điều trị vùng da tăng sắc tố (sáng da, nám), chống oxy hóa, gốc tự do. Việc sử dụng emblica được coi là an toàn và hiệu quả mà không có tác dụng phụ nặo được báo cáo.
Embilica powder:
Dùng trong kem tẩy có màu nâu. Trong hệ thống trị liệu của Ayurveda (khoa học về sự sống), nó được coi là loại bột thảo mộc tốt để loại trừ giun đường ruột và các ký sinh trùng.
Embryo extract:
Dầu được chiết xuất từ tế bào gốc của phôi, thường được quảng cáo với công dụng giúp trẻ hóa, phục hồi toong các loại kem dưỡng.
Emerald:
Tinh thể đá khoáng fuchsite màu xanh. Đây là loại khoáng chất được sử dụng như chất mài mòn.
Emetine chloride:
Chất bảo quản được điều chế từ ipecac, nó được sử dụng toong y học để điều trị bệnh lỵ. Có thể gây độc cấp tính ở bất kỳ liều nào.
Emiliania huxleyi:
Chiết xuất của Emiliania huxleyi, một toong năm ngàn loài khác nhau của thực vật phù du – tự trôi, quang hợp nhờ vào các vi sinh vật sống ở tầng trên, ánh sáng từ nước. Được sử dụng làm chất dưỡng ẩm.
Emu oil:
(Dầu từ mỡ đà điểu) theo nghiên cứu từ Đại học Sydney, úc cho thấy nó có đặc tính chống viêm và dễ xâm nhập vào da, giữ ẩm tốt hơn so với dầu khoáng và tỷ lệ gây tắc nghẽn lỗ chân lông thấp hơn.
Emulsifying oil:
Dầu có thể hòa tan khi trộn chung với nước, tạo ra nhũ tương dạng sữa. Natri sulfonate là một ví dụ.
Emulsifying wax:
Chất nhũ hóa và chất làm đặc được sử dụng ữong công thức. Không giống như sáp (ví dụ như sáp ong), đây không phải là sáp thật. Đó là một hỗn hợp hóa học của chất nhũ hóa và alcohol béo, cho phép tạo ra các loại kem ổn định.
Emulsifying wax NF:
Giống như emulsifying wax và được coi là không gây mụn. NF là chữ viết tắt trong tài liệu National formulary. Nó biểu thị chất lượng của sản phẩm.
Endocrine disrupter chemical:
Loại hóa chất tổng hợp giúp ngăn chặn các kích thích tố gây rối loạn hệ nội tiết, làm gián đoạn các chức năng bình thường của cơ thể. Sự gián đoạn này có thể xảy ra thông qua việc ngăn chặn hoặc kích thích làm thay đổi hoạt động bình thường của hormon. Nhiều hóa chất khác đặc biệt là peptide và chất làm dẻo được cho là cũng có thể gây rối loạn nội tiết.
Endocrine system:
Đóng vai trò trong việc cấu tạo các tuyến nội tiết trong cơ thể và là kích thích tố điều hòa nhiều chứng năng bao gồm tăng trưởng, phát triển của các cơ quan khác nhau. Các tuyến nội tiết bao gồm tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, buồng trứng và tinh hoàn, giải phóng một lượng lớn các kích thích tố vào máu và được vận chuyển đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể để kiểm soát cũng như điều chỉnh các chức năng sống
Endomyces ferment filtrate:
Nguồn gốc từ nấm men, được sử dụng để dưỡng da.
Engelhardtia chrysolepis:
Chất dưỡng da từ vỏ cây. Xem cinnamon.
English daisy extract:
(Chiết xuất cúc Anh) thành phần giúp giảm sưng. Xem thêm daisy extract.
English oak extract:
(Chiết xuất từ vỏ cây sồi) gỗ của nó được sử dụng đế làm đồ nội thất. Chiết xuất được sử dụng trong thuốc nhuộm tạo màu nâu hạt dẻ.
Enmeisou ekisu:
Chiết xuất thực vật, được sử dụng làm chất dưỡng da và tạo hương thơm.
Ensulizole:
Một trong những tên hóa học của acid phenylben-zimidazole sulfonic, được sử dụng như một thành phần chống nắng và cũng để bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng do uv. Xem thêm phenylbenzimidazole sulfonic acid.
Entada phaseoloides:
(Chiết xuất bàm bàm) loài thực vật có hoa trong họ Đậu Leguminosae. Hạt giống có hình trái tim được tìm thấy dọc bờ biển phía đông Nam Mỹ và úc. Gỗ và vỏ cây của E.phaseoloides chứa hàm lượng saponin cao, được sử dụng từ lâu đời ở các vùng nông thôn để làm nguyên liệu cho dung dịch xà phòng chăm sóc cơ thể và làm sạch vải. Khi ứng dụng làm dầu gội thảo dược, saponin sẽ là thành phần tạo bọt làm sạch quan trọng nhất. Bên cạnh đó nó còn được dùng để tránh thai và phá thai nhưng sẽ gây độc.
Enteromorpha compressa:
Rong biển xanh thuộc chi tảo được tìm thấy ở bờ biển Ireland, châu Âu và Bắc Mỹ. Được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm trong mỹ phẩm. Xem algae (tảo).
Eos1N:
Bột tinh thể màu đỏ hòa tan được trong rượu và acid acetic. Nó được sử dụng như chất tạo màu trong các sản phẩm mỹ phẩm. Xem fluorenscein.
Ephedra:
(Họ ma hoàng) có khoảng 40 loài thảo mộc này được đề cập trong kinh sách cổ đại của Ấn Độ và được sử dụng bởi người Trung Quốc trong hơn năm nghìn năm. Thân cây chứa alkaloid, bao gồm cả ephedrine. Các thầy thuốc sử dụng thảo dược này để điều trị bệnh viêm khớp, hen suyễn, viêm phế quản, sốt phát ban,… Nó là một chất kích thích trong mỹ phẩm. Xem thêm ephedrine.
Ephedrine:
Alkaloid có nguồn gốc từ cây ma hoàng Ephedra equisetina và là một trong 40 loài cây khác cùng họ được sản xuất tổng hợp. Cây ma hoàng được sử dụng trong hơn năm nghìn năm trong y học Trung Quốc và ngày càng phổ biến hơn trong y học phương Tây. Ephedrine hoạt động như epinephrine, được sử dụng như thuốc giãn phế quản, thông mũi, tăng huyết áp và co thắt mạch máu tại chỗ.
Epichlorohydrin:
Chất lỏng không màu có mùi giống chloroform. Nó hòa tan được trong nước nhưng cũng có thể trộn đều với cồn và ether. Được sử dụng làm dung môi cho các loại nhựa nhân tạo và nitrocellulose. Chất kích ứng da mạnh và gây nhạy cảm. Theo một nghiên cứu chỉ lmg/lkg trọng lượng cơ thể trên da đã giết chết một nhóm chuột trong vòng 4 ngày, cho thấy khả năng tích lũy khá cao trong cơ thể. Tiếp xúc thường xuyên có thể gây tổn thương thận. Trên các động vật khác, chất này gây ra biểu hiện tím tái, giãn cơ hoặc tê liệt, co giật và tử vong. Nó bị cấm trong mỹ phẩm tại Canada vào năm 2009.
Epidermal growth factor:
Yếu tố tăng trưởng biểu bì – một protein được sản sinh tự nhiên trong da, có thể được con người tạo ra trong phòng thí nghiệm bao gồm 53 loại acid amin với quá trình lên men E.coli. Về cơ bản nó là một sản phẩm protein được sử dụng trong dưỡng da.
Epigaea repens:
Xem chiết xuất arbutus.
Epigallocatechin:
Chất chống oxy hóa. Xem phenol.
Epilatories:
Cấu trúc tương tự như sáp, có thể làm mềm bằng nhiệt và để nguội. Chúng có thể được điều chế từ tính chất hoa hồng, paraffin, sáp ong, ceresin, sáp camauba, dầu khoáng và hạt lanh, và petrolatum. Đôi khi benzocaine được thêm vào ở nồng độ thấp cho tác dụng gây tê cục bộ. Xem depilatories.
Epilobium angustifolium extract:
Chiết xuất thực vật có tiềm năng kháng khuẩn và chống kích ứng. Đây là một cây thuộc họ anh thảo.
Epimedium grandiflorum:
(Dâm dương hoắc) được sử dụng như một loại trà, thuốc sắc, cồn và chiết xuất để dùng trong dược phẩm. Bên cạnh đó nó còn có thế được bổ sung vào chế độ ăn uống. Người Trung Quốc coi nó là loại thần dược để tạo ham muốn tình dục cho nam giới và phụ nữ, hỗ trợ cho chức năng cương dương ở nam giới và giảm bớt mệt mỏi, khó chịu thời kỳ mãn kinh. Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc khuyến khích sử dụng nó thường xuyên để làm chậm quá trình lão hóa.
Epinephrine:
Hormon tuyến thượng thận, epinephrine làm tăng nhịp tim và co thắt (co mạch hoặc giãn mạch), giúp các cơ bắp trong phổi và cơ trơn trong ruột được nói lỏng, giãn ra, bên cạnh đó tham gia vào quá trình tạo đường và chất béo. Đây là hormon giúp chúng ta chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi. Thành phần bị cấm dùng trong mỹ phẩm tại EU, Còn được gọi là adrenalin, adrenalin chloride.
Epiphyllum oxypetalum:
(Quỳnh trắng) một loại xương rồng, chiết xuất của nó được sử dụng như một chất dưỡng da.
Epoxidized soybean oil:
Dầu biến tính thu được từ đậu nành và dầu đậu tương (soybean oil).
Epoxy:
Tiền tố hóa, sự liên kết của nguyên tử oxi với nguyên tử carbon, được sử dụng làm chất trung gian hóa học và được dùng rộng rãi để điều chế các loại nhựa.
Epoxy butane:
Bị cấm trong mỹ phẩm ở các nước châu Á.
Epoxy resin:
Nhựa epoxy được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các thiết bị điện tử, sản xuất ô tô, máy bay, ứng dụng trong công nghệ sơn phủ bề mặt do đây là hợp chất hữu cơ gốc nhựa không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và kháng nước. Trong mỹ phẩm, chúng được sử dụng tạo độ bám dính, chống thấm nước và hỗ trợ điều chế nhũ tương.
Equisetum arvense:
Xem horsetail.
Ergocalciferol:
Còn gọi là vitamin D2. Xem thêm vitamin D.
Ergosterol:
(Provitamin D2) có nguồn gốc từ nấm men hoặc nấm cựa gà ở lúa mì. Nó có chứa vitamin D và hoạt động estrogen. Được sử dụng làm chất dưỡng da.
Ergot:
(Nấm cựa gà) tên khoa học Claviceps purpurea. Dạng nấm thường phát triển trên lúa mạch đen. Loại nấm này được sử dụng như một chất kích thích tử cung và thuốc co mạch. Nó được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt. Alkaloid của nó được dùng rộng rãi ngày nay trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và kích thích tim, các cơ quan khác Nó có chứa nhiều alkaloid phức tạp và hiệu lực mạnh, trong đó có acid lysergic (LSD). Sử dụng lâu dài có thế gây co thắt mạch máu của chi, cuối cùng có thể dẫn đến hoại tử. Trong thời Trung Cổ, một lượng lớn tinh bột lúa mạch đen bị ô nhiễm do loại nấm này đã gây dịch bệnh dẫn đến chứng hoại tử và co giật. FDA đã đề xuất một lệnh cấm vào năm 1992 về việc sử dụng chiết xuất này để điều trị vết cắn và vết đốt của côn trùng vì nó không được chứng minh là an toàn và hiệu quả như đã được tuyên bố trong các sản phẩm OTG
Erica cinerea:
Loài thực vật có hoa trong họ đỗ quyên. Là một loại cây bụi dùng làm chất tạo màu đỏ. Còn được gọi là purple heath.
Erigeron oil:
Nguồn gốc từ lá và ngọn của loài cây trồng ở miền Bắc và miền Trung Hoa Kỳ. Chất làm se đôi khi được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, chảy máu hậu môn và vết thương nhỏ. Ngoài ra còn được dùng làm gia vị cho đồ uống, kem, kẹo, bánh nướng và nước sốt.
Eriobotrya japonica:
(Sơn trà Nhật Bản) họ Rosaceae. Sơn trà chứa amygdalin, hợp chất này cũng được tìm thấy trong vỏ cây anh đào để điều trị ho. Vào những năm 1950, loài hoa này được các nhà điều chế nước hoa tại Pháp và Tây Ban Nha quan tâm, một số cuộc thử nghiệm đã được tiến hành khai thác tinh dầu hoa và lá. Lá có chứa hỗn hợp triterpen và tannin, vitamin B và acid ascorbic. Lá non chứa saponin. Một số người bị đau đầu khi tiếp xúc với sơn trà trong mùa hoa đang nở.
Eriodictyon califomicum:
Xem yerba Santa fluid extract.
Eruca sativa:
(Chiết xuất cây cải lông) còn được gọi garden rocket extract, một loại cây bụi nhỏ cùng họ với bông cải xanh.
Erucalkonium chloride:
Xem các hợp chất amoni bậc IV.
Erucamide:
Amid béo hòa tan trong rượu và acetone. Được sử dụng làm chất ổn định bọt, một dung môi cho sáp, nhựa và nhũ tương và là một thành phần kháng sinh polyethylene.
Erucamidopropyl hydroxysultaine:
Thành phần chống tĩnh điện cho các sản phẩm tóc.
Erucyl arachidate:
Ester của rượu erucyl và acid arachidic. Xem arachidic acid.
Erucyl erucate:
Ester của rượu erucyl và acid erucic. Alcohol béo có nguồn gốc từ add erucic được sử dụng như một chất bôi trơn, chất diện hoạt, trong nhựa và dệt may.
Erythorbic acid:
Chất chống oxy hóa, tinh thể màu trắng, hoi vàng nhạt, có thể phát sáng trong bóng tối. Acid isoascorbic có hàm lượng vitamin bằng 1/12 acid ascorbic.
Erythritol:
Được phân lập từ tảo, địa y và cỏ, có vị ngọt gấp đôi đường. Được sử dụng như một chất giữ ẩm.
Erythrityl triethylhexanoate:
Sử dụng trong các công thức chăm sóc da, hoạt động như chất làm mềm da và dung môi. Nó cũng giúp duy trì sức khỏe làn da.
Erythrosine:
Muối natri hoặc kali của tetraiodofluorescem, một dẫn xuất của than đá. Nó là một loại bột màu nâu có thể đổi màu đỏ trong dịch. FD&C Red No. 3 là một ví dụ. Xem coal tar cho phần độc tính.
Erythululose:
Được sử dụng trong các sản phẩm nhuộm da tạo màu rám nắng, thường thấy trong quả mâm xôi (Raspberries) và cho kết quả tốt nhất khi dùng kết hợp vói DHA. Erythululose tác động dựa trên phản ứng hóa học với các add amin trong keratin của da. Thành phần này được coi là không độc, được tìm thấy trong cream nhuộm và lotion cũng như bronzer.
Eschscholtzia:
Cây anh túc California, cây lâu năm mọc đến độ cao 0.6m, có lá mỏng, thon nhọn, đầu nhỏ có hoa màu cam tươi, vàng, hồng hoặc đỏ. Quả hình thuôn nhỏ, hạt nhỏ hình cầu. Được tìm thấy ở Tây Bắc Mỹ, Trung Âu và miền Nam nước Pháp. Nó có đặc tính giúp giảm đau, chống co thắt và là thuốc giảm sốt, thần kinh, an thần. Mặc dù nó có liên quan mật thiết với cây thuốc phiện nhưng nó lại tác dụng hoàn toàn khác lên hệ thống thần kinh trung ương. Nó không phải là một chất gây mê, trong thực tế, thay vì kích thích người dùng, nó có xu hướng bình thường hóa các chức năng tâm lý. Các bộ tộc người Mỹ bản địa đã sử dụng nhựa để giảm đau, đặc biệt là các bệnh đau răng. Cây cũng được sử dụng nhờ vào tác dụng an thần. Trong mỹ phẩm, nó được sử dụng như một chất dưỡng da.
Escin:
Saponin tìm thấy trong hạt cây dẻ ngựa. Xem thêm chiết xuất cây dẻ ngựa (Horse chestnut free extract).
Esculin:
Được sử dụng làm chất bảo vệ da trong thuốc mỡ và kem. Đây là một hợp chất glucosid thu được từ lá của cây dẻ ngựa. Xem thêm Horse extract chestnut.
Esculoside:
Được sử dụng trong các công thức điều trị cellulite. Esculoside có lợi đối đối với cải thiện vi tuần hoàn.
Essential oil:
Tinh dầu thu được thông qua nhiều quy trình khác nhau. Tinh dầu thường có vị và mùi của loài thực vật ban đầu sử dụng để điều chế. Một số loại tinh dầu rất cần thiết cho cuộc sống vì có nguồn gốc tự nhiên. Việc sử dụng tinh dầu làm chất bảo quản đã có từ xa xưa. Một số lượng lán các loại tính dầu có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và bảo quản. Tuy nhiên, chúng được sử dụng chủ yếu để làm hương liệu cho nước hoa.
Ester:
Hợp chất được hình thành từ việc kết hợp một loại rượu và một acid bằng cách loại bỏ nước như ethyl acetat. Thông thường, chất lỏng này sẽ có mùi thơm của nước hoa quả do con người tạo ra. Độc tính phụ thuộc vào ester.
Estradiol:
Estrogen tự nhiên mạnh nhất trong các hormon nữ. Nó cũng được sử dụng trong nước hoa, nằm trong danh sách Canadian hotlish và bị cấm ở Canada. Có thể được tìm thấy trong các sản phẩm của Nhật Bản, nơi nó được cho phép sử dụng nồng độ tối đa ở mức 200 IU/g estrogen.
Estradiol benzoate:
Xem estradiol.
Estragon oil:
(Tarragon) thành phần hương liệu lấy từ dầu ở lá của một loài thực vật có nguồn gốc từ lục địa Á – Âu, được sử dụng trong các loại nước uống trái cây, rượu, nước ngọt có ga với nồng độ cồn thấp, được dùng làm hương liệu, gia vị cho các loại đồ uống, kem, kẹo, bánh.
Estrone:
Hormone nội tiết tố kích thích nang trứng có trong nước tiểu của phụ nữ có thai và ngựa cái; trong nhau thai của con người và trong dầu hạt cọ. Được sử dụng trong các loại kem dưỡng như là một hormon giúp cải thiện làn da. Thông thường nồng độ trong kem sẽ không đủ để thấy tác dụng của nó tiên da. Nó có thể gây hại nếu sử dụng tiên trẻ em. Có thể tìm thấy nó trong những sản phẩm từ Nhật Bản, nơi cho phép nồng độ ở mức 200IU/g tổng lượng estrogen.
Ethane:
Khí có màu, không mùi, được sử dụng trong các chất nổ đẩy. Xem ethylene.
Ethanol:
(Ethyl alcohol) chất kháng khuẩn được sử dụng trong nước súc miệng, chất làm se, nước sơn móng tay, các loại son lì và nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác. Nó không có màu và rất dễ cháy, được tạo ra bởi quá trình lên men tinh bột, đường và các carbohydrate khác. Khi nó bị biến tính, nó có thể gây độc. Được sử dụng trong y học như một loại thuốc khử trùng, thuốc an thần và thuốc giãn mạch. Khi dùng quá liều một lượng lớn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, nhận thức bị giảm, hôn mê và tử vong.
Ethanolamine dithiodiglycoate:
Xem ethanolamines.
Ethanolamine thioglycolate:
Được CIR liệt kê vào thành phần ưu tiên xem xét. Xem ethanolamines.
Ethanolamines:
Hợp chất monoethanolamin, diethanolamine và triethanolamine với diêm nóng chảy thấp, không màu và ở dạng rắn, dễ dàng hấp thu nước tạo thành chất lỏng nhớt, hòa tan trong cả nước và rượu. Chúng có mùi amoniac và là những bazơ mạnh. Được sử dụng trong các loại kem cạo râu như một chất bảo quản. Chúng tạo xà phòng với các acid béo, được sử dụng rộng rãi như một chất tẩy rửa và thành phần nhũ hóa. Với liều uống rất lớn gây chết chuột (2.140 mg/kg trọng lượng cơ thể). Chúng đã được sử dụng trong y học như thành phần điều trị chứng đa xơ cứng của bệnh suy tĩnh mạch. Có thể gây kích ứng da. Xem diethanolamine.
Ether:
Hợp chất hữu cơ, được sử dụng làm dung môi trong sơn móng tay. Chất lỏng không hòa tan trong nước, có mùi đặc trưng. Nó thu được chủ yếu bằng cách chưng cất rượu với add sulfuric và được sử dụng chủ yếu như một dung môi. Tuy nhiên nó lại gây kích ứng da nhẹ. Hít hoặc nuốt phải sẽ gây suy nhược hệ thăn kinh trung ương.
Ethinylestradiol:
Hormon nữ. Bị cấm sử dụng tại Canada. Có thể tìm thấy trong các sản phẩm Nhật Bản, nơi này cho phép sử dụng 200 IU/g estrogen.
Ethiodized oil:
Ester ethyl của acid béo có nguồn gốc từ hạt anh túc với iod. Nó được sử dụng như một chất khử trùng da. Xem iodine.
4-Ethoxy-m-phenyldiamine:
Xem phenylenediamine.
4-Ethoxy-sulfate:
Xem phenylenediamine.
Ethoxydiglycol:
Dung môi cho tinh dầu, nguyên liệu thơm và dầu terpene. Nó thường được sử dụng trong sơn móng nhưng cũng có thể được kết hợp trong các sản phẩm chăm sóc da như một chất giữ ẩm. Ethoxydiglycol không gây kích ứng, không thâm nhập vào da và không gây dị ứng khi áp dụng cho da.
Ethoxydiglycol acetate:
(Carbitol acetate) sử dụng như một dung môi, chất làm dẻo cho men dùng trong sơn móng tay và nướu răng, ít độc hơn ethoxydiglycol khi sử dụng đơn lẻ bằng đường uống nhưng độc hơn khi bôi lên da. Xem butylene glycol.
Ethoxydiglycol behenate:
Sử dụng để tăng cường tính đồng nhất của sản phẩm tạo kem mịn.
Ethoxydiglycol oleate:
Chất làm mềm.
Ethoxyethanol acetate:
Sử dụng để tạo độ bóng cho sơn móng tay và làm chậm quá trình bay hơi. Nó là một chất lỏng không màu với mùi dễ chịu. Hơi độc hơn một chút so vái ethoxyethanol, nó tác động lên hệ thống thần kinh trung ương ảnh hưởng đái trầm cảm nhưng không gây ra nhiều tổn thương trên thận. Bên cạnh đó, nó có thế hấp thu dễ dàng qua da. CIR nhận thấy thành phần này không an toàn để sử dụng vào năm 1999 vì tác dụng phụ gây độc đến sự sinh sản và phát triển. Còn được gọi là cellosolve acetate.
2-Ethoxyethyl-p-methoxycinnamate:
Chất hơi vàng, lỏng nhớt, trên thực tế không có mùi và hầu như không tan trong nước. Chất hấp thụ tia cực tím trong các chế phẩm chống nắng.
Ethoxyheptyl bicyclooctanone:
Thành phần dưỡng da.
Ethoxylate:
Ethyl (từ khí chết ethane) và oxy được trộn lẫn rồi thêm vào một chất phụ gia để hạn chế việc nó hòa tan trong nước, tùy thuộc vào từng hỗn hợp. Ethoxylate hoạt động như một chất nhũ hóa.
Ethoxylated surfactants:
Thành phần trong các chất tẩy rửa, làm sạch và các chất thải đã được xử lý bằng khí ethane và cần oxy để làm cho chúng ít nhiều hòa tan được vào trong nước, tùy thuộc vào từng hỗn hợp. FDA đang nghiên cứu các thành phần này để xác định sự an toàn của chúng trong mỹ phẩm.
Ethyl butyl valerolactone:
Thành phần tạo mùi hương. Xem valeric acid.
Ethyl 2,2-dimethylhydrodrinamal:
Thành phần hương liệu. Xem cinnamal.
Ethyl 4- (bis [hydroxypropyl]) aminobenzoate:
Chất chống nắng được FDA phê duyệt với mức sử dụng được chấp thuận từ 1 đến 5%.
Ethyl acetate:
Chất lỏng không màu với mùi trái cây dễ chịu xuất hiện tự nhiên trong táo, chuối, nước ép nho, dứa, mâm xôi và dâu tây. Dung môi rất hữu ích được dùng trong sơn móng tay và nước tẩy sơn móng tay. Ngoài ra nó tạo mùi trái cây nhân tạo cho nước hoa. Nó cũng là một chất kích ứng nhẹ tại chỗ gây khó chịu cho da và tác động đến hệ thống thần kinh trung ương gây trầm cảm. Hít phải hơi kéo dài trong một khoảng thời gian có thể gây tổn thương thận và gan. Chất béo của nó được dùng trong các sản phẩm tri khô da và nhiễm trùng thứ cấp. Trên cơ sở dữ liệu có sẵn CIR kết luận rằng thành phần này là an toàn để sử dụng trong mỹ phần đến thời điểm hiện tại.
Ethyl acetoacetate:
Hương liệu tổng hợp tự nhiên có trong dâu tây, mùi dễ chịu, hơi kích ứng da và niêm mạc. Còn được gọi là acetoacetic ester.
Ethyl acrylate:
Sử dụng để thử nghiệm các phản ứng dị ứng. Theo tiến sĩ Frances Stors, giáo sư da liễu tại Oregon Health vào năm 1997, hơn 90 phần trăm bệnh nhân dị ứng với acrylate có trong móng tay giả. Nó bị cấm trong các sản phẩm nước hoa tại Anh và châu Âu.
Ethyl alcohol:
Cồn được sử dụng trong y học như một chất khử trùng tại chỗ, làm se và chống vi khuẩn. Ở nồng độ trên 15%, nó cũng là chất bảo quản chống vi khuẩn, nấm phổ rộng và có thế tăng hiệu quả của các chất bảo quản khác trong một chế phẩm. Các công ty mỹ phẩm có xu hướng sử dụng rượu cồn SD-40 trong sản xuất mỹ phẩm cao cấp bởi vì ethanol quá mạnh và quá khô cho việc sử dụng tiên da. Ethanol thu được từ chưng cất ngũ cốc, nó cũng có thể được sản xuất theo con đường tổng hợp.
Ethyl almonpate:
Ester của acid béo có nguồn gốc từ dầu hạnh nhân, nó được dùng trong các sản phẩm cho tóc và dầu xả.
Ethyl aminobenzoate:
Xem ethyl anthranilate.
Ethyl anthranilate:
Chất lỏng không màu có mùi trái cây, hòa tan trong rượu và propylene glycol. Một thành phần hương liệu tổng hợp không có màu rõ ràng, có thể từ không màu đến màu hổ phách với mùi hoa cam. Sử dụng tạo mùi hoa quả cho nước trái cây, bánh kẹo, kem, kẹo cao su… Được sử dụng trong nước hoa.
Ethyl apricot kernelate:
Chất làm mềm có nguồn gốc từ dầu hạt quả mơ.
Ethyl arachidonate:
Chất làm mềm với đặc tính làm lành và làm mịn da, thích hợp để sử dụng trong các chế phẩm nhuộm da. Nó là ester của cồn ethyl và add arachidonic. Các biến đổi trong cấu trúc ethyl arachidonate có thể giảm khả năng kích ứng hơn việc sử dụng trực tiếp ethyl arachidonate.
Ethyl ascorbic acid:
Chất chống oxy hóa được sử dụng trong dưỡng da.
Ethyl aspartate:
Ester của rượu ethyl và acid aspartic.
Ethyl aenzoate:
Chất nhân tạo có mùi trái cây được dùng trong nước hoa. Hầu như không hòa tan trong nước. Sử dụng để tạo mùi hương của dâu tây, mâm xôi. Bên cạnh đó nó còn được dùng làm chất bảo quản. Xem benzoates.
Ethyl biotinate:
Sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và dưỡng da. Xem biotin.
Ethyl bromide:
Chất lỏng không màu từ ethanol hoặc ethylene và add hydrobromic Được sử dụng như một dung môi, chất gây mê và xông hơi. Gây độc qua đường uống, hít và hấp thu qua da. Nó là một chất kích thích mạnh.
Ethyl butyrate:
(Dầu dứa) thành phần trong nước hoa, không màu, có mùi dứa. Ngoài ra nó còn có mặt tự nhiên trong táo và dâu tây. Cũng được sử dụng trong hương liệu tổng hợp tạo mùi việt quất và quả mâm xôi.
Ethyl caprate:
Chất lỏng không màu có mùi thơm được sử dụng làm hương liệu. Xem capric acid.
Ethyl caproate:
Chất lỏng không màu đến màu vàng, mùi dễ chịu, hòa tan trong rượu và ether. Được sử dụng trong tinh chất trái cây nhân tạo.
Ethyl carbonate:
(Acid carbonic diethyl ester) mùi dễ chịu, trên thực tế nó không hòa tan trong nước. Được sử dụng làm dung môi cho lớp men làm móng tay.
Ethyl cellulose:
Chất kết dính, tạo màng và chất làm đặc. Nó được sử dụng trong gel chống nắng, kem và lotion. Đây là một ethyl ether của cellulose.
Ethyl chloride:
(chloroethane) được điều chế nhờ vào phản ứng của clo với etylen với sự xúc tác của acid clohydric và ánh sáng. Được sử dụng như một loại thuốc gây tê tại chỗ trong các tiểu phẫu nhỏ, để giảm đau do côn trùng đốt và da đang bị kích ứng. Kích ứng niêm mạc ở thể nhẹ. Nồng độ cao có thể làm bất tỉnh.
Ethyl cinnamate:
Chất lỏng gần như không màu, có mùi quế nhẹ. Sử dụng như một chất cố định trong nước hoa, mùi thơm đặc trưng của phương Đông, ngoài ra nó còn có mặt trong xà phòng, bột đắp mặt,.. Nó được sử dụng như một hương liệu tổng hợp. Đã có những báo cáo về việc nó có thể gây kích ứng da và hô hấp.
Ethyl cyclohexyl propionate:
Hương liệu.
Ethyl ester of PVM/MA copolymer:
Chất được sử dụng đế thay đổi các thuộc tính của nhựa với nhu cầu tạo ra chất không hề gây độc và có khả năng chịu nước cao. Nó được sử dụng trong các chế phẩm làm tóc và tạo mẫu tóc. Trên các cơ sở dữ liệu có sẵn, CIR kết luận rằng thành phần này là an toàn cho việc sử dụng chúng trong các loại mỹ phẩm hiện nay. Xem vinyl polymer.
Ethyl ether:
Dung môi có thể gây kích ứng da. Mặc dù được xem là một nguyên liệu thô không gây mụn, nhưng nó hiếm khi được sử dụng trong mỹ phẩm.
Ethyl ferulate:
Chất bảo quần. Xem ferulic acid.
Ethyl formate:
Chất lỏng không màu, dễ cháy, có mùi đặc biệt thường xuất hiện trong táo và cà phê. Được sử dụng như một chất ức chế men và nấm mốc. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng như một thành phần hương liệu tổng hợp. Gây kích ứng da, niêm mạc và gây mê ở nồng độ cao. Báo cáo cuối cùng của FDA của ủy ban lựa chọn về các chất GRAS đã nêu trong năm 1980 rằng nó nên tiếp tục trạng thái GRAS của mình mà không có giới hạn nào khác ngoài các thực hành sản xuất tốt. Xem formic acid để có độc tính với lông.
Ethyl glucoside:
Thành phần dưỡng da. Xem glucose.
Ethyl guaiazulene sulfonate:
Chất làm se. Xem sulfonic acid.
Ethyl heptanoate:
Thành phần hương liệu tổng hợp, không màu, có mùi trái cây, dư vị chát sau khi nếm thử. Được tìm thấy trong dâu tây, việt quất, bơ, dừa, táo, nho, dưa, đào, dứa, mận, rum, rượu mạnh và làm hương liệu cho rượu cognac.
Ethyl hexanediol:
Dung môi, được hấp thu qua da và được chuyển hóa, loại bỏ thông qua nước tiểu. Nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và gan trên động vật thí nghiệm. Khi sử dụng trên da cũng ảnh hưởng gây ra các dị tật bẩm sinh ở chuột cái. Trong các nghiên cứu trên người, nó là một chất khử trùng yếu. Trên những cơ sở dữ liệu có sẵn CIR kết luận rằng thành phần có độ an toàn trong những loại mỹ phẩm hiện nay. Tuy nhiên một số bảng thống kê đã thể hiện mối quan ngại về dị tật bẩm sinh gây ra ở chuột sau khi tiếp xúc da với ethyl hexanediol không pha loãng.
Ethyl hexylmethoxycinnamate:
Sử dụng làm thành phần của kem chống nắng trong mỹ phẩm mà không gây dị ứng. Xem cinnamic acid.
Ethyl hydroxymethyl oleyl oxazoline:
Sáp tổng hợp.
Ethyl isovalerate:
Chất lỏng nhờn, không màu, có mùi trái cây, có nguồn gốc từ ethanol và valerate. Được sử dụng trong tinh dầu, nước hoa, tinh chất mùi trái cây nhân tạo và hương liệu. Xem valeric acid.
Ethyl lactate:
Chất lỏng không màu có mùi nhẹ. Có nguồn gốc từ add lactic và ethanol. Được sử dụng làm dung môi cho nitrocellulose, sơn mài, nhựa, men và hương liệu. Xem lactic acid.
Ethyl laurate:
Ester của rượu ethyl và add lauric được sử dụng như hương liệu tổng hợp. Nó là một loại dâu không màu, có mùi trái cây nhẹ. Nó cũng được sử dụng như một dung môi.
Ethyl lauryl arginate HC1:
Sử dụng trong sản phẩm chăm sóc tóc và dầu xả. Xem lauric acid.
Ethyl levulinate:
Chất lỏng không màu hòa tan được trong nước. Được sử dụng như một dung môi cho acetate cellulose, tinh bột và hương liệu. Xem levulinic acid.
Ethyl linalool:
Xem linalool.
Ethyl linoleate:
(Vitamin F) chất làm mềm và acid béo cần thiết. Xem thêm vitamin F.
Ethyl linolenate:
Chất làm mềm được sử dụng trong các chế phẩm nhuộm da trong nhà. Nó không quá phổ biến vì có thể gây ra vấn đề ứ đọng. Nó cũng có thể được sử dụng như là một thành phần để tăng cường hương thơm của sản phẩm.
Ethyl macadamiate:
Acid béo làm mềm có nguồn gốc từ ester ethyl alcohol và dầu hạt macadamia. Các thành phần chính là ethyl oleate và ethyl palmitoleate. Nó có thể được sử dụng như giải pháp thay thế cho các thành phần dẫn xuất silicon như dimethicone.
Ethyl malonate:
Chất lỏng không mùi nhưng lại có vị ester ngọt. Không tan trong nước. Được sử dụng để tạo màu sắc và hương liệu trong mỹ phẩm.
Ethyị maltol:
Xem maltose.
Ethyl methacrylate:
Ester của rượu ethyl và acid metacrylic. Chất có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở chuột bằng đường tiêm. Bằng chứng cho thấy về việc gây đột biến được quan sát, tìm thấy trong bệnh ung thư ở chuột. Các báo cáo về sự nhạy cảm của con người với thành phần này đã được xác nhận. Trên cơ sở dữ liệu có sẵn, CIR kết luận thành phần này an toàn trong các loại mỹ phẩm hiện nay nhưng nên tránh tiếp xúc với da. Xem acrylates.
Ethyl methoxycinnamate:
Sử dụng như kem chống nắng trong mỹ phẩm và không gây dị ứng. Xem cinnamic acid.
Ethyl methylphenylglycidate:
Chất lỏng không màu đến màu vàng nhạt có mùi dâu tây mạnh. Được sử dụng trong nước hoa và tạo mùi vị. Xem phenol.
Ethyl minkate:
Acid béo từ dầu chồn (xem).
Ethyl morrhuate:
(lipinate) muối của acid morrhuic, một loại acid béo thu được từ dầu của gan cá tuyết. Được sử dụng trong các loại kem và lotion dưỡng da.
Ethyl myristate:
Ester của rượu etyl và acid myristic.
Ethyl nicotinate:
Sử dụng là thành phần dưỡng da. Xem ethyl alcohol và nicotinic acid.
Ethyl olivate:
Acid béo có nguồn gốc từ dầu ô liu. Chất làm mềm và dưỡng tóc. Xem olive oil.
Ethyl olevate:
Thành phần trong nước tẩy sơn móng tay, có màu vàng, trơn, không hòa tan trong nước. Nó có cấu tạo từ carbon, hydro, oxy và acid oleic, được sử dụng làm bơ tổng hợp, hương liệu tạo mùi trái cây và chất làm mềm. Xem octadecenoic acid.
Ethyl PABA:
Chất hấp thụ ánh sáng cực tím. Xem parabens.
Ethyl palmate:
Chất giữ ẩm và chất làm mềm có nguồn gốc từ dầu cọ. Các nhà sản xuất thành phần lưu ý rằng nó dễ dàng hấp thụ bởi da, tạo cảm giác mịn màng và mượt mà.
Ethyl palmitate:
Ester của rượu ethyl và acid palmitic.
Ethyl paraben:
Chất bảo quản có tiềm năng nhạy cảm thấp. Xem thêm parabens.
Ethyl PEG-15 cocamine sulfate:
Xem coconut oil.
Ethyl pelargonate:
Ester của rượu ethyl và acid pelargonic được sử dụng trong sản xuất sơn mài và nhựa, có nguồn gốc từ cám gạo. Add pelargonic là một chất kích thích mạnh.
Ethyl persate:
(Persic oil acid, ethyl ester) ester ethyl của các acid béo có nguồn gốc từ dầu hạt mơ hoặc dầu hạt nhân đào. Xem aprocot kernel oil và peach kernel oil.
Ethyl phenethyl acetal:
Sử dụng trong nước hoa. Xem benzene.
Ethyl phenylacetate:
Chất cố định không thể thiếu trong nước hoa, đây là chất lỏng không màu hoặc gần như không màu với mùi mật ong ngọt ngào. Nó cũng là một thành phần hương liệu tổng hợp trong các loại thực phẩm khác nhau.
Ethyl ricinoleate:
Hương liệu và chất làm mềm được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch. Xem octanoic.
Ethyl salicylate:
Sử dụng trong sản xuất nước hoa nhân tạo. Xuất hiện tự nhiên trong dâu tây và có mùi dễ chịu. Nó được sử dụng như một thành phần nguyên liệu tổng hợp cho thức uống trái cây, bánh nướng,… Có một thời gian nó được sử dụng điều trị bệnh thấp khớp. Thành phần này có thể gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là với những người có tiền sử dị ứng với các salicylate khác, kể cả salicylate sử dụng trong kem chống nắng.
Ethyl toluenesulfonamide:
Chất tạo độ dẻo cho cellulose acetate và hỗ trợ quá trình ethyl hóa. Xem toluene
Ethyl vanillin:
Thành phần trong nước hoa. Không màu, có mùi và hương vị mạnh hơn vani. Cũng là một loại hương liệu tổng hợp dùng trong thực phẩm.
Ethyl wheat germate:
Thành phần dưỡng tóc và da. Xem wheat germ.
Ethyl ximenynate:
Chất làm mềm. Xem octanoic acid.
N-ethyl-3-nitro PAB A:
Thành phần tạo màu trong thuốc nhuộm tóc. Xem parabens.
5-Ethyl-3,7-diox-l-Azabicyclo[3.3.0]octane[7-ethylbicyclo-oxazoladine:
Bị cấm sử dụng ở Anh trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng và trong các sản phẩm có tiếp xúc với niêm mạc. Xem octane.
Ethyl-p-hydroxybenzoate:
Xem benzoic acid.
3-Ethylamino-p-creosol sulfate:
Loại nhựa than đá dùng làm màu nhuộm tóc.
7-Ethylbicydooxazolidine:
Chất bảo quản. Xem oxazolidine.
Ethylene:
Hóa chất có khối lượng sản xuất lớn số 6 tại Hoa Kỳ, nó là một loại khí không màu, có mùi và vị ngọt. Nó có nguồn gốc từ phản ứng cracking nhiệt phá vỡ các hydrocarbon hoặc từ việc loại bỏ chất lỏng từ ethanol. Nó được sử dụng đế làm các hợp chất hóa học bao gồm cả các chất sử dụng trong sản xuất nhựa, chất làm lạnh, thuốc mê và thuốc xịt cho cây ăn quả nhằm làm tăng tốc độ chín.
Ethylene acrylate copolymer:
Chất tạo màng phim, chất kết dính và tác nhân tăng độ nhớt. Nó là một polymer tổng hợp. Xem thêm acrylates.
Ethylene carbonate:
Dung môi, rất dễ cháy, có khả năng gây nổ và có thể gây ngạt thở. Xem carboxylic acid.
Ethylene chlorides:
Dung môi không được phép dùng trong mỹ phẩm.
Ethylene dehydrogenated tallow amide:
Xem tallow.
Ethylene dichloride:
(EĐC) dẫn xuất halogen của hydrocarbon có nguồn gốc từ phản ứng của clo với etylen. Nó được sử dụng trong sản xuất vinyl clorua như một dung môi chất béo, sáp và nhựa.
Ethylene dioleamide:
Xem fatty acids.
Ethylene distearamide:
Xem fatty acids.
Ethylene dodecanedioate:
Thành phần hương liệu
Ethylene glycol:
Chất lỏng hơi nhớt có vị ngọt .có khả năng hấp thụ nước gấp đôi trọng lượng của nó. Được sử dụng như một chất chống đông và giữ ẩm, dung môi. Khi nuốt phải, nó gây độc làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, nôn mửa, buồn ngủ, hôn mê, suy hô hấp, tổn thương thận và có thể tử vong. Polymer của ethylene glycol tăng cường liên kết với rượu hoặc acid béo làm thành phần trong mỹ phẩm. Một số chất chuyên hóa của ethylene glycol là độc tố ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển.
Ethylene glycol monomethyl ether:
(Ethoxyethanol) được xem là một nguyên liệu thô không gây mụn. Nó được sử dụng làm dung môi trong các sản phẩm dành cho móng và chất ổn định trong nhũ tương. Nó có thể xâm nhập vào da và có thể gây kích ứng da.
Ethylene glycol monostearate:
(Glycol stearate) nguyên liệu thô không gây mụn tạo độ đục sáng cho các chế phẩm trong suốt Xem thêm glycol stearate.
Ethylene methacrylate:
Sử dụng trong kem nền, kem chống nắng, kẻ mắt, kem che khuyết điểm, kem lót mắt, phấn tạo khối, phấn má hồng, phấn, bắt sáng. Nó được xem là thành phần an toàn do khả năng hấp thụ vào da thấp. CIR xác định độ an toàn toàn của nó trong việc sử dụng tránh kích ứng nhưng nó có thể chứa các tạp chất gây hại. Xem acrylates.
Ethylene oxide:
Nguồn gốc từ dầu mỏ. Được sử dụng để tạo thành phần ethyloxy hóa như các dẫn xuất PEG. Nó bị nghi ngờ là chất có khả năng gây ung thư. Bị cấm trong mỹ phẩm của châu Âu.
Ethylene urea:
Xem urea.
Ethylene/calcium acrylate copolymer:
Xem acrylates.
Ethylene/MA copolymer:
Chất tạo màng, xem maleic acid.
Ethylene/maleic anhydride copolymer:
Vật liệu nhựa làm từ ethylene và anhydride maleic. Anhydride maleic là một chất kích thích mạnh gây bỏng nên tránh tiếp xúc với da. Ethylene được sử dụng trong sản xuất nhựa và rượu. Nồng độ cao có thể gây bất tỉnh.
Ethylene/methacrylate copolymer:
Thành phần tạo màng phim. Xem ethylene methacrylate.
Ethylene/VA copolymer:
Cung cấp lớp màng bao bọc cho men móng tay hoặc để kiểm soát màng trong của thuốc xịt tóc.
Ethylenediamine:
Dung môi được sản xuất từ ethylene dichlo-ride và amoniac. Nó có tính kiềm mạnh, gây khó chịu cho mũi và hệ hô hấp nếu hít phải. Nó cũng có thể gây tổn thương thận và gan. Nó không có màu rõ ràng. Được sử dụng làm thành phần diệt khuẩn trong chế biến mía. Cũng được sử dụng như một dung môi cho casein, albumen và shellac. Đã được sử dụng như một chất acid hóa nước tiểu. Nó có thể gây ra sự nhạy cảm dẫn đến hen suyễn và dị ứng da, phát ban.
Ethylenediamine tetraacetic acid:
(EDTA) hợp chất quan trọng trong mỹ phẩm, đặc biệt trong dầu gội đầu. Nó có thể gây kích ứng da và niêm mạc dẫn đến dị ứng như hen suyễn, phát ban. Ngoài ra cũng được dùng đồ uống có ga. Khi dùng có thể dẫn đến một số sai sót trong xét nghiệm bao gồm cả các xét nghiệm, về canxi, carbon dioxide, nitơ và hoạt động thể lực. Trên danh sách các chất phụ gia cho phép sử dụng trong thực phẩm của FDA có những nghiên cứu về độc tính của nó có thể gây tổn thương thận.
Ethylenediamines/decaryl dimer dilionoleate copolymer:
Sử dụng trong các chế phẩm chăm sóc răng miệng và dưỡng da. Xem ethylenediamine tetraacetic add (EDTA) và stearic add.
2-Ethylhexanoic acid:
Chất lỏng có mùi thơm nhẹ, hơi tan trong nước, nó được sử dụng trong máy phim sơn và vecni, để chuyển đổi một số loại dầu khoáng thành mỡ bôi trơn. Các ester của nó (xem) được sử dụng làm chất làm dẻo.
2-Ethylhexyl-2-cyano-3, 3-diphenylacrylate:
Còn được gọi là octocrylene. Nó là chất hấp thụ tia cực tím. Xem thêm octocrylene.
Ethylhexyl dimethyl PABA:
Trước đây gọi là octyl dimetyl PABA. Đó là một chất chống nắng được FDA chấp thuận với hàm lượng sử dụng từ 1,4 đến 8% ở cả Hoa Kỳ và liên minh châu Âu. Trong những năm 1970, nó phổ biến nhất trong kem chống nắng bởi vì nó là một trong những chất hấp thụ UVB tốt nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng đã được thay thế bằng octyl methoxycinnamate do xu hướng dùng không có PABA đối với các sản phẩm chống nắng. Dần chất PAB A có thể gây dị ứng da và dị ứng khi tiếp xúc ánh sáng.
Ethylhexyl glycerin:
Chất dưỡng da và chất bảo quản có nguồn gốc từ glycerin.
Ethylhexyl hydroxystearate:
Chất làm mềm. Xem srearic acid.
Ethylhexyl isopalmitate:
Chất làm mềm được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể và tay, mỹ phẩm trang điểm và các sản phẩm liên quan đến da. Ngoài ra nó cũng được sử dụng như một loại nước hoa. Xem palmitic acid.
2-Ethylhexyl isostearate:
Chất được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm để giảm lượng chất chống oxy hóa cần thiết cho một số công thức đặc biệt. Nó cũng được sử dụng như một chất làm mềm cho các chế phẩm chăm sóc da chất lượng cao. Đây là một chất dẫn xuất acid isostearic.
Ethylhexyl methoxycinnamate:
Chất chống nắng được FDA chấp thuận với hàm lượng từ 2 đến 7,5% ở Hoa Kỳ và đến 10% ở Liên minh châu Âu. Hiện tại, đây là chất chống nắng phổ biến nhất. Nó có khả năng hấp thụ tia cực tím tốt, an toàn, tan trong dầu, không tan trong nước và hiếm khi gây dị ứng. Các thuộc tính này tạo cho nó như một chất chống nắng gần như hoàn hảo. Được xem là không gây ra mụn, nó có nguồn gốc từ cây bóng nước (balsam of Peru), lá ca cao, lá quế. Tên INCI cũ là octylmethoxycinnamate. Sau một thời gian, cả hai danh pháp đã được sử dụng.
Ethylhexyl p-methoxycinnamate:
Bảo vệ chống tia UVB, hấp thụ UVA hạn chế. Xem thêm octylmethoxycinnamate.
Ethylhexyl palmitate:
Ester của 2-ethylhexanol và acid palmitic, không tan trong nước, có thể phối hợp trong dầu. Ethylhexylpalmitate là chất làm mềm không khóa ẩm, tạo cảm giác mượt mà cho mọi loại da và tóc. Cách sử dụng: có thể thêm trực tiếp vào công thức, thêm vào pha dầu, nồng độ sử dựng 2 – 5%. Bảo quản: ổn định khi giữ trong bao bì kín ở nơi mát và khô. Chỉ sử dụng ngoài da.
Ethylhexyl pelargonate:
Chất làm mềm được sử dụng trong các loại mỹ phẩm trang điểm. Xem ethyl pelargonate.
Ethylhexyl olivate:
Chất lỏng trong (á 20°C), màu vàng, mùi nhẹ đặc trưng, tan trong dầu < 100 mg/1 ở 20°c, dạng dầu ô liu có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da mịn màng và đàn hồi hơn. Cách dùng: nồng độ thường dùng: 2 -10%,
2-Ethylhexyl salicylate:
Chất hấp thụ UVB. Xem thêm ethylhexyl salicylate.
Ethylhexyl salicylate:
Chất chống nắng UVB được FDA chấp thuận. Nó hấp thụ toàn bộ dải UVB. Hoạt chất được chấp thuận sử dụng ở hàm lượng từ 3 đãi 5% cả ở Hoa Kỳ và lim minh châu Âu và là một chất trợ tan tốt cho benzophenone-3. Trong dưỡng da chống nắng, nó được sử dụng làm chất bảo quản và chống vi khuẩn. Đây là một muối của acid salicylic có trong lộc đề xanh và các loại cây khác Nó cũng được sản xuất tổng hợp. Thành phần này được coi là một nguyên liệu thô kháng gây ra mụn, Đây là tên INCI của octyl salicylate.
Ethylhexyl triazone:
Chất hấp thụ uv, Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khả năng ổn định quang học cao và hấp thụ UVB mạnh, đặc biệt khi so sánh với các chất hấp thụ uv phổ biến khác. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngay cả nồng độ thấp, ethylhexyl triazone cũng có thể góp phần đáng kể vào SPF của sản phẩm. Thành phần hoạt động tốt hơn khi sử dụng kết hợp với kẽm oxit.
Ethylhexylglycerin:
Chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng thay thế cho paraben. Nó nguồn gốc từ glycerin tự nhiên. Ngoài ra nó cũng được sử dụng như một chất khử mùi và dưỡng da.
Ethylparaben:
Chất bảo quản được sử dụng rộng rãi. Xem propylparaben.
Etidronic acids and their salts:
Sử dụng trong sản phẩm chăm sóc tóc và xà phòng. Trong các sản phẩm dành cho tóe, EU giới hạn tối đa đến 1,5% và cho xà phòng 0,2%. Xem rượu benzyl;
Etocrylene:
Ester hữu cơ có nguồn gốc từ add acrylic, được sử dụng rộng rãi trong nước sơn móng tay. Xem acrylates.
Eucalyptol:
Được coi là chất khử trùng. Đây là một hợp chất monoterpene tạo mùi thơm kết hợp với dầu bạch đàn. Eucalyptol cũng được sử dụng cho các chế phẩm mỹ phẩm tạo mùi. Xem thêm cajeput oil, eucalyptus oil.
Eucalyptus citriodora:
(Bạch đàn chanh) xem eucalyptus oil.
Eucalyptus extract:
(Chiết xuất từ bạch đàn) nguồn gốc từ loài Eucalyptus globulus, chất làm se nhẹ, có tính chất khử trùng. Nó cũng có thể hoạt động như một chất chống côn trùng. Xem thêm dầu bạch đàn.
Eucalyptus oil:
(Dầu bạch đàn) được mô tả là có chất khử trùng, chất tẩy uế, kháng nấm và các tính chất kích hoạt tuần hoàn máu. Nó cũng được sử dựng như một chất tạo mùi hương. Cây có nguồn gốc từ Úc, nó được coi là một thành phần trị được bách bệnh của thổ dân và sau đó được sử dụng bởi người châu Âu định cư. Nó được sử dựng lâu đời trong y học truyền thống, được xem là một trong các liệu pháp thảo dược mạnh nhất và linh hoạt. Thành phần này có tính chống nhiễm khuẩn và hoạt động khử trùng tăng lên theo tuổi dầu. Thành phần quan trọng nhất của dầu là eucalyptol. Tinh dầu thu được từ lá bạch đàn. Dầu bạch đàn có thể gây phản ứng dị ứng.
Eucheuma spinosum:
Chiết xuất rong biển Eucheuma spinosum, được sử dụng làm chất dưỡng da.
Eucic acid:
Acid béo có nguồn gốc từ hạt mù tạt, hạt cải dầu và hạt carambe. Được sử dụng trong màng polyethylene, son môi và nylon chống nước.
Eucommia ulmoides:
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc có tên là đỗ tương, được trồng để thu hoạch vỏ và cao su.
Eugenia caryophyllus:
(Đinh hương) xem clove oil.
Eugenia cumini:
(trâm mốc, vối rừng) được sử dụng làm hương liệu.
Eugenia jambos:
(Doi hoa vàng) có nguồn gốc từ Đông Ẩn, nó là một loại cây thường xanh. Có công dụng dưỡng tóc và được sử dụng trên da giúp điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là mụn trứng cá mãn tính, mụn trên mũi và má.
Eugenol:
Đặc tính chống khuẩn, chống viêm và giảm đau. Nó cũng có thể được sử dụng trong gây tê cục bộ và khử trùng tại chỗ. Trong công thức mỹ phẩm, nó dùng che giấu mùi hoặc cung cấp mùi thơm. Eugenol là chất lỏng màu vàng, được tìm thấy trong tình dầu đinh hương, nó cũng được tìm thấy trong hạt nhục đậu khấu, quế và nguyệt quế Hy Lạp.
Eugenyl acetate:
Thành phần được sử dụng làm hương liệu.
Eugenyl glucoside:
Dầu dưỡng da. Xem eugenol và glucose.
Euglena gracilis extract:
(chiết xuất trùng roi xanh) làm săn chắc da. Các nhà cung cấp thành phần chi ra rằng nó có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất tế bào trong quá trình sửa chữa da, do đó khuyên dùng sử dụng trong kem ban đêm và lotion.
Euonymus japonicus:
Chiết xuất của Euonymus japonicus được sử dụng làm chất làm tóc và dưỡng da. Gây độc khi nuốt phải.
Eupatorium purpureum:
Loài lâu năm phổ biến ở châu Âu, miền Đông Hoa Kỳ và Canada, mọc ở vùng đồng cỏ. Nó được sử dụng để điều trị tiêu chảy, nhức đầu. Cũng được dùng trong bệnh gút, viêm khớp, cúm. Giàu vitamin c, chứa nhiều acid salicylic và acid citric.
Euphorbia extract:
(Chiết xuất từ cỏ sữa lá lớn) nguồn gốc từ loài Euphorbia pilulifera, Họ Đại kích với các loài thực vật có nhiều hình thái đa dạng khác nhau, một số loại thân gỗ, nhưng ở một số nơi lại tồn tại loại thân thảo, cây bụi. Một số loài chứa nhiều nước tương tự như các loại xương rồng. Tuy khác nhau nhưng tất cả chúng đều có mủ trắng và mùi thơm nước hoa.
Euphrasia:
Dẫn xuất của thảo mộc, được coi là một phương thuốc cho các bệnh về mắt. Nó được sử dụng như nước rửa làm dịu mắt.
European ash:
(Cây tần bì) loài cây lá có màu xanh đậm với các đường gân lá nổi bật.
European holly extract:
Chiết xuất của Lex aquifolium.
Euterpe edulis:
Loài cọ Nam Mỹ. Chiết xuất của nó ờ dạng nước ép được sử dụng làm chất dưỡng da. Còn được gọi là assai.
Euxyl K400:
Chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân giúp kéo dài thời gian sử dụng. Nó chứa l,2-dibromo-2,4-dicyanobutane và 2-phenoxyethanol. Các báo cáo về việc ngày càng tăng số lượng bệnh nhân bị viêm da dị ứng khi tiếp xúc vói chất này.
Evening primrose oil:
(Dầu hoa anh thảo) tên khoa học Oenothera biennis, có đặc tính trị liệu, mô tả như là chất làm se và hữu ích cho các da kích ứng, được kết hợp sử dụng ở nồng độ 10% để cải thiện các trường hợp viêm ngứa và khô da. Evening primrose oil cải thiện sự hydrat hóa của da và chức năng hàng rào. Thành phần này có chứa một lượng cao acid gamma linoleic, đây là một trong các acid béo cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của màng ngăn cách biểu mô.
Evergreen clematis:
Tên khoa học là Clematis vitalba, có tác dụng chống viêm và làm se. Thành phần của nó bao gồm chất nhầy, chất diệp lục và vitamin. Thân và lá là những bộ phận được sử dụng.
Everlasting oil:
(Dầu hoa cúc bất tử) tên khoa học Helichrysum italicum, có tác dụng chống viêm, chất làm se và diệt nấm. Nó làm giảm ban đỏ do UVB gây ra hoặc da bị cháy nắng nên được áp dụng trước khi tiếp xúc với ánh nắng. Tác dụng bảo vệ quang học của loại dầu này phần lớn là do hoạt động của flavonoid. Xem thêm helichrysum italicum.
Evernia prunastri:
(Rêu sồi) mọc trên cây sồi và tiết ra một loại nhựa, chất này được sử dụng như một chất giúp ổn định các thành phần trong nước hoa. Nó là chất lỏng màu xanh lá cây, có mùi đặc trưng, hòa tan được trong rượu. Tạo mùi trái cây, mật ong và tạo gia vị, hương vị cho đồ uống, bánh kẹo, kem, món tráng miệng có gelatin. Bên cạnh đó, nó lại là chất gây dị ứng phổ biến trong các sản phẩm kem cạo râu.
Evodia rutaecarpa:
(Ngô thù du) là loại trái cây nhỏ có mùi thơm đậm như hạt tiêu đen. Chứng được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hai ngàn năm trước để điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Chúng tiêu diệt Helicobacter Pylori, mầm mống gây bệnh loét dạ dày và thường được sử dụng giảm chứng đau đầu. Chúng làm giảm khả năng đông máu do đó đang được nghiên cứu trong vấn đề điều trị bệnh Alzheimer. Chúng cũng chứa các chất ức chế Cx-2 do đó hữu ích trong việc giảm đau khớp. Liều lượng lán có thế kích thích hệ thần kinh trung ương và dẫn dền ảo giác, rối loạn thị giác bởi vì chúng chứa 5-meo-DMT. Các nhà nghiên cứu thảo dược xem xét việc thận trong khi sử dụng lâu dài và quá liều, nhưng nhìn chung nó vẫn an toàn khi sử dụng ngắn hạn.
Exalting fixatives:
Hương liệu.
Exfoliant:
Thành phần hỗ trợ quá trình rụng, bong tróc lớp tế bào da đã chết. Các thành phần như acid alpha hydroxyl và acid salicylic cũng được liệt kê thuộc nhóm này. Xem exfoliation.
Exfoliation:
Quá trình bong tróc, rụng đần lớp tế bào chết trên da. Nhiều hợp chất acid đang được sử dụng trong các sản phẩm trên thị trường được dùng với mục đích thay da, lột da giúp da tái tạo, trông trẻ đẹp hơn. Trong thị trường mỹ phẩm dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, các sản phẩm như vậy được dùng với mục đích loại bỏ lớp da trên cung có nhiều dầu thừa. Các nhà sản xuất mỹ phẩm cho rằng các sản phẩm này là mỹ phẩm chứ không phải thuốc. Một số chế phẩm đầu tiên của tẩy tế bào chết được cho là có tác động quá mạnh và gây kích ứng da. Các sản phẩm mới được cải thiện nhẹ nhàng hơn cho da.
Ext. D & c Violet No. 2:
Phân loại hóa học thành một nhóm chất có màu vàng, vàng cam hoặc đỏ tươi gọi chung là màu anthraquinon. Chỉ được phép sử dụng trong các thuốc tạo màu tóc, nhưng trong một số sách giáo khoa, nó cũng được sử dụng trong muối tắm, xà phòng. Các ngành công nghiệp mỹ phẩm đã được FDA cho phép sử dụng chúng rộng rãi chất này hơn và chỉ được sử dụng ngoài da. Còn được gọi là CI60730, bluish scarlet.
Ext.D & C:
Chất tạo màu sắc. Nó được chứng nhận của FDA chỉ được dùng ngoài da.
Extender:
Chất được thêm vào sản phẩm để pha loãng hoặc làm chất bổ trợ.
Extensin:
Protein là thành phần của thành tế bào thực vật.
Extra cellular matrix (ECM):
Hỗn hợp các chất có hoạt tính sinh học như collagen, glycosaminoglycan, heparin sulfate, dermatan sulfate, chondroitin sulfate, các glycoprotein laminin và fibronectin. Nó có khả năng kích thích tế bào sửa chữa làn da, cải thiện chức năng tế bào. Nó được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm cho nhăn da hoặc da lão hóa.
Eye creams:
Kem mắt là những loại kem làm mềm và ít khi có mùi. Chất béo ở vùng da dưới mắt ngày càng mất đi do thời gian, đây là lý do hình thành các nếp nhăn. Theo Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ, kem mắt sẽ không làm mất hoàn toàn các nếp nhăn nhưng nó có thể làm các nếp nhăn ít hiện rõ và gây chú ý. Hầu hết các loại kem mắt có chứa chủ yếu là các thành phần tương tự nhau như lecithin, cholesterol, sáp ong, lanolin, natri benzoate, acid boric, dầu khoáng, ascorbyl pal-mitate và dầu hạnh nhân.
Eye mascara:
Được sử dụng để làm dài và làm dày lông mi. Khi mới bắt đầu xuất hiện nó chỉ có một màu và ở dạng như xà phòng. Ngày nay nó vẫn chứa muối của add stearic với sắc tố và/ hoặc lanolin, parafin và camauba. Trong vài năm gần đây đã có nhiều phản hồi về việc ngứa rát, sưng mắt, kích ứng do sử dụng mascara.
Eye shadow:
Phấn mắt có màu sắc đa dạng như nâu, đỏ, vàng, xanh, hồng,… Được sử dụng để tô lên phần bầu mắt dưới lông mày để giúp đôi mắt được đẹp, thu hút và nổi bật hơn. Loại phấn mắt này không có chứa nước, màu sắc pha trộn với một thành phần bắt sáng như titanium dioxide. Sản phẩm này có thể chứa lanolin, sáp ong, caresin, calcium carbonate, dầu khoáng, olbite sorbitan và talc. Hiệu ứng lấp lánh có được bằng cách thêm nhôm tinh khiết. Trong những năm gần đây đã có nhiều báo cáo về tính kích ứng mắt của các sản phẩm phấn mắt. Chất diện hoạt được sử dụng giúp phần mắt lên da được đều màu, chất tạo màng giúp phấn không bị vỡ, hiệu chỉnh ph giúp màu sản phẩm được bền lâu, không bị thay đổi khi da đổ dầu. Chất bảo quản và chất chống oxy hóa được thêm vào để kéo dài hạn sử dụng. Năm 2004 có báo cáo rằng những người bị dị ứng với cao su có thể gặp phải vấn đề khi sử dụng.
Eyebright extract:
Nguồn gốc từ loài Euphrasia officinalis, một loại thảo mộc có chứa chất làm se, chống viêm và bổ. Nó thường được sử dụng trong các chế phẩm chăm sóc mắt để giảm, chống lại viêm vùng mắt và tiềm năng kích thích. Một số nhà sản xuất cho rằng khi kết hợp với cỏ đuôi ngựa có hiệu quả chống lại da nhăn quanh vùng mắt. Thành phần quan trọng của chiết xuất bao gồm tannin, muối khoáng, và glycosideiridic. Chiết xuất được chế biến từ cây sau khi nó đã được cắt khỏi rễ.
Eyebright herbs:
Xem euphrasia.
Eyebrow pencils:
Thông thường sẽ có các thành phần gồm thuốc nhuộm, dầu khoáng, parafin và đôi khi có thêm nhôm silicate và acid stearic. Theo lời khuyến cáo của bác sĩ thì sử dựng sản phẩm này để kẻ lông mày chứ không nên dừng để kẻ mí mắt hoặc đuôi mắt. Theo báo cáo của chuyên gia Hiệp hội Y khoa trích dẫn, nếu dùng sai mục đích có thể dẫn đến viêm kết mạc, đỏ ngứa và mờ mắt.
Eyebrow plucking cream:
Sử dụng làm mềm da để việc nhổ, loại bỏ lông mày được dễ dàng và giảm bớt đau rát. Hầu hết các loại kem này đều có benzocaine, thuốc giảm đau và kem lạnh.
Eyelash creams:
Sử dụng để giúp lông mi được mềm mượt, dài đẹp. Những loại kem này thường chứa lanolin, bơ ca cao, parafin, rượu ceryl và dầu hạt đào. Tuy nhiên các thành phần này có thể gây ra các phản ứng phụ đối với những người dị ứng với một trong những thành phần cụ thể trên.
Eyelash enhancer:
Có khả năng giúp làm mi dài và dày hơn.
Eyelash oils:
Sử dụng để làm cho lông mi mềm mại và bóng khỏe hơn. Các loại dầu này thường chứa lanolin, bơ ca cao, rượu cetyl, cồn và dầu ô liu. Tuy nhiên, phản ứng có thế xảy ra ở những người dị ứng với các thành phần cụ thể.
Eyelids:
Da của mí mắt là một bộ phận nhạy cảm có thể xảy ra dị ứng, viêm da khi tiếp xúc với các loại dị vật như lông mi giả. Các tổn thương lúc đầu có thể sưng, đỏ, và có vảy, nhưng khi người bệnh cố gắng kiểm soát cơn đau, tình trạng này có thể trở nên mãn tính, phần da mí mắt có thể dày lên và gồ ghề. Nước hoa là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất, nhưng lông mi giả cũng là một tác nhân gây dị ứng cho phần da mí mắt.