C18-36 acid:
Hỗn hợp của các acid béo bão hòa tổng hợp, có chứa 18 đền 36 nguyên tử carbon trong chuỗi alkyl.
C29-70 acid:
Hỗn hợp acid béo tổng hợp với 29 đến 70 nguyên tử carbon trong chuỗi alkyl. Xem fatty acids.
C9-11 alcohols:
Hỗn hợp các alcohol béo tổng hợp có 9 đến 11 nguyên tử carbon trong chuỗi alkyl.
C12-16 alcohols:
Hỗn hợp các alcohol tổng hợp từ 12 đến 16 nguyên từ carbon trong chuỗi alkyl.
C14-15 alcohols:
Hỗn hợp alcohol béo tổng hợp có từ 14 đến 15 nguyên tử carbon hong chuỗi alkyl.
C9-16 alkanes/cycloalkanes:
Dung môi, chất hoạt động bề mặt và các thành phần làm sạch.
C18-28 alkyl acetate:
Dạng ester, chất dưỡng da và chất làm mềm.
C8-38 alkyl beeswax:
Dầu dưỡng da.
C20-40 alkyl behenate:
Chất dưỡng da.
C12-15 alkyl benzoate:
Ester của add benzoic và alcohol 02-15, có trọng lượng phân tử thấp với độ tan cao trong nước. 02-15 alkyl benzoat là ester làm mềm linh hoạt thích hợp sử dụng trong chăm sóc da, chống nắng, trong các mỹ phẩm trang điểm. Ester này có khả năng phân tán màu. Trong kem chống nắng, nó có thể được sử dụng như một dung môi hiệu quả. Cách sử dụng: có thể được thềm trực tiếp vào công thức, thêm vào pha dầu. Nồng độ thường sử dụng 1 – 3%. Chỉ sử dụng ngoài da.
C12-15 alkyl lactate:
Ester của acid lactic và alcohol 02-15. Thành phần dưỡng và giúp mềm mịn da.
C12-15 alkyl octanoate:
Ester của add octanoic và alcohol béo. Chất làm mềm mịn da.
C12-15 alkyl salicylate:
Chất dưỡng da.
C16-40 alkyl stearate:
Dưỡng da và thành phần làm đặc.
C18-20 glycol isostearate:
Ester của isostearate với 16 đến 18 nguyên tử carbon trong chuỗi alkyl. Thành phần dưỡng và làm mềm mịn da.
C10-40 isoalkyl acid:
Acid béo được sử dụng làm chất dưỡng tóc và dưỡng da.
C7-8 isoparaffin:
Hydrocarbon được sử dụng như một dung môi.
C13-14 isoparaffin:
Dung môi được sử dụng rộng rãi trong các loại cream dưỡng ẩm, sản phẩm cạo râu.
C20-48 olefin:
Hydrocarbon được sử dụng làm thành phần dưỡng da.
C11-15 pareth – 3, – 5, – 7, – 9, -12, – 20,130, – 40:
Hỗn hợp polyethylene glycol, thể chất đặc hơn, có khả năng dưỡng ẩm.
C30-46 piscine oil:
Dầu có nguồn gốc từ cá, được sử dụng như một chất làm đặc.
C10-18 triglycerides:
Hỗn hợp các acid béo và glycerin, được sử dụng là chất làm đặc.
Cabbage extract:
(Chiết xuất cải xoăn) thu được từ loài Brassica oleracea capitata, được sử dụng trong mặt nạ.
Cabbage rose:
(Hoa hồng) tên khoa học Rosa centifolia, được sử dụng trong nước hoa.
Cactus extract:
(Chiết xuất xương rồng) không có lá nhưng chứa rất nhiều nước. Đây là một chất nhũ hóa cho các loại kem và lotion, cũng là thành phần hoạt tính, chiết xuất này rất tốt trong điều trị bỏng nắng và các loại bỏng nhẹ khác vết côn trùng cắn, kích ứng da, sưng và viêm. Chiết xuất xương rồng đã được sử dụng trong y học cổ truyền để trị phù nề. Độ dính nhớt của nó được ứng dụng trong mặt nạ, đặc biệt là mặt nạ làm sạch và mặt nạ lột. Thành phần chính của xương rồng bao gồm: các flavonoid, acid amin và polysaccharide.
Cadmium chloride:
Dạng bột màu trắng hòa tan trong nước, được sử dụng trong nhiếp ảnh và thuốc nhuộm, đặc biệt là thuốc nhuộm tóc. Hít phải bụi rất độc, ăn phải có thể gây tử vong. Thành phần này có thể gây ra các khối u ở chuột khi tiêm dưới da và tiêm tĩnh mạch. EU đã cấm nó trong mỹ phẩm.
Caffeic acid:
Hợp chất phenolic được tìm thấy trong cà phê arabica (hạt cà phê), đặc biệt ở dạng ester hóa, acid chlorogenic (5-caffeoylquinic acid), một số loại ngũ cốc, trái cây và rau củ. Thành phần này được chứng minh đem lại nhiều lợi ích trong mỹ phẩm như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn và bảo vệ da khỏi tác hại tia uv. Acid caffeic thể hiện hoạt động chống oxy hóa tăng cường hiệp đồng khi kết hợp với các acid amin. Về tính an toàn, chưa nhận được báo cáo tác dụng phụ bất lợi hoặc độc tính nào về acid caffeic.
Caffeine:
Loại bột màu trắng không mùi có vị đắng, có trong cà phê, trà, cacao, quả guarana và hạt kola, được sử dụng như hương liệu trong son môi, giúp các thành phần xâm nhập vào da và để kích thích da, có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và vượt qua hàng rào nhau thai. Nó có tác động phân giải lipid trong các tế nào mõ, phá vỡ lipid và giải phóng các acid béo. Với khả năng này và đặc tính thoát hơi nước, caffein được dùng để làm săn chắc và căng bóng da. Nó thường được kết hợp trong các sản phẩm giảm mỡ dành cho cơ thể, cũng như trong kem mắt để giảm tình trạng sưng húp. Thành phần bao gồm tannin và alkaloid methylxanthin.
Cajeput oil:
(Dầu tràm) thu được từ loài Melaleuca leucadendron, có nguồn gốc từ úc và Đông Nam Á, được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm nấm và nhiều loại bệnh khác nhau. Các nhà thảo dược sử dụng để làm giảm ngứa da đầu, trị đau khớp và chất khử trùng cho vết cắt, làm lành vết thương, trị mụn trứng cá và các vấn đề về da khác, chẳng hạn như bệnh vẩy nến và eczema. Thành phần chính của loại dầu này là cineol, nồng độ trung bình 45 – 55% và terpineol lỏng như: valeric, butyric và aldehyd benzoic. Dầu tràm có mùi tương tự camphor và eucalyptus. Nó được chiết xuất từ lá và cành cây tràm.
Cajuput:
Xem cajeput oil.
Cakile maritima:
Loại thảo dược mọng nước được tìm thấy dọc theo bờ biển.
Calamine:
Chất làm săn se nhẹ và làm mát, đặc biệt hữu ích trong bỏng nắng hoặc kích ứng da. Calamine là hỗn hợp khoáng chất chủ yếu gồm kẽm oxit và khoảng 0,5% sắt oxit.
Calamintha officinalis:
Xem mint.
Calamus root extract:
(Chiết xuất thạch xương bồ), thân rễ chứa tinh dầu, chất nhầy, glycoside, acid amin và tannin. Đây là một loại thảo dược cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc được sử dụng để điều trị tăng acid dạ dày, nhịp tim bất thường, huyết áp thấp, thiếu tập trung tinh thần và ho. Người Mỹ bản địa nhai gốc rễ để cho phép họ chạy những quãng đường dài với sức chịu đựng tăng lên.
Calciferol:
Xem vitamin D.
Calamint:
(Rau phong luân) tên khoa học Calamintha officinalis thu được từ loài cây bụi họ thyme và cây thường xuân, được dùng để làm giảm vết bầm tím. Calamint có chứa camphoraceous, dễ bay hơi, dầu kích thích thường kết hợp với bạc hà.
Calcium:
Cơ thể người lớn chứa khoảng 3 pound canxi, 99% cung cấp độ cứng cho xương và răng. Khoảng 1% canxi được phân phối trong dịch cơ thể, cần thiết cho hoạt động bình thường của tế bào.
Calcium acetate:
Bột vô định hình màu trắng đã được sử dụng như một nguồn cung cấp canxi. Được sử dụng trong mỹ phẩm để làm chất nhũ hóa và ức chế ăn mòn các thùng chứa kim loại.
Calcium alginate:
Được sử dụng để tạo thể chất cho mỹ phẩm. Đây là một loại gel alginate được pha với đầu, có thể có màu hoặc không, dùng để che giấu mùi và điều chỉnh độ nhớt của sản phẩm. Xem alginates.
Calcium aluminium borosilicate:
Chất làm đặc.
Calcium ascorbate:
Xem ascorbic acid.
Calcium behennate:
Muối canxi của acid behenic, sử dụng như một loại sáp.
Calcium carbonate:
Bột không mùi, không vị, xuất hiện tự nhiên trong đá vôi, đá cẩm thạch và san hô. Được sử dụng để tạo màu trắng trong mỹ phẩm và thực phẩm, tính kiềm giúp giảm độ chua, chất trung hòa và chất mang cho thuốc tẩy. Nó cũng được sử dụng trong nha khoa để đánh bóng răng và trong bột mặt. Calcium carbonate cũng được dùng trong thuốc kháng add dạ dày, thuốc chống tiêu chảy, có thể gây táo bón.
Calcium carrageenan:
Xem carrageenan.
Calcium caseinate:
Muối canxi của casein, dùng làm chất kết dính, chất làm đặc, thành phần trong dưỡng tóc và da.
Calcium chloride:
Chất làm se. Dạng khan để hút ẩm, làm khô các chất lỏng và khí hữu cơ. Nó cũng giúp xúc tác phản ứng giữa các thành phần, chất nhũ hóa và chất tạo màu trong mỹ phẩm. Muối vô cơ này không còn được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và được thay thế bằng Kali clorid.
Calcinate calcium:
Thành phần làm ngọt nhân tạo gấp khoảng 30 lần đường tinh luyện, loại bỏ khỏi thị trường thực phẩm vào ngày 1 tháng 9 năm 1969, bởi vì nó là nguyên nhân gây ung thư bàng quang ở chuột. Vào thời điểm đó, 175 triệu người Mỹ đã tiêu thụ các loại cyclamate với liều lượng đáng kể trong nhiều sản phẩm từ kẹo cao su đến nước giải khát. Các báo cáo của FDA chỉ ra rằng cả cyclamate cũng như sản phẩm chuyên hóa cuối cùng của nó là cyclohexylamine không có khả năng gây ung thư. Nó vẫn được liệt kê để sử dụng trong mỹ phẩm.
Calcium dihydrogen phosphate:
Điều chỉnh pH.
Calcium DNA:
Muối canxi của DNA được sử dụng làm chất dưỡng da.
Calcium dodecylbenzene sulfonate:
Thành phần làm sạch. Xem benzene.
Caldum ferrite:
Chất tạo màu.
Calcium fluoride:
Sản phẩm vệ sinh răng miệng. Xem sodium fluoride.
Calcium fructoheptonate:
Được sử dụng làm chất dưỡng da. Xem fructose.
Calcium glucoheptonate:
Muối hữu cơ được sử dụng trong dưỡng da.
Calcium gluconate:
Dạng hạt tinh thể màu trắng không màu, không mùi, không vị. Được sử dụng lam thanh phan đệm, chất ổn định, có thể gây rối loạn tiêu hóa và tim.
Calcium hydroxide:
Được sử dụng trong kem tẩy lông, cũng như trong vữa, thạch cao, xi măng, thuốc trừ sâu và bảo quản trứng. Sử dụng như một chất làm se tại chỗ và tạo tính kiềm toong dung dịch hoặc thuốc nước. Tình cờ nuốt phải có thể gây bỏng cổ họng và thực quản, cũng có thể gây chết vi sốc, ngạt và nhiễm trùng. Calcium hydroxide cũng có thể gây bỏng da và mắt. Nó có thể gây mù lòa.
Calcium lactate:
Dạng bột hoặc tinh thể màu trắng, gần như không mùi, được sử dụng như một chất đệm và tương tự như thành phần bột nở; cũng được dùng toong các loại kem đánh răng. Trong y khoa, nó được sử dụng khi cơ thể thiếu hụt canxi; có thể gây rối loạn tiêu hóa và nhịp tim. Năm 1992, FDA đề xuất cấm sử dụng calcium lactate trong các loại thuốc tác động chu kỳ kinh nguyệt dạng uống do chưa có các bằng chứng về độ an toàn và hiệu quả.
Calcium monofluorophosphate:
Dạng muối vô cơ được dùng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. EU sử dụng 0,50% khi phối hợp với các hợp chất fluorine khác. Nồng độ fluorine không được vượt quá 0,15% và trên nhãn phải ghi rõ “chứa monofluorophosphate”.
Calcium myristate:
Thành phần chống kết khối, chất ổn định trong nhũ tương và chất làm đầy. Xem myristic acid.
Calcium oxide:
(Vôi sống) bột hoặc tinh thể màu trắng hoặc xám thu được từ đá vôi. Được sử dụng như một chất kiềm trong mỹ phẩm, diệt côn trùng và diệt nấm. Hợp chất ăn mòn da mạnh có thể gây kích ứng nghiêm trọng lên da, màng nhầy và có thể gây ra bỏng nhiệt.
Calcium pantetheine sulfonate:
Thành phần dưỡng da với đặc tính kháng viêm rõ rệt. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nó có khả năng ức chế hoạt tính của tyrosinase và tổng hợp melanin. Chất này thường được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm dưỡng ẩm, chống lão hóa và chống nắng, bên cạnh đó nó cũng được tìm thấy trong mỹ phẩm làm trắng hoặc làm sáng da.
Calcium pantothenate:
Được sử dụng như một chất làm mềm trong các sản phẩm kem và lotion chăm sóc tóc. Đây là muối calcium của acid pantothenic tìm thấy trong gan, gạo, cám và mật mía. Nó cũng được tìm thấy một lượng lớn trong sữa ong chúa.
Calcium paraben:
Chất bảo quản.
Calcium phosphate:
Bột màu trắng, không mùi được dùng như một thành phần chống kết khối trong mỹ phẩm và thực phẩm. Sử dụng trong kem đánh răng và bột răng như một chất mài mòn. Thực tế không tan trong nước.
Calcium propionate:
Tinh thể rắn hoặc lỏng màu trắng với mùi nhẹ của acid propionic. Thành phần này được sử dựng như một chất bảo quản trong mỹ phẩm nhờ khả năng kháng nấm và kháng khuẩn cho da. FDA đã yêu cầu những nghiên cứu sâu hơn về độ an toàn của hợp chất này.
Calcium pyrophosphate:
Bột màu trắng mịn, không mùi, không vị được sử dụng như một chất dinh dưỡng, chất mài mòn trong kem đánh răng, là chất đệm và thành phần trung hòa trong thực phẩm.
Calcium salicylate:
EU đã cấm sử dụng chất này cho trẻ em dưới 3 tuổi ngoại trừ trong dầu gội đầu. Xem salicylates.
Calcium silicate:
Thành phần chống kết khối, bột màu trắng chảy tự do được sử dụng trong mặt nạ bột, do tạo các hạt cực mịn và tan tốt trong nước. Nó cũng được sử dụng như chất tạo màu. Thực tế không độc khi nuốt phải, nhưng khi hít vào có thể gây kích ứng đường hô hấp.
Calcium sodium borosilicate:
Chất làm đầy.
Calcium/sodium PVM/MA:
Hỗn hợp muối canxi và natri với polyvinyl acetate và acid maleic.
Calcium sorbate:
Chất bảo quản. Xem sorbic acid.
Calcium stearate:
Chế phẩm từ nước vôi trong, là một chất nhũ hóa được dùng trong các sản phẩm làm tóc. Thành phần này cũng được sử dụng như một chất tạo màu, chống thấm và dùng trong sơn và mực in. Tiên cơ sở thông tin có sẵn, C3R nhận thấy hợp chất này an toàn vào đầu những năm 1980 nhưng vẫn đang xem xét thông tin mới để đánh giá xem độ an toàn cuối cùng có nên được tái khẳng định, sửa đổi hoặc bổ sung phụ lục hay không.
Calcium stearoyl lactylate:
Muối canxi của ester add stearic của lactyl lactate. Bột chảy tự do được dùng như chất tạo kết cấu và để cải thiện độ chảy của các chất bột trong mỹ phẩm.
Calcium sulfate:
Bột mịn màu trắng, tới vàng nhẹ, không mùi được dùng trong kem đánh răng. Thành phần này cũng sử dụng như chất tạo màu trong mỹ phẩm. Do có khả năng hấp thụ độ ẩm và cứng lại nhanh chóng, ăn phải có thể gây tắc ruột. Khi trộn với bột mì, có thể dùng để tiêu diệt các loài gặm nhấm.
Calcium sulphide:
Bột màu vàng được hình thành bằng cách nung nóng thạch cao với than ỏ 1000°F. Dùng trong các loại thuốc làm rụng lông, các sản phẩm trị mụn, được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm và trong các loại sơn dạ quang. Nó cũng có thể gây ra các kích ứng da.
Calcium thioglycolate:
Được dùng phổ biến trong các loại kem tẩy lông và các sản phẩm dành cho tóc. Đây là muối canxi của acid thioglycolic, có thể gây kích ứng da.
Calcium titanate:
Chất tạo màu.
Calcium undecylenate:
Bột màu trắng mịn được dùng để diệt khuẩn và nấm. Xem undecylenic acid.
Calcium xylenesulfonate:
Muối canxi của xylene. Được sử dụng như một chất hoạt động bề mặt và để hút nước.
Calendula extract:
(Chiết xuất cúc kim tiền) thu được từ loài Calmdulaofficimdis, giống như nhiều thành viên khác của họ Asteraceae, calendula hiện nay được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, được sử dụng làm thực phẩm, dược liệu và mục đích trang trí. Ở La Mã cổ đại, calendula được biết đến nhờ khả năng hạ sốt và được sử dụng như một tác nhân kháng viêm tại chỗ. Vào những năm 1860, nó được sử dụng để điều trị các vết thương trong Nội chiến Hoa Kỳ, tính sát khuẩn được sử dụng để ngăn ngừa hoại tử, làm sạch và chữa lành vết thương. Hiện nay, calendula được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để chữa bỏng nhẹ, cháy nắng và các vết thương chậm lành. Trong lĩnh vực mỹ phẩm, calendula sử dụng trong các chế phẩm làm dịu da, trị mụn, chữa bỏng, kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Các thành phần tạo ra hoạt tính cho calendula gồm có saponin, carotenoid, tinh dầu, sterol, flavonoid và chất nhầy. Triterpenoid là thành phần kháng viêm quan trọng nhất của hoa, bên cạnh các carotenoid (p-carotene, lutein và lycopene) đem đến khả năng chống oxy hóa cao, góp phần tạo nên các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống chảy máu, chống lở loét. Calendula có thể gây viêm da tiếp xúc do thành phần chứa lacton sesquiterpene. Theo một báo cáo của Hội đồng thẩm định thành phần mỹ phẩm (CIR) năm 2010, thành phần c. Officinalis (hoa, chiết xuất từ hoa, dầu hoa và dầu hạt) an toàn để sử dụng trong các công thức mỹ phẩm. Mặc dù một số thành phần có thể gây kích ứng mắt nhẹ, nhưng chúng không phải tác nhân kích thích, nhạy cảm ánh sáng hay gây khó chịu trong thử nghiệm trên động vật hoặc lâm sàng.
Calf blood extract:
(Chiết xuất máu bò) được dùng trong các sản phẩm chống lão hóa.
Calf skin extract:
(Chiết xuất dạng dầu từ da bò) được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa.
Calf skin hydrolysate:
Có nguồn gốc từ acid, enzym hoặc các phương pháp thủy phân khác từ da bò. Được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa, giúp hình thành collagen. Gel màu vàng sáng hơi xanh được dùng trong các dung dịch wax lông, kem đánh răng, muối tắm, xà phòng và dầu gội đầu. Nó là một chất có tiềm năng gây dị ứng. Thành phần này có thể gây phản ứng chéo với các chất màu quinoline khác trong dược phẩm. Chất màu không xác định được gọi tên là Acid yellow 3.
California nutmeg extract:
(Chiết xuất hạt nhục đậu khấu) tên khoa học Torreya californica. Có tác dụng làm sáng màu da do có khả năng ức chế hoạt tính enzym tyrosinase.
Calluna vulgaris:
(Chiết xuất cây thạch nam) dạng cây thường xanh màu tím sống ở phía nam và các vùng núi cao.
Calomel:
(Thủy ngân chloride) dạng bột nặng, màu trắng, không mùi, không vị được dùng trong thuốc tẩy trắng và các loại kem tàn nhang. Thành phần này bị phân hủy dần dần dưới ánh nắng mặt trời thành thủy ngân chloride và kim loại thủy ngân. Thành phần này bị cấm sử dụng vào tháng 7 năm 1973, khi FDA cấm tất cả các sản phẩm mỹ phẩm chứa thủy ngân trên thị trường (ngoại trừ chất bảo quản chứa thủy ngân trong các sản phẩm dùng cho mắt).
Calophyllum inophyllum seed oil:
(Dầu hạt mù u) chất chống oxy hóa với khả năng hấp thụ tia uv. Nó cũng có thể dùng như một chất kháng khuẩn và dưỡng da. Đặc tính của nó bao gồm cải thiện sự trẻ hóa tế bào. Nó thường được kết hợp trong kem chống lão hóa và tái tạo da, kem chống nắng. Đặc tính này có ở loài Calophyllum tacamahaca. Xem thêm phần tamanu oil.
Camelina sativa seed oil:
(Dầu hạt cải) chất dưỡng ẩm và điều hòa, nó được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm chống lão hóa nhờ khả năng cải thiện độ đàn hồi và tính mềm dẻo. Các thành phần của nó bao gồm: acid alphalinolenic, acid linoleic và tocopherol.
Camellia kissi seed oil:
(Dầu hạt trà nhụy ngắn) được dùng để làm mềm và khô thoáng da. Các nhà sản xuất cho biết thành phần này có đặc tính tái tạo tế bào và khả năng phục hồi độ đàn hồi của da, làm cho nó phù hợp để làm dịu, làm lành thương tổn. Nó có khả năng chống oxy hóa dựa trên thành phần vitamin (vitamin A, B, C và E). Thường được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, kem ban đêm và sữa rửa mặt.
Camellia oil:
(Dầu trà) được sử dụng như một chất làm mềm không trơn nhờn trong các sản phẩm chăm sóc da, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống oxy hóa bởi vì hàm lượng acid oleic cao. Dầu trà có nguồn gốc từ hạt của Thea sasanqua nois.
Camellia seed oil:
(Dầu hạt hoa trà) dầu dễ dàng hấp thu, không để lại cảm giác dính nhớt trên da, chứa chất béo và các acid béo cần thiết, bao gồm add oleic. Dầu hạt trà cũng chứa vitamin E, với đặc tính chống oxy hóa. Các nhà sản xuất cho rằng thành phần này có lợi cho da khô, lão hóa và da bị bỏng nắng, được sử dụng trong cả chế phẩm dành cho da và tóc.
Camellia seed powder:
(Bột hạt trà) thành phần có tác động mài mòn.
Camphor:
(Long não) nguồn gốc từ cây Cinnamomum camphora, có đặc tính gây tê, kháng viêm, khử trùng, chất làm se, làm dịu có chức năng kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Sau khi hấp thu bởi mô hạ bì, nó kết hợp với acid glucoronic trong cơ thể và được đào thải qua nước tiểu. Camphor có hiệu quả trong điều trị da dầu và da mụn, mùi hương tương tự eucalyptus. Ở nồng độ cao, nó có thể gây kích ứng và làm tê liệt thần kinh cảm giác ngoại biên. Camphor thiên nhiên có nguồn gốc từ cây thường xanh bản địa ở châu Á, mặc dù hiện nay chất tổng hợp thường được sử dựng nhiều hơn.
Camphor benzalkonium methosulfate:
Chất lọc UV và hấp thu UV, có đặc tính kháng khuẩn.
Camphor oil:
(Dầu long não) nguồn gốc từ cây Cinnamomum camphora. Được sử dụng trong kem dưỡng ẩm, dưỡng tóc, lotion vùng mắt, lotion trước khi cạo râu/ lông, lotion sau khi cạo râu/ lông và làm mát da. Thành phần này được sử dụng như một chất tạo hương trong đồ uống, bánh nướng và đồ gia vị. Nó cũng được dùng trong kính gọng sừng, chất bảo quản trong dược phẩm, dịch ướp xác, trong sản xuất thuốc nổ, trong sơn mài, thuốc chống muỗi, dầu xoa bóp tại chỗ, thuốc cảm và thuốc mê. Nó được chưng cất từ những loại cây ít nhất 50 năm tuổi được hồng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Brazil và Sumatra. Năm 1980, FDA câm dầu long não khi dùng làm dầu xoa bóp trong cảm lạnh và đau cơ bắp bởi vì nó được báo cáo gây độc khi hấp thu qua da cũng như đường tiêu hóa nếu nuốt phải. Canada yêu cầu bên ngoài của mỹ phẩm dạng lỏng, chứa hơn 30% long não phải được khẳng định đủ có hiệu quả cho mục đích dùng ngoài và độc hại nếu nuốt phải.
Canadian balsam:
(Keo thu được từ cây thông linh sam) tạo màng phim được dùng trong dầu gội đầu và dầu xả tóc.
Canarium:
Tinh dầu thuộc họ Trám, được sử dụng như thành phần tạo mùi.
Canavalia ensiformis:
(Đậu tắc) cây phát triển nhanh, mọc thẳng, đôi khi cây bụi mọc hàng năm. Hạt ăn được nhưng có thể gây độc nếu dùng số lượng lớn. Được dùng làm chất dưỡng da.
Candelilla wax:
(Sáp candelilla) chiết xuất từ Euphorbia cerifera, kết hợp giữa dầu và sáp. Được sử dụng để tạo màng phim, có nguồn gốc từ cây candelilla và giống với sáp camauba.
Candida bombicola/sucrose/vegetable acid ester ferment:
(Ester của tinh dầu hạt hướng dương, add palm kernel và tinh dầu cây cải dầu) được sử dụng trong kem và dầu.
Candlenut tree:
Xem kukui nut oil.
Canola oil:
(Dầu canola) tạo độ mềm mịn và trơn nhờn tốt. Dầu canola được chiết xuất từ hạt cải dầu được xem là một chất tự nhiên thay thế cho dầu khoáng.
Canolamidopropyl betaine:
Chất chống tĩnh điện được dùng trong sản phẩm dưỡng da và che phủ da. Dùng trong kem dùng cho da mặt và da tay, xà phòng dịu nhẹ, mặt nạ bùn. Có thể gây bùng phát mụn.
Canolamidopropyl ethyldimonium ethosulfate:
Hợp chất amoni bậc IV được dùng làm chất chống tĩnh điện trong các sản phẩm dành cho tóc.
Cantharidin:
Gây phồng rộp da trong thuốc nhuộm tóc. Có thế gây phản ứng dị ứng. EU đã cấm sử dụng chất này trong mỹ phẩm. Xem cantharides tincture.
Canthaxanthin:
Chất tạo màu hồng có nguồn gốc từ nấm, động vật giáp xác, cá hồi và chim nhiệt đới. Đây là một carotenoid non-provitamin A tổng hợp được hấp thu dễ dàng bởi chất béo. Nó được sử dụng với mục đích thuộc da. Nếu nuốt phải có thể gây quáng gà, một số bằng chứng cho thấy khi nuốt vào số lượng lán sẽ gây lắng đọng tiên võng mạc. Xem beta-carotene.
Capers:
(Bạch hoa) tên khoa học Capparis spinosa. Chất tạo mùi tự nhiên có nguồn gốc từ cây bụi gai. Các nụ hoa ngâm được dùng như gia vị cho nước sốt và salad.
Capric acid:
Tinh thể rắn, có mùi hôi được dùng trong sản xuất hương trái cây nhân tạo ở son môi và nước hoa.
Caproic acid:
(Hexanoic acid) hương liệu thiên nhiên được tổng hợp từ táo, acid bơ, ca cao, nho, dầu lavender, dầu lavendin, mâm xôi, dâu và trà. Được sử dụng làm hương liệu trong bơ, butterscotch, trái cây, rượu rum và phô mai. Cũng được sử dụng trong sản xuất các dẫn chất “hexyl” như 4-hexylresorcinol.
Caproyl ethyl glucoside:
Thành phần làm sạch. Xem capric acid.
Caprylcapramidopropyl betaine:
Thành phần chống kết khối trong các sản phẩm dành cho tóc và foam booster.
Capryleth-4 carboxylic acid:
Chất làm sạch.
Capryl isostearate:
Chất làm mềm.
Caprylic acid:
Chất lỏng dạng dầu được tạo ra bởi quá trình oxy hóa octanol để sử dụng trong nước hoa. Xuất hiện trong tự nhiên dưới dạng add béo trong mồ hôi, sữa bò, sữa dê, dầu cọ và dầu dừa.
Caprylic/capric glycerides:
Chất làm mềm. Trên cơ sở thông tin sẵn có, CER đã xác nhận tính an toàn của chất này vào đầu những năm 1980 nhưng vẫn đang xem xét thông tin mới để đánh giá độ an toàn cuối cùng có nên được tái khẳng định, sửa đổi hoặc bổ sung hay không.
Caprylic/capric/lauric triglyceride:
Hỗn hợp triester của glycerin với các acid caprylic, capric và lauric. Một hỗn hợp dạng dầu có nguồn gốc từ dầu dừa, nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như chất mang để phân tán chất màu trong dầu tắm, keo xịt tóc và son môi. Cũng được sử dụng như chất làm ẩm giúp ngăn ngừa mất nước qua da. Độc tính thấp.
Capiylic/capric glycerides:
Chất làm mềm với đặc tính làm căng mịn tốt, thúc đẩy sự thâm nhập và không để lại cảm giác dầu nhờn trên da, được sử dụng hiệu quả trong kem, lotion và các công thức dầu.
Caprylic/capric/stearic triglyceride:
Hỗn hợp triester của glycerin với các add caprylic, capric và stearic.
Capitol collagen amino acids:
Chất lỏng với tác động ngăn ngừa mụn trứng cá. Xem thêm ammo acid và collagen.
Capryloyl collagenic acid:
Lipoamino acid được tìm thấy có những đặc tính kháng khuẩn tương tự như benzoyl peroxid khi làm test với vi khuẩn S. aureus, S.epidermidis và p. acnes. Kết quả cho thấy nó có hiệu quả tốt nhất trong điều trị mụn trứng cá thể nhẹ, cho kết quả tích cực trên mụn trứng cá thể vừa và nặng. Nó làm giảm tổn thương do viêm, nhưng không tác động đôi mụn trứng cá và nang. Khi ngưng điều trị, có sự tái phát nhẹ của các tổn thương do mụn.
Capryloyl hydrolyzed keratin:
Sản phẩm ngưng tụ của add caprylic và keratin thủy phân. Trước đây được gọi là keratin động vật thủy phân. Thành phần làm sạch và nuôi dưỡng tóc.
Capryloyl salicylic acid:
Chất dưỡng da. Đây là ester của acid salicylic và acid caprylic.
Caprylyl/capryl glucoside:
Chất hoạt động bề mặt thường dùng trong các chế phẩm tẩy rửa, chủ yếu là dầu gội đầu.
Caprylyl glycol:
Chất làm mềm có đặc tính dưỡng ẩm, cũng có thể dùng làm chất ổn định. Khi kết hợp với phenoxyethanol, hai thành phần này cho tác động kháng khuẩn hiệp lực.
Caprylyl methicone:
Có tính giữ ẩm. Nó giúp giữ nước trên bề mặt da.
Caprylyl/capryl glucoside:
Carbohydrate đóng vai trò chất làm sạch trong dầu gội đầu, kem dưỡng da và trong các loại pad (miếng cotton được thấm sẵn dung dịch). Xem capric acid.
Capsaicin:
Thành phần tạo mùi hăng trong ớt, đang được nghiên cứu để làm thuốc giảm đau và kháng viêm. Nó có mặt trong các loại kem chống viêm khớp.
Capsanthin/Capsorubin:
Phẩm màu có nguồn gốc từ than đá, được dùng trong thuốc nhuộm tóc ở châu Âu.
Capsella bursa:
(Tề thái) tên khoa học Capsella bursa-pastoris, thuộc họ mù tạt. Có mùi hăng, vị đắng, và gây săn se. Làm ẩm một miếng cotton với nước ép của nó giúp ngăn chảy máu cam. Thành phần của nó bao gồm: saponin, choline, acetylcholine và tyramine. Những chế phẩm này được sử dụng trong y học hiện đại để kích thích chức năng thần kinh cơ. Ngoài ra, chúng cũng làm giảm kích ứng đường tiết niệu, được chứng minh gây co thắt tử cung và hạ huyết áp.
Capsicum:
(Ớt chín khô) được dùng trong thuốc nhuộm tóc để kích thích da dầu, thuốc làm dịu da bị kích ứng và gây kích thích bên trong dạ dày. Có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng.
Captan:
(N-(trichloromethylthio)-4-cyclohexene-l,2-dicarboxi-mide) chất bảo quản dùng trong mỹ phẩm,là, thuốc diệt nấm có độc tính thấp, nhưng với liều cao có thể gây tiêu chảy và sụt cân. Độc tính trên người chưa được tìm thấy, gây đột biến và ung thư ở chuột sau khi uống phải. CIR kết luận rằng các dữ liệu sẵn có không đủ để kết luận về độ an toàn của captan khi sử dụng trong mỹ phẩm. EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng chất này trong mỹ phẩm.
Caramel:
Được dùng làm chất tạo màu, tạo màu nâu nhẹ cho sản phẩm. Nó cũng hoạt động như một chất làm dịu trong các chế phẩm chăm sóc da. Caramel là một dung dịch thu được từ đường hoặc dung dịch glucose nóng chảy.
Carapa guaianensis oil:
Chất làm biến tính (denaturant).
Caraway oil:
(Dầu caraway) thu được từ loài Carum carvi, một loại dầu có khả năng làm giảm các vết thâm tím, và được cho rằng có đặc tính tái tạo mô. Nó có lợi cho da mụn và da dầu. Caraway là một chất thuộc nhóm có vòng thơm, một loài thực vật hoa tán, chẳng hạn như cây hồi, cây thìa là Ai Cập, cây thìa là đặc trưng bởi tính chất trị chứng đầy hơi. Carvene (cũng được tìm thấy trong dầu cây thìa là) một loại dầu đã oxy hóa, và carvol là hai thành phần chủ yếu của dầu caraway. Dầu caraway thu được từ chung cat hạt, có thể gây ra các phản ứng dị ứng và kích ứng da.
Carbamate:
Hợp chất dựa trên acid carbamic, chỉ được sử dụng dưới dạng các dẫn chất hoặc muối của nó. Carbamate được dùng trong thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu carbamate bao gồm: aldicarb, 4-benzothienyl-N-methyl carbamate, bufencarb (BUX), carbaiyl, carbofuran, isolan, 2-isopropylphenyl-N-methyl carbamate, 3-isopropyl phenylmethyl carbamate, maneb, propoxur, thiram, zectran, zineb và 7.1 ram. Acid carbamic là chất không màu và không mùi, làm suy yếu tủy xương và thoái hóa não, buồn nôn và nôn, gây độc trung bình.
Carbenia benedicta:
(Kế lông) tên khoa học Cnicus benedictus. Loại cây gai chứa tannin, lactone, chất nhầy và tinh dầu cần thiết. Được dùng để điều trị đau bụng và gan, làm tăng sự thèm ăn, hạ sốt và phá vỡ các cục máu đông, giảm vàng da và viêm da, ngưng chảy máu. Năm 1992, FDA cho biết thảo dược này chưa được chứng minh độ an toàn và hiệu quả như các sản phẩm OTC về hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt đường uống.
Carbitol:
Dung môi dùng trong sơn móng tay. Hấp thụ nước từ không khí và có thể trộn được với aceton, benzen, alcohol, nước và ether. Độc tính cao hơn polyethylene glycol.
Carbocysteine:
Amino acid, giúp kiểm soát sản xuất bã nhờn. Xem phần amino acid.
Carbohydrates:
Tinh bột và đường có chứa tỷ lệ cao carbohydrat. Đây là những chất hóa học có chứa carbon, hydro và oxy. Gôm và chất nhầy là những carbohydrat phức tạp, là thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm dịu nhẹ.
Carbomer 934,941,980,981:
Trọng lượng phân tử cao, các polymer liên kết chéo. Chúng được sử dụng như chất làm đặc, tạo treo, và ổn định nhũ tương trong mỹ phẩm. Thường dùng với triethanolamin, natri hydroxid hoặc các hợp chất kiềm khác để tạo liên kết chéo với polymer. Bột màu trắng, hơi acid, carbomer phản ứng với các phân tử chất béo để tạo độ đặc, độ ổn định cho nhũ tương dầu trong nước.
Carbomer 940:
Polymer polyvinyl carboxy liên kết chéo với các ether của pentaerythritol. Được sử dụng như một chất làm tăng độ nhớt hoặc chất tạo gel. Carbomer 940 là chất làm đặc gel hiệu quả trong bào chế các gel trong suốt, lóng lánh, cũng như ổn định các nhũ tương. Được sử dụng như chất làm đặc, tạo heo, ổn định nhũ tương trong mỹ phẩm. Cách sử dụng: nồng độ thường sử dụng là 0,1 – 0,5% tùy thuộc vào độ sệt mong muốn của công thức. Carbomer phải được khuấy đều đến khi ngậm nước hoàn toàn. Tăng pH > 5 để tạo ra cấu true dạng gel. Thực hiện trung hòa bằng các kiềm vô cơ như NaOH, KOH hoặc triethanolamine (TEA). Chỉ sử dụng ngoài da.
Carbon black:
Dạng nhân tạo của carbon hoặc than, bao gồm than động vật, muội than lò, bồ hóng, muội đèn, than hoạt tính. Than động vật được dùng như chất tạo màu đen trong bánh kẹo. Than hoạt tính dùng làm chất giải độc khi nuốt phải chất độc và là chất hấp phụ trong tiêu chảy. Những loại khác được sử dụng trong công nghiệp. Carbon black không được chấp thuận bởi FDA, nó được đánh giá lại và sau đó bị cấm vào năm 1976. Nó được tìm thấy trong các thử nghiệm gây ung thư bởi thuốc nhuộm tóc, hiện không còn được sử dụng trong các loại kẹo, thuốc và mỹ phẩm.
Carbon dioxide:
Chất khí không màu, không mùi, không gây cháy với tính add yếu. Được sử dụng như chất phân tán trong các loại kem có chứa khí tạo áp lực nén. Cũng được dừng làm carbonate trong đồ uống và đá khô cho tủ lạnh trong ngành thực phẩm đông lạnh. Được sử dụng tạo khói không độc trên các sân khấu. Có thể gây khó thở, buồn nôn, tăng huyết áp và mất phương hương nếu hít phải lượng lớn.
Carbon disulfide:
EU cấm sử dụng trong mỹ phẩm.
Carbonic acid:
Hình thành từ muối carbonat và bicarbonat bởi phản ứng với kiềm, được tạo ra trong quá trình lên men rượu hay bằng cách đốt và phân hủy các hợp chất hữu cơ. Kết hợp với vôi sống tạo thành đá vôi hoặc cẩm thạch. Thực vật. cần carbonic để phát triển, chúng hấp thụ carbonic và thải ra oxy.
Carbopol:
Xem carbomer.
Carbowax:
Polyethylene glycol dạng rắn được dùng trong mỹ phẩm và dược phẩm. Có thể gây dị ứng. Xem polyethylene glycol.
Carboxybutyl chitosan:
Chất tạo màng phim và thành phần dưỡng da, tóc. Xem chitin.
Carboxyethyl-aminobutyric acid:
Được mô tả như một amino acid, thành phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào.
Carboxylic acid:
Nhóm acid hữu cơ bao gồm acid béo như: amino acid, benzoic acid và salicylic acid.
Carboxymethyl cellulose:
(Cellulose gum) chất làm đặc thường dùng trong các công thức mỹ phẩm, được sử dụng nhiều trong sữa tắm, mặt nạ, kem dưỡng da và dầu gội đầu. Nó được xem như một nguyên liệu không gây dị ứng.
Carboxymethyl chitin:
Chất giữ ẩm. Nó có nguồn gốc từ bộ xương ngoài của tôm và cua. Xem thêm chitin.
S-carboxymethyl cysteine:
Sử dụng trong chất làm săn se.
Carboxymethyl dextran:
Chất tạo màng phim và chất làm đầy. Xem thêm dextran.
Carboxymethyl hydroxyethylcellulose:
Chất kết dính và chất nhũ hóa.
Carboxymethyl hydroxypropyl guar:
Chất nhầy dùng như chất kết dính và chất ổn định. Xem guar gum.
Carboxypolymethylene:
Chất kết dính, chất tạo màng và chất ổn định nhũ tương, giúp làm tăng độ nhớt của sản phẩm. Xem thêm Carbomer.
Carbromal:
Thuốc an thần. Bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm bởi hầu hết các cơ quan quản lý.
Carboxyvinyl polymer:
Nhựa tổng hợp, cung cấp độ nhớt và độ đặc phù hợp, làm ổn định nhũ tương hoặc trạng thái phân tán trong mỹ phẩm. Kết hợp trong các công thức mỹ phẩm tạo thành gel rõ rệt.
Carcinogen:
Thành phần gây ung thư.
Carcinogenic:
Chất có khả năng gây ung thư.
Cardamom oil:
(Dầu tiểu đậu khấu) thu được từ loài Elettana cardamomum, chất có đặc tính khử trùng, kích thích và khử mùi. Đây là một loại thảo mộc sống lâu năm cho sản lượng hạt chứa dầu dễ bay hơi, dầu không bay hơi, muối kali, chất tạo màu cơ bản, tinh bột, chất nhầy chứa nitơ, sợi gỗ, nhựa dẻo và tro. Dầu dễ bay hơi chứa terpineol, terpen và đneol.
Carmine:
Chất tạo màu đỏ thẫm. Đây là hồ nhôm của chất màu cochineal, một chất màu tự nhiên có nguồn gốc từ côn trùng cái Coccus cacti khô. Carmine có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Carminic acid:
(Natural Red No.4) dùng trong mascara, phấn nước và màu mắt (màu đỏ). Đây là chất tạo màu từ loại côn trùng (xem thêm Carmine). Chất này có màu đỏ đậm trong nước và tím đến vàng trong acid. Có thể gây phản ứng dị ứng. Bị cấm bởi FDA.
Carnation:
Tinh dầu của hoa kép đinh hương màu hồng. Chất rắn màu xanh nhạt không có mùi đặc trưng của carnation đến khi pha loãng. Dùng trong chất tạo mùi.
Camauba wax:
(Sáp camauba) sáp thực vật được tiết ra từ lá cây cọ Copernicia cerifera trồng ở Brazil, gồm có các ester sáp (85%), các add béo tự do, alcohol béo và resin (15%). Đây là chất làm đặc không tạo gel, chất tăng độ nhớt và tính đồng nhất (cho kết cấu tốt và tính ổn định do có điểm nóng chảy cao), làm mềm, dưỡng ẩm, giúp bảo vệ da tốt, được dùng để tạo màng và tạo kết cấu trong các chế phẩm mỹ phẩm. Sáp camauba cũng hình thành một lớp bảo vệ trên bề mặt da. Nó có độ nóng chảy cao nhất so với các loại sáp thực vật trong tự nhiên và không gây ra các phản ứng dị ứng. Cách sử dụng: đun nóng để làm chảy trước khi sử dụng, thêm vào pha dầu của công thức cần nhũ hóa, nồng độ thường sử dụng từ 2 – 40%.
Carnitine:
(L-camitine) dạng bột tinh thể với màu đặc trưng, tan trong nước với độ tan 2,5 mg/ml nước ở 20°c. L-camitin có tính chất hút ẩm giúp da mềm, mịn và đủ ẩm. Một nghiên cứu đã xác định rằng L-carnitin có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm tình hạng cháy nắng, sẹo do thủy đậu và giảm nếp nhăn. Cách sử dụng: hàm lượng thường dùng 115%.
Carnitine hydroxydtrate:
Amino acid giúp làm tan mỡ dự trữ trong các tế bào hiệu quả hơn cả caffein, có lợi trong các sản phẩm giảm béo.
Calmosine:
Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa phá hủy tế bào bởi các hoạt động của gốc tự do. Các nghiên cứu chỉ ra khả năng tăng cường chức năng miễn dịch của nó. Camosin là một amino acid tự nhiên. Trong mỹ phẩm, nó được ứng dụng để chống lão hóa và dưỡng da.
Carob extract:
(Chiết xuất minh quyết) thu được từ loài Ceratonia siliqua, có khả năng chống nhiễm trùng. Chiết xuất lá non chứa: acid caroborelinic, acid carobic, acid steocarobic, carobon và carobin.
Carotene:
Được dùng để cung cấp màu đỏ – cam trong mỹ phẩm. Đây là chất tạo màu vàng chính trong bơ, cà rốt và lòng đỏ trứng. Caroten được tìm thấy trong cây cũng như trong mô động vật. Xem thêm beta-carotene.
Carotenoids:
Tìm thấy trong mùi tây, cà rốt, khoai lang và hầu hết rau quả có màu xanh, đỏ và vàng. Đây là tiền chất của vitamin A có tác dụng chống oxy hóa và biệt hóa tế bào (tế bào ung thư không được biệt hóa). Có hàng trăm carotenoid trong tự nhiên.
Carotene oil:
Dầu màu đỏ – cam có chứa caroten, được sử dụng để tạo màu, thu được từ cà rốt.
Carrageenan extract:
(Chiết xuất rêu Ireland) thu được từ loài Chondrus crispus, là chất làm đầy phổ biến, dạng muối natri, có đặc tính làm đông.
Carrageenan:
Các polysaccharide mạch thẳng sulfate hóa, được chiết từ các loài rong sụn, rong đỏ. Thành phần này có khả năng cấp và giữ ấm giúp da mềm mịn. Ngoài ra, carrageen cũng thúc đẩy quá trình ly giải lipid, hiệu quả trong trị cellulite.
Caribbean sea-whip extract:
(Chiết xuất roi biển vùng Caribean) dùng trong sản phẩm chống lão hóa, làm dịu quá trình viêm và hoạt động như chất chống nắng tự nhiên.
Carrot extract:
(Chiết xuất cà rốt) thu được từ loài Daucus carota, chứa ít nhất 89% nước, beta-caroten, đường, một ít tinh bột, chiết xuất gluten, albumin, dầu dễ bay hơi, thạch hoặc pectin, muối, acid malic và carotin, giúp dưỡng da.
Carrot oil:
(Dầu cà rốt) thu được từ cà rốt, được sử dụng từ thế kỷ thứ 16 cho các bệnh về da để làm sạch, tẩy rửa và làm khô thoáng. Chất giàu caroten này được chỉ định cho da mụn, viêm da, kích ứng, phát ban và nếp nhăn trên da.
Carrot oleoresin:
Có đặc tính làm mềm tốt, được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc.
Carrot seed oil:
(Dầu hạt cà rốt) chứa beta-caroten và vitamin A, cung cấp đặc tính chống oxy hóa, có lợi trong điều trị khô da và da bị hư tổn.
Carveol:
Hương liệu bạc hà, bạc hà lục, dùng trong đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng. Trong tự nhiên có ở caraway và nho.
Carvone (D hoặc L):
(Dầu caraway) D-carvone thu được khi chưng cất hạt caraway và dầu hạt thìa là, không màu tới vàng nhạt, mùi của caraway. L-carvone có mặt trong một số loại tinh dầu. Thành phần này có thể được phân lập từ dầu bạc hà hoặc tổng hợp từ d-limonene, không màu hoặc màu vàng nhạt với mùi bạc hà. D-carvone là thành phần hương liệu tổng hợp trong đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng. Dùng trong nước hoa và xà phòng.
Carvil acetate:
Hương liệu bạc hà tổng hợp trong đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng.
Carvil propionate:
Hương liệu bạc hà tổng hợp trong đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng.
Carya illinoinensis:
Chất tạo màu dùng trong mỹ phẩm.
Caryophyllene acetate:
Chất ổn định mùi có trong nhiều loại tinh dầu, đặc biệt là dầu đinh hương. Không màu, có mùi giống đinh hương. Được dùng trong đồ uống, kem, kẹo, bánh nướng và kẹo cao su. Không tan trong rượu.
Cascara:
Tên khoa học Rhamnus purshianus. Hương liệu tự nhiên có nguồn gốc từ vỏ cây khô của loài thực vật ở bắc Idaho tới bắc
California:
Dùng trong bơ, caramel và hương liệu vani. Dùng để làm dịu da trong lotion và kem.
Cascara sagrada extract:
(Chiết xuất hắc mai) thường dùng như một yếu tố làm mềm da trong kem và lotion. Nó cũng có thể kết hợp trong các sản phẩm chăm sóc da để bảo vệ da từ các yếu tố tác động bên ngoài, cũng như cải thiện tình hạng chung của da. Nó cũng có thể được sử dụng làm hương liệu. Chiết xuất này được lấy từ vỏ các cây bụi có chứa glucosid.
Cascarilla bark:
(Họ đại kích) hương liệu tự nhiên thu được từ vỏ cây trồng ở Haiti, Bahamas và Cuba. Dùng như chất tạo hương và chất làm mềm trong mỹ phẩm, chất tạo hương trong thực phẩm.
Casein:
Protein chính của sữa bò dùng như “protein” trong các chế phẩm bảo vệ và nuôi dưỡng tóc, giúp tóc dày hơn, giảm xơ rối và dùng tạo màng phim trong mặt nạ làm đẹp. Bột màu trắng, hấp thụ nước mà không có mùi đáng chú ý. Ngoài ra, thành phần này cũng sử dụng như chất nhũ hóa trong nhiều mỹ phẩm và trong các chế phẩm ăn uống đặc biệt.
Casein amino acids:
(Protein sữa thủy phân) được dùng làm chất nhũ hóa trong nhiều mỹ phẩm, liên kết với nước để dưỡng ẩm. Xem thêm amino acid và milk protein.
Cashew nut oil:
(Dầu hạt điều) tên khoa học Anacardium occidentale.
Cassia oil:
(Tinh dầu nhục quế) màu tối, hơi khó chịu và nặng hơn cinnamon thật. Thu được từ cây nhiệt đới ở châu Á và dùng trong nước hoa. Nó có thể gây kích ứng và dị ứng như nghẹt mũi.
Cassie flowers:
(Hương liệu) nước hoa Cassie được chưng cất từ những bông hoa. Cassie cần thiết dùng trong các chế phẩm có hương thơm, sử dụng rộng rãi trong nước hoa ở châu Âu. Cây được sử dụng làm chất độc trong mũi tên ở Bờ Biển Ngà. Hạt chứa alkaloid chưa được định danh dùng để tiêu diệt chó dại ở Brazil. Vỏ cây có tính săn se và tính chỉ thống, cùng với lá và rễ được sử dụng trong y học. Nhánh cây dùng ở An Độ như bàn chải đánh răng. Gôm ở rễ được nhai chữa đau họng. Ngoài ra, còn được dung trong chống co thắt, kích dục, làm săn se, chỉ thống, tiêu chảy, giải nhiệt, thấp khớp và dùng làm chất kích thích, chữa khó tiêu và loạn thần kinh. Những bông hoa được thêm vào thuốc mỡ, thoa trên trán chữa đau đầu. Người Costa Rica dùng gôm từ thân cây để trị tiêu chảy, tiết dịch âm đạo và chảy máu tử cung. Người Panama và Cuba sử dụng vỏ để trị viêm kết mạc. Người Cuba dùng vỏ sắc lên để chữa đau họng. Đối với đau khớp, người dân ở phía tây Ấn Độ đắp vỏ cây vào các khớp. Nước sắc của rễ được đề xuất như phương thuốc dân gian trị lao và ung thư.
Castanea sativa:
(Dẻ thơm) tên khoa học Castanea vulgaris, vỏ chứa tannin là chất săn se.
Castile soap:
Xà phòng mịn, cứng, thường có màu trắng hoặc kem, nhưng thinh thoảng có màu xanh lá cây.
Castor isostearate succinate:
Được dùng trong mỹ phẩm để thay thế lanolin, được phân loại là một thành phần tự nhiên.
Castor oil:
(Dầu thầu dầu) đặc tính làm mềm da cao, thâm nhập vào da dễ dàng và mang lại sự mềm mại cho làn da, sử dụng kết họp vói các thành phần khác trong công thức mỹ phẩm. Dầu thầu dầu có chứa ester của glycerin và acid ricinoleic (một acid béo chưa no) nồng độ cao. Tác dụng phụ rất hiếm xảy ra, nếu có, thường liên quan đến kích ứng da hoặc các phản ứng dị ứng. Nó thu được bằng cách ép lanh hạt của cây Ricinus communis. Dầu thầu dầu có thể gây kích ứng, bởi vì hạt có chứa chất độc (được loại bỏ trong quá trình chế biến), có mùi khó chịu nên khó sử dụng trong mỹ phẩm.
Castoreum:
Dùng trong nước hòa như một chất cố định hương. Có màu kem, nâu cam với mùi nồng và vị đắng, tiết ra từ các tuyến của hải ly. Dịch tiết được lấy từ khu vực giữa âm hộ và hậu môn của hải ly cái, từ bìu và hậu môn của hải ly đực. Người ta sử dụng castoreum làm hương thơm để bẫy hải ly.
Catalase:
Enzym từ gan bò dùng trong sữa, để làm phô mai và loại bỏ peroxide, cũng dùng kết hợp với glucose oxidase trong màng bọc để ngăn ngừa hư hỏng do oxy hóa ở thực phẩm và mỹ phẩm.
Catalyst:
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng hóa học.
Catechol:
(Catechin) chất điều chỉnh màu tóc, có màu xám nâu. Đây là alcohol phenol được tìm thấy trong catechu black. Được đinh danh bỏi Proposition 65 năm 2003 để chữa ung thư.
Catecholamines:
Nhóm các chất hóa học tự tạo như chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone, có thể tổng hợp được. Các catecholamine chính là dopamine, norepinephrine và epinephrine. Catecholamine có liên quan đến điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, cơ, chuyên hóa và chức năng hệ thần kinh trung ương.
Catechu black:
(Cây keo cao) tên khoa học Acacia catech, dùng trong sản phẩm vệ sinh bồn cầu, có màu nâu và đen. Dùng như chất làm săn se. Có thể gây các phản ứng dị ứng.
Cationic:
Nhóm các chất tổng hợp được dùng làm chất nhũ hóa, thành phần làm ẩm và chất khử trùng trong các loại kem dùng cho tay. Các ion tích điện dương (cation) có tính kháng nước. Hầu hết các sản phẩm tẩy rửa tổng hợp nào cũng chứa gần như các hợp chất amoni bậc IV với carbon và nitơ. Được dùng như chất làm ẩm và nhũ hóa trong add để trung hòa các dung dịch, chất diệt khuẩn hoặc diệt nấm. Độc tính phụ thuộc vào các thành phần được sử dụng.
Catnip:
(Bạc hà mèo) tên khoa học Nepeta cataria. Thảo mộc này được dùng hỗ trợ tiêu hóa, trong đau bụng và đầy hơi. Lá cây chứa tinh dầu và tannin. Các nhà thảo dược học dùng nó trong trà để an thần, chữa mất ngủ, sốt, cảm lạnh và tiêu chảy. Nó được báo cáo hiệu quả trong điều trị thiếu máu thiếu sắt, rối loạn kinh nguyệt và chứng khó tiêu. Năm 1992, FDA đã ban hành thông báo rằng catnip không được chứng minh an toàn và hiệu quả khi đã khẳng định trong các sản phẩm OTC.
Caulerpa taxiíoỉỉa:
Xem algae.
Caviar extract:
(Dịch chiết trứng cá tầm) có tác dụng dưỡng ẩm, căng bóng da.
Cayenne:
(Ớt) tên khoa học Capsicum annum, chứa capsaicin, carotenoid, flavonoid, tinh dầu thiết yếu và vitamin c. Cayenne là chất kích thích, chất làm săn se và chống co thắt. Các nhà thảo dược học dùng nó cho các khớp bị viêm hoặc cầm máu. Xem capsicum.
CD:
Viết tắt của rượu đã biến tính hoàn toàn, nghĩa là đã hình thành chất độc và không uống được.
CD alcohol 19:
Rượu biến tính được sử dụng làm dung môi.
CDer:
Trung tâm đánh giá và nghiên cứu thuốc của FDA.
Cedar:
(Tuyết tùng) tên khoa học Cedrus atlantica, màu trắng, đỏ hoặc màu khác tùy loài cây tuyết tùng khác nhau, thu được bằng cách chưng cất từ lá và cành tưới. Nó thường được dùng trong nước hoa, xà phòng và túi hương liệu. Được sử dụng thường xuyên để thay thế cho tinh dầu hoa oải hương. Thường có mùi long não mạnh để đuổi côn trùng. Dầu cedar có thể làm chất cảm quang, gây các phản ứng ở da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Cedarwood oil:
(Dầu gỗ tuyết tùng) có đặc tính khử trùng, an thần và làm săn se, được dùng làm chất định hướng trong nước hoa do dễ pha trộn với các loại dầu khác. Dầu này cũng được dùng trong phát ban da và giảm ngứa. Nó tốt cho da dầu và da mụn, có lợi trong các trường hợp viêm da, eczema và bệnh vẩy nến. Dầu tuyết tùng tồn tại 2 loại: một loại từ Morocco Cedrus atlantica và một loại là Juniperus virginiana (hoặc tuyết tùng đỏ) là một loài cây bách xù ở Hoa Kỳ (dầu của nó rất giống với tuyết tùng thật). Dầu tuyết tùng có thể gây kích ứng khi sử dụng ỏ nồng độ cao. Dầu tuyết tùng thu được từ lá, cành non.
Cedryl acetate:
Chất lỏng không màu có mùi tuyết tùng nhẹ. Dùng trong hương liệu. Xem cedar.
Cekur:
(Địa liền) tên khoa học Kaempferia galanga. Dù thuộc họ gừng, nhưng nó không có mùi giống gừng mà có một hương vị đặc biệt. Ở Ấn Độ, hương liệu dùng trong làm sạch tóc, bột và mỹ phẩm được làm từ thân rễ và lá cây, cũng được sử dụng để bảo vệ quần áo chống lại côn trùng.
Celandine:
(Cây bạch tiền) tên khoa học Chelidonium majus, được dùng với đặc tính chống co thắt và giảm viêm. Tuy nhiên, nó có thể gây kích ứng. Celandin chứa nhiều alkaloid, bao gồm chelidonin, sanguinarin, alpha-v beta-homo chelidonin, berberin và cheleryhiin, một số trong đó có thể giúp cải thiện lmi lượng máu. Các thành phần khác của nó là resin và enzym protease. Nó cũng được dùng như chất màu “tự nhiên”. Nó có thể kết hợp trong các sản phẩm dưỡng mắt để cải thiện vùng mắt.
Celery:
(Cần tây) tên khoa học Apium graveolens, được biết đến ở châu Âu bởi quân dân khi trở về nhà từ La Mã. Hạt được dùng lợi tiểu, thanh lọc máu và điều trị viêm khớp. Nó được dùng trong mỹ phẩm “hữu cơ”. Hạt có thể là nguyên nhân gây nhạy cảm với ánh nắng và gây dị ứng với một số người.
Celluloid:
Hợp chất cần thiết trong móng tay gồm cellulose nitrate và camphor (xem camphor oil) hoặc các chất làm dẻo khác. Cũng sử dụng trong bàn chải và lược, trong phim của máy chụp hình và các sản phẩm gia dụng khác.
Cellulose:
Chất làm đặc và chất nhũ hóa, có nguồn gốc từ thực vật
Cellulose:
(Microcrystalline) dùng làm chất nhũ hóa trong mỹ phẩm, là thành phần chính của sợi thực vật.
Cellulose fiber:
(Sợi cellulose) dùng làm chất làm đặc, chất tạo treo và kết dính.
Cellulose gum:
Chất làm đặc, kết dính và tạo nhũ tương đương sợi cellulose. Nó chống lại vi khuẩn phân hủy và cung cấp một sản phẩm với độ nhớt đồng nhất, có thể ngăn ngừa mất độ ẩm da bằng cách hình thành một lớp màng trên bề mặt da, và cũng giúp tạo mùi trong mỹ phẩm. Các thành phần này chứa trong thành tế bào thực vật (thường được chiết xuất từ bột gỗ hoặc cotton). Xem thêm carboxymethyl cellulose.
Centaurea cyanus:
(Bông bắp) có nguồn gốc từ châu Âu, hoa màu xanh, hồng hoặc trắng. Chiết xuất từ hoa này có khả năng kháng viêm, săn se và làm dịu da.
Centaury:
Tên khoa học Erythraea centaurium, dạng cây hàng năm, nhỏ có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, nó được sử dụng bởi các nhà thảo dược học cho bệnh vàng da, được dùng làm thuốc bổ, kích thích sự thèm ăn và trợ tiêu hóa. Đây là thành phần khử trùng mạnh và rất tốt cho các vết trầy xước, cũng dùng trong nước súc miệng. Dùng trong mỹ phẩm “hữu cơ”.
Centella:
(Rau má) thuộc họ Hoa tán, thành phần chứa asiaticoside, madecassoside. Nhiều nghiên cứu chứng minh dịch chiết rau má có khả năng kháng viêm, dưỡng ẩm và chữa lành vết thương rất tốt.
Century extract:
Cây mọng nước có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, Lá và nước ép chứa saponin, tinh dầu bay hod, gôm và protein. Nó được dùng trong mỹ phẩm như chất làm săn se và làm mềm mịn. Nó còn được biết làm đều màu da, mờ thâm nám và các rối loạn sắc tố khác. Các nhà thảo dược học dùng trong lợi tiểu, sát trùng và tạo ra máu kinh nguyệt. Nó cũng được sử dụng cho các bệnh về da và trị bỏng, vết cắt. Gây độc với liều lượng lớn. Có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, buồn nôn, nôn và xuất huyết. Liều lớn và thường xuyên dẫn đến tổn thương gan.
Cephaelis ipecacuanha:
Xem ipecac.
Cephalins:
Mô hệ thống thần kinh trung ương, được sử dụng trong các loại kem dưỡng da và chống lão hóa.
Ceraalba:
Xem beeswax.
Ceramide:
Có nguồn gốc từ glucosylceramide (GC), được hình thành với số lượng lớn bởi lớp biểu bì. Ceramide đóng một vai trò quan trọng trong chức năng rào tự nhiên của da, được tìm thấy ở lớp sừng (SC) và được sản xuất ở lớp hạt, thuộc lớp sừng. Ceramide là một dạng lipid phức tạp (sphingolipid) liên quan đến tín hiệu tế bào, giúp khôi phục hàng rào bảo vệ và tăng cường khả năng giữ nước. Trong thực tế, chúng còn được biết đến với vai ữò quan trọng ữong sự phát triển, chết có chương trình, tăng trưởng tế bào, lão hóa và sự biệt hóa về kiểm soát chu kỳ tế bào. Ceramide có cấu trúc gồm một acid béo tự do liên kết amid với ammo add chuỗi dài (sphingoid), được phân loại thành các ceramide từ 1 đến 9, cùng với hai ceramide gắn protein là ceramide A và B (liên kết cộng hóa trị với các protein sừng, ví dụ: involucrin). Các nhóm ceramide khác nhau được phân nhóm theo sự sắp xếp của sphingosine (S), phytosphingosine (P) hoặc 6-hydroxysphingosine (H) với alpha-hydroxy (A) hoặc add béo nonhydroxy (N) được gắn vào. Ceramide 1 đặc biệt vì nó không phân cực và chứa add linoleic. cấu trúc độc đáo của ceramide 1 cho phép nó hoạt động như một đinh tán phân tử, gắn kết nhiều lớp kép của sc với nhau. Ceramide 1,4,7 có chức năng quan trọng trong tính toàn vẹn biểu bì và lưu trữ add linoleic (một add béo thiết yếu có vai trò quan trọng trong hàng rào lipid biểu bì). Các ceramide có nguồn gốc từ sphingomyelin (ceramide 2,5) rất cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của lớp sừng. Ceramide tổng hợp (hay pseudoceramide) chứa các nhóm hydroxyl, hai nhóm alkyl và một liên kết amid cùng các thành phần cấu trúc chính của ceramide tự nhiên. Ceramide là thành phần phổ biến trong các chế phẩm chăm sóc da, được chứng minh hiệu quả cải thiện tình trạng da như viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, viêm da tiếp xúc và một số rối loạn di truyền có liên quan tới hàm lượng ceramide bị cạn kiệt có thể được cải thiện thông qua việc sử dụng ceramide ngoại sinh hoặc các chất tương tự ở dạng tổng hợp. Về tính an toàn, nghiên cứu nhận thấy rằng ceramide thương mại không ngăn chặn sự tăng trưởng keratinocyte hoặc gây độc cho tế bào cũng như can thiệp vào tính thấm của tế bào, an toàn khi sử dụng tại chỗ.
Cerebrosides:
Acid béo và đường tìm thấy trong lớp phủ của dây thần kinh.
Ceresin:
Điều chỉnh độ nhớt, đặc tính tạo treo và sự ổn định trong các sản phẩm chăm sóc da. Nó được sử dụng trong kem bảo vệ để thay thế sáp ong và paraffin. Ceresin là hỗn hợp sáp của hydrocarbon có màu trắng tới vàng thu được bằng cách tinh chế ozokerit. Ceresin có thể gây các phản ứng dị ứng.
Ceresin wax:
(Ceresin) chất làm đặc và chất kết dính với đặc tính không gây bít tắc lỗ chân lông. Xem thêm ceresin.
Cereus grandiflorus:
Xem cactus.
Ceria/silica:
Chất hấp thụ tia uv.
Ceria/silica talc:
Chất hấp thụ tia uv.
Cerium oxide:
Chất cản quang.
Cerotic acid:
(Hexacosanoic acid) acid béo thu được từ sáp ong, sáp camauba hoặc sáp Chinese. Bột hoặc tinh thể không mùi, màu trắng, tan trong cồn, benzen, ether và aceton. Xem beeswax.
Cetalkonium chloride:
Có nguồn gốc từ amoni, là thành phần kháng khuẩn được sử dụng trong mỹ phẩm, tan trong nước, rượu, aceton và ethyl acetate. Xem thêm quaternary ammonium compounds.
Cetearalkonium bromide:
Muối amoni bậc IV, là sự pha trộn giữa các gốc cetyl và stearyl.
Ceteareth-3:
(Cetylstearyl ether) chất lỏng dầu được chưng cất bởi cetyl alcohol từ mõ cá voi (spermaceti) và stearyl alcohol từ dầu tinh dịch cá voi (sperm whale oil). Hợp chất này được sử dụng là chất làm mềm, chất nhũ hóa, thành phần chống tạo bọt và chất bôi trơn trong mỹ phẩm.
Ceteareth, ceteareth 4,12,19, 30:
Tất cả đều được sử dụng với đặc tính làm mềm, nhũ hóa, không bọt và/hoặc chất bôi trơn toong mỹ phẩm. Ceteareth thu được từ cetyl alcohol và stearyl alcohol. Ceteareth-4 là polyethylene glycol ether của cetearyl alcohol. Ceteareth-20 và 30 cũng là những chất hòa tan tốt.
Ceteareth-5:
Chất làm mềm và chất nhũ hóa từ cetyl alcohol và ethylene oxide.
Ceteareth-20:
Polyethylene glycol ether của cetearyl alcohol được sử dụng rộng rãi như một chất hoạt động bề mặt, thành phần làm sạch và chất hòa tan. Ceteareth-20 là một chất nhũ tương HLB cao, được sử dụng trong nhũ hóa dầu nước. Nhũ tương ổn định đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với một chất nhũ tương khác như glyceryl stearate. Hòa tan trong nước và rượu isopropyl. Được sử dụng với đặc tính làm mềm, nhũ hóa, không bọt hoặc chất bôi trơn trong mỹ phẩm. Cách sử dụng: thường dùng ở nồng độ 0,5 – 30%, chỉ dùng ngoài da. Hội đồng chuyên gia của CIR cảnh báo răng thanh phần này giúp tăng cường hấp thu dược phẩm vì vậy cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt là các sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh.
Ceteareth-25:
Polyoxyethylene ether của alcohol béo cao phân tử bão hòa (ceryl/stearyl alcohol), là chất tạo nhũ dạng không ion hóa. Dạng viên màu trắng, không mùi, tan trong nước và cồn tạo thành dung dịch có độ nhớt. Có thế kết hợp với khoáng chất, thực vật và các loại dầu mỡ tổng hợp HLB từ 16,27. Thành phần này tạo nhũ tương dầu/nước, tương thích với pha dầu và thành phần hoạt tính trong công thức. Tạo nhũ hiệu quả và giữ ổn định tốt. Có thể kết hợp với các chất nhũ hóa khác. Tối ưu khi kết hợp với các thành phần tạo gel đặc. So với Ceteareth-20, Ceteareth-25 có khả năng tạo gel có độ nhót tốt hơn. Cách sử dụng: thường dùng ị nồng độ 0,5 – 3% (nồng độ 30% có khả năng hydrat giống gel). Chỉ I dùng ngoài da,
Cetearyl alcohol:
(Cetostearyl alcohol) một sáp nhũ hóa và tạo I độ ổn định được sản xuất từ việc khử dầu thực vật và sáp tự nhiên. Cũng được sử dụng như chất làm mềm và tạo độ nhớt cao cho sản phẩm. Cetearyl alcohol là một hỗn hợp của các alcohol béo bao gồm cetyl và stearyl alcohol. Chỉ số HLB 15,5, dễ dàng hòa tan ữong diethyl ether, hòa tan trong acetone, tan một phần trong methanol, rất ít tan trong n-octanol, không hòa tan trong nước lạnh hoặc nóng. Cetearyl alcohol không tạo gel đặc, có khả năng tạo độ nhớt và đảm bảo đồng nhất, cả trong các sản phẩm không chứa nước như son môi. Ở nồng độ dưới 2% được dùng như chất nhũ hóa. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm mềm, giữ ẩm và tạo bọt. Cách sử dụng: đun chảy trước khi dùng (54 °C), hoặc thêm vào nước nóng. Nồng độ sử dụng bình thường 0,5 -10%.
Cetearyl glucoside:
Chất tạo nhũ và chất hoạt động bề mặt.
Cetearyl isononandate:
Chất làm mềm với tính kỵ nước cao.
Cetearyl octanoate:
Chất làm mềm. Thành phần này có thể tìm thấy trong hạt cọ hoặc dẫn xuất từ dừa, có độ chống thấm nước cao, được sử dụng trong các chất dưỡng ẩm không gây bít tắc lỗ chân lông. Trong tự nhiên, nó được tìm thấy ở lông vũ của loài chim nước.
Cetearyl olivate:
Một chất nhũ hóa dẫn xuất từ dầu ô liu, giúp giảm mất nước ở lớp biểu bì. Nó thường được sử dụng kết hợp với sorbitan olivate.
Cetearyl palmitate:
Chất làm mềm. Khi kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da, giúp’ mang lại làn da mềm mịn. Thành phần này thay thế cho sáp spermaceti.
Cetearyl stearate:
Thành phần dưỡng da.
Ceteth:
Được dùng làm chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm, là một dẫn xuất của cetyl, lauryl, stearyl và oleyl alcohol kết hợp với ethylene oxide.
Ceteth-1:
Xem ceteth-2.
Ceteth-2:
(Polyethylene-2-cetyl ether) hợp chất các dẫn xuất của cetyl, lauryl, stearyl và oleyl alcohol với ethylene oxide, một loại khí được sử dụng làm chất diệt nấm và dùng trong chất tẩy rửa. Chất lỏng chứa dầu hoặc sáp dạng rắn. Được sử dụng như thành phần hoạt động bề mặt, chất nhũ hóa giúp dầu và nước hỗn hợp với nhau hình thành lotion hoặc kem dưỡng da. Xem alcohol để biết độc tính.
Ceteth-20:
Chất nhũ hóa D/N trong kem và lotion.
Cetraria islandica:
(Rêu Iceland) tên gọi này do Iceland là người đầu tiên khám phá ra những lợi ích của nó. Có hàm lượng chất nhầy cao, với một ít iodine, vitamin A và acid usnic. Các nhà thảo dược học sử dụng chúng như một thuốc nhuận tràng nhẹ và để làm giảm các vấn đề hô hấp trên liên quan đến sự thoái hóa.
Cetrimonium bromide:
(Cetyl trimethyl ammonium bromide) muối amoni bậc IV có thể ngăn ngừa sự gia tăng vi khuẩn, nấm và nấm men trong mỹ phẩm, hoạt động như chất nhũ hóa.
Cetrimonium chloride:
(Cetyl trimethyl ammonium chloride) có thể kết hợp trong mỹ phân như một chất khử tĩnh điện, chất nhũ hóạ và chất hoạt động bề mặt. Nó cũng được dùng như một chất bảo quản và kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn, nấm và nấm men. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của công thức bào chế. Nồng độ thường dùng từ 0,5 – 4%.
Cetyl-:
Có nguồn gốc từ cetyl alcohol.
Cetyl acetate:
Ester của cetyl alcohol và add acetic. Sử dụng trong các loại lotion dưỡng da tay.
Cetyl alcohol:
Nguồn gốc từ dầu dừa hoặc dầu cọ hoặc được sản xuất tổng hợp, được xem là một thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông. Cetyl alcohol là chất làm đặc không tạo gel, chất nhũ hóa nếu nồng độ > 5%, chất tăng độ nhớt và tính đồng nhất (cả trong các sản phẩm không có nước như son môi), chất làm mềm, chất dưỡng ẩm (hút ẩm), chất tăng tạo bọt. Cách sử dụng: thêm vào pha dầu nóng để để làm tan chảy (54°C/129°F), nồng độ thường dùng là 0,5-6%.
Cetyl alcohol 40:
Chất bảo quản và chất dẫn tương tự cetyl alcohol.
Cetyl ammonium:
Hợp chất amoni, thuốc sát trùng và thuốc diệt nấm được sử dụng trong làm mềm lớp biểu bì, chất khử mùi và các loại kem dành cho trẻ em. Thành phần kháng khuẩn mạnh. Xem quaternary ammonium compounds về độc tính.
Cetyl arachidate:
Ester được tạo ra bởi phản ứng của cetyl alcohol và acid arachidic. Acid được tìm thấy trong dầu cá và rau quả, đặc biệt là dầu đậu phộng. Họp chất béo này được sử dụng như một chất nhũ hóa và chất làm mềm trong mỹ phẩm dạng kem.
Cetyl betaine:
Phổ biến trong củ cải tía, nhiều loại rau củ và động vật. Tinh thể không màu, có vị ngọt. Sử dụng như thành phần dưỡng da, chất tạo bọt, tăng độ nhớt và chống tình điện trong mỹ phẩm.
Cetyl dimethicone:
Chất làm mềm dạng Silicon và chất dưỡng da giữ ẩm.
Cetyl dimethicone copolyol:
Chất nhũ hóa và chất làm mềm dùng trong mỹ phẩm để tạo nhũ tương N/D có độ nhớt và khó rửa trôi. Thành phần này được dùng trong kem chống nắng do có khả năng dàn trải và chống thẩm tot. Dùng làm chất dưỡng ẩm, nhũ tương này tạo ra một hàng rào dưỡng ẩm và giảm tốc độ thoát hơi nước qua biểu bì.
Cetyl esters:
Dùng trong công thức nhũ tương ở các sản phẩm dành cho cơ thể. Cũng dùng trong công thức ổn định và làm đặc. Cetyl ester được sản xuất bằng cách kết hợp nhiều ester béo với cetyl palmitat. Chúng thường không thể phân biệt với sáp spermaceti tự nhiên về thành phần và tính chất.
Cetyl ester wax:
Dạng bông mịn hoặc bột mềm của sáp cetyl ester có thể thay thế dầu cá tự nhiên. Tính tương đồng về tính chất vật lý và hóa học giữa hai thành phần đã được các nghiên cứu chứng minh. Thành phần này tạo độ cứng, độ ánh bóng tương tự như dầu cá.
Cetyl ethylhexanoate:
Chất làm mềm giúp làn da mềm mại, mịn màng và dẻo dai hơn. Nó có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.
Cetyl hydroxyethyl cellulose:
Tương tự hydroxyethyl cellulose, nhung có độ đặc và tính chất hấp thụ khác nhau. Xem thêm hydroxyethyl cellulose.
Cetyl lactate:
Chất làm mềm để cải thiện cảm giác và kết cấu của các chế phẩm mỹ phẩm và dược phẩm. Được sản xuất bằng phản ứng của cetyl alcohol và acid lactic.
Cetyl lactate:
Tạo ra bởi phản ứng của cetyl alcohol và acid myristic.
Cetyl octanoate:
Ester của cetyl alcohol và add 2-ethylhexanoic. Chất dưỡng ẩm được sử dụng trong các loại kem và son môi.
Cetyl palmitate:
(Spermaceti tổng hợp) cấu trúc hóa học giống với dầu spermaceti. Nó có thể dùng trong làm đặc, sản xuất nhũ tương dẻo, tạo độ ổn định và thêm vào kết cấu của nhũ tương/ tương tự cetearyl palmitate.
Cetyl PEG/PPG-10/1 dimethicone:
Được dùng để cải thiện bề mặt da khô, là một chất nhũ hóa và chất hoạt động bề mặt.
Cetyl phosphate:
Chất nhũ hóa anionic dầu trong nước. Sử dụng như chất đồng nhũ hóa với các chất nhũ hóa không ion có chi số HLB thấp. Tạo cảm giác dễ chịu khi thoa lên da. Tương thích với nhiều thành phần thân dầu và chất dưỡng ẩm. Chỉ số HLB 10. Màu sắc từ trắng đến màu be, dạng hạt không màu. pH — 7 (ở nồng độ 3% trong nước). Tan được trong dầu. Khả năng gây kích ứng thấp. Cách sử dụng: thêm vào pha dầu trong công thức bào chế, nồng độ thường dùng 0,2 – 2%. Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng.
Cetyl licinoleate:
Chất làm mềm và ổn định nhũ tương, được xem như một ester không gây bít tắc lỗ chân lông.
Cetyl stearate:
Chất làm mềm được sử dụng như một thành phần dưỡng da. Trên cơ sở dữ liệu có sẵn, Hội đồng Chuyên gia CIR kết luận rằng thành phần này an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm.
Cetyl stearyl glycol:
Hỗn hợp của các cetyl glycol và stearyl glycol fatty alcohol được sử dụng như chất nhũ hóa và chất làm mềm trong mỹ phẩm dạng kem.
Cetylarachidol:
Chất ổn định bọt được sử dụng trong dầu gội và các loại chất tẩy rửa gia dụng khác, cũng có tính chất điều hòa nhẹ và trong một số trường hợp có thể được sử dụng như chất nhũ hóa. Xem thêm Quaternary ammonium compounds về độc tính.
Cetylpyridinium chloride:
(CPC) bột màu trắng hòa tan trong nước và cồn. Muối bậc IV của pyridine và cetyl chloride. Bột màu trắng được sử dụng như chất khử trùng và chất tẩy uế trong nước súc miệng, thuốc khử trùng tại chỗ và như một chất khử mùi. Xem thêm quaternary ammonium compounds về độc tính.
Cetyltrimethylammonium bromide:
Chất bảo quản kháng khuẩn giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của mầm bệnh. Xem thêm các hợp chất amoni bậc IV.
Chaenomeles japonica:
Xem quince seed.
Chalk:
Canxi carbonat tinh khiết được sử dụng trong chất làm trắng móng, các loại bột và sản phẩm trang điểm dạng lỏng để giúp phân tán và mang lại cảm giác mềm mịn. Bột vô định hình màu trắng xám dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Được sử như chất làm se nhẹ và kháng acid.
Chamaecyparis obtusa:
Tinh đầu được sử dụng trong nước hoa.
Chamazulene:
Hydrocarbon dùng trong dưỡng da.
Chamomile extract:
(Chiết xuất hoa cúc) loại hoa có mùi thơm ngọt thuộc họ Asteraceae (hoặc Compositae). Có hai loại hoa cúc chính là: Chíunaemeỉum nohile (hoa cúc La Mã) và Chamomilla recutita (hoa cúc Đức, đôi khi được gọi là hoa cúc Hungary, hoa cúc thật, hoa cúc dại). Cả hai loại cây này đều được sử dụng cho mục đích y học, với hoa cúc La Mã dùng để điều trị vết bỏng, vết bầm tím, nhọt, cũng như những vết cắt nhỏ, có uy tín để thúc đẩy sự chữa lành tự nhiên của mụn trứng cá, viêm da và chân của vận động viên. So với hoa cúc La Mã, hoa cúc Đức chứa hàm lượng hoạt chất quan trọng có tính kháng viêm là terpenoid chamazulene và a-bisabolol (còn gọi là levomenol) cao hơn. Hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian. Các y văn ghi nhận lại hoa cúc được sử dụng sớm nhất là vào khoảng 2.500 năm trước cho đến thời kỳ Hippocrates (khoảng 500 TCN). Ngoài ra, các thầy thuốc nổi tiếng như Galen hay Dioscorides, người Ai Cập cổ đại, người Hy Lạp và người La Mã cũng nghiền hoa cúc để sử dụng cho mục đích y học, điều trị ban đỏ và khô da do thời tiết. Trà hoa cúc cũng đã được sử dụng để rửa mắt điều trị viêm kết mạc. Thành phần quan trọng của hoa cúc gồm: chamazulene (flavonoid có tính chống oxy hóa), coumarin, chất nhầy, mono- và oligosaccharide. Chamazulene là một sản phẩm chuyên hóa của matricine, cả hai thành phần đều thể hiện khả năng kháng viêm và hạ sốt nhờ ức chế sản xuất leukotriene. Levomenol hay a-bisabolol là một chất kháng viêm và chống ngứa trên da. Sự kết hợp của levomenol và chamazulene giúp làm dịu da do viêm trong bệnh chàm, dị ứng và bỏng nắng. Bên cạnh đó, cúc còn có đặc tính chống oxy hóa do có diứa terpenoid, apigertin, luteolin và quercetin. Với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, chứng minh dịch chiết hoa cúc thật sự hiệu quả trong việc kháng viêm, thúc đẩy làm lành vết thương, làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Việc sử dựng cúc la mã FDA chấp nhận là an toàn với một số tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc, mề đay, phù mạch và viêm kết mạc dị ứng. Bên cạnh đó, cúc cũng được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở những làn da nhạy cảm, nhìn chung những phản ứng nay có xu hướng tư nhẹ đến trung bình, chỉ xảy ra ở những người nhạy cảm với các loài thực vật thuộc họ Compositae.
Chamomile oil:
(Tinh dầu hoa cúc La Mã) chất chống dị ứng và khử trùng, làm mát, giảm đau, làm mềm da và chữa lành vết thương. Nó rất hữu ích trong điều trị bỏng và tình hạng viêm da, cũng như trong điều trị mụn, da khô hoặc da siêu nhạy cảm. Các thành phần hoạt tính bao gồm: dầu dễ bay hơi màu xanh nhạt (có thể chuyển sang màu vàng theo thời gian), một ít acid anthemic, acid tannic và glucoside. Dầu không bay hơi, thu được từ quá trình chưng cất, và bị mất trong quá trình chiết xuất. Toàn cây đều có mùi thơm và có giá trị, nhưng hoa được ghi nhận với lợi ích điều trị chủ yếu. Bởi vì đặc tính thực vật chính của cây nằm ở cánh hoa màu vàng và dạng hoa kép màu trắng, nên đặc tính thực vật của I hoa đơn, hoang dã được coi là mạnh nhất.
Chamomile recutita:
(Tinh dầu Chamomile) chiết xuất từ cúc hoang dã. Dầu dễ bay hơi được chưng cất từ đầu hoa khô hoặc chiết xuất từ đầu hoa Matricaria chamomilla. Được sử dụng trong một loại trà nhẹ, thuốc bổ và dùng làm thuốc trong vết thương và các quá trình viêm khác. Xem tannic acid và chamomile.
Chaparral extract:
(Chiết xuất cây bụi gai), tên khoa học là Larrea divaricata, thu được từ lá của bụi creosote (sồi thường xanh lùn), có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn, có thể dùng làm hương liệu. Cây bụi sa mạc này có nguồn gốc từ phía tây nam Hoa Kỳ, nhựa dính trên thân và lá của nó cung cấp sự bảo vệ từ tia UV tự nhiên cho cây. Điều này không chắc chắn liệu có lợi cho da hay không. Một số nguồn đã trích dẫn khả năng chống lại tia uv của nó. Chiết xuất này được dùng trong các sản phẩm điều trị mụn, eczema, bệnh vẩy nến và viêm da tiếp xúc. Thành phần bao gồm: acid nordihydroguaiaretic (NDGA), chất chống oxy hóa. Cách sử dụng: thêm vào pha nước hoặc sau khi dạng bào chế đã hoàn chỉnh (đối với nhũ tương dầu trong nước). Đối với nhũ tương nước trong dầu, chiết xuất này phải nằm trong pha nước. Nồng độ thường dùng từ 0,5 – 5% (theo khuyến cáo nhà sản xuất). Chỉ sử dụng ngoài da.
Charcoal:
Được sử dụng rộng rãi làm chất tạo màu đen. FDA không cho phép sử dụng nữa.
Chaulmoogra oil:
(Dầu cây đại phong), tên khoa học Taraktogenos kurzii, là một loài cây ở miền Đông Ấn Độ, dầu từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh phong và các bệnh ngoài da. Chất béo từ hạt được cấu tạo chủ yếu từ glyceride. (Dầu đại phong tử) dầu làm mềm và kháng viêm. Nó được dùng để chữa lành và có hiệu quả tốt trong mụn trứng cá. Nó chứa acid chaulmoogric và acid palmitic. Thành phần dầu béo của nó được tìm thấy là glycerol, một lượng rất nhỏ phytosterol, và hỗn hợp các acid béo. Dầu đại phong tử có thể gây kích ứng và có mùi khó chịu, thu được từ hạt của Taraktogenos kurzii.
Checkerberry extract:
(Chiết xuất lộc đề xanh) xem wintergreen oil
Checkerberry oil:
(Dầu lộc đề xanh) xem wintergreen oil.
Chelating ingredient:
Bất kỳ họp chất nào, thường là một hợp chất liên kết và kết tủa các kim loại, như ethylenediamine tetraacetic add (EDTA), ngoại trừ các nguyên tố vi lượng. Xem sequestering ingredient.
Chelidonium majus:
Loại thảo mộc này chứa alkaloid, choline, histamine, tyramine, saponin, chelidoniol, chelidonic add, carotene và vitamin c. Các nhà thảo dược sử dụng để điều trị viêm gan, vàng da, ung thư, bệnh vẩy nến, chàm, chai gót chân và mụn cóc. Được sử dụng trong hơn hai nghìn năm qua để làm dịu mắt, nó cũng nổi tiếng trong giải độc gan và làm giảm co thắt cơ và co thắt phế quản. Cây này có thể gây sẩy thai khi nuốt phải và do đó không nên sử dụng trong khi mang thai. Sanguinarine được tìm thấy trong cây làm tăng nhãn áp ở động vật trong thí nghiệm và gây ung thư.
Chenopodium:
(Tinh dầu) không nên sử dụng làm hương liệu. Khuyến nghị này dựa trên các báo cáo về việc sử dụng thành phần này làm hương thơm và/hoặc đánh giá không đầy đủ các tác động bất lợi tiềm ẩn do việc sử dụng nó trong nước hoa. EU cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Xem quince seed.
Chenopodium quinoa flower/leaf extract:
(Chiết xuất hoa/lá diêm mạch) thành phần dưỡng da thu được từ hoa và lá của cây diêm mạch, về dinh dưỡng, cây diêm mạch giàu protein, vitamin E, B, canxi, acid amin và sắt. Nó cũng chứa các phytosterol và flavonoid. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cây diêm mạch có khả năng giữ nước và hoạt động như một tác nhân tạo gel, chất nhũ hóa và chất tạo bọt. Dầu diêm mạch cũng chứa omega-6.
Cherimoya:
(Mãng cầu tây) tên khoa học Annona cherimola, loại cây nhỏ được trồng rộng rãi ở Mỹ, với hoa màu vàng nhạt. Được sử dụng trong mỹ phẩm “hữu cơ”.
Cherry laurel water:
(Anh đào nguyệt quế châu Âu) tên khoa học Runus laurocerasus. Bị cấm trong mỹ phẩm của ASEAN.
Cherry pit oil:
(Tinh dầu anh đào) chiết xuất hương liệu cùng hương thơm tự nhiên trong son môi từ những quả anh đào chua và ngọt. Ngoài ra, cũng dùng làm hương vị anh đào trong đồ uống, kem và gia vị.
Cherry plum:
Màu đỏ tía. Xem anthocyanins.
Chestnut extract:
(Chiết xuất từ hạt dẻ) thu được từ loài Castanea sativa, do hàm lượng tanin cao, chiết xuất từ vỏ cây chứa chất làm săn se có tác động tại chỗ.
Chestnut leaves extract:
(Chiết xuất lá hạt dẻ) chứa thuốc diệt cỏ tự nhiên mà cây sử dụng để ức chế sự phát triển của cây lân cận. Lá dẻ ngựa đã được sử dụng bởi các nhà thảo dược như một phương thuốc ho và để giảm sốt. Lá cũng được cho là giảm đau, giảm viêm trong viêm khớp và phong thấp. Chiết xuất có chứa khoáng chất, tannin, acid amin tự do và vitamin Bl, B2 và pp. Nó được báo cáo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chữa lành thương tổn.
Chia oil:
Dầu từ hạt Salvia hispanica được sử dụng trong dưỡng da.
Chichophen and its salts:
Sử dụng để điều trị các vấn đề về da nhưng được biết là nguyên nhân gây tổn thương gan và loét. Bị cầm dùng trong mỹ phẩm bởi ASEAN và UK.
Chickweed:
(Tình thảo sao) tên khoa học Stellaria media, chứa saponin có tác dụng chống viêm tương tự như cortisone, nhưng theo các nhà thảo dược, nó kháng viêm nhẹ hơn và không có tác dụng phụ. Tinh thảo sao cũng được sử dụng để giảm cân, cho da kích ứng, ngứa, phát ban và làm dịu đau họng và phổi. Còn được gọi là starweed, herbal slim.
Chicory extract:
(Chiết xuất rau diếp xoăn), thu được từ loài là Cichorium intybus. Liên quan đến cây bồ công anh; trong thời cổ đại, nó được sử dụng như thuốc mê. Trên lục địa, rau diếp xoăn được trồng nhiều, không chỉ như salad và rau củ, nó còn là thức ăn gia súc và đặc biệt hơn là gốc rễ với vỏ dày được sử dụng rộng rãi khi rang và xay với cà phê. Thảo dược này cũng rất hữu ích cho da hồng ban trong bệnh gút. Các nhà thảo dược dùng lá giã nát cho thuốc đắp trong sưng, viêm và viêm mắt.
Chimyl alcohol:
Thu được từ dầu gan cá mập và các loại dầu cá khác. Được sử dụng làm chất dưỡng da và chất làm mềm da.
China clay:
Xem kaolin.
Chinese angelica root:
(Rễ cây bạch chỉ Trung Quốc) tên khoa học Aralia chinensis, là một loài cây bụi ở châu A, có gai và một cụm hoa dài. Được sử dụng trong mỹ phẩm “hữu cơ”.
Chinese hibicus extract:
(Chiết xuất dâm bụt) từ lá và hoa của Hibiscus rosasinensis.
Chinese magnolia extract:
(Chiết xuất dạ lan) từ hoa và chồi của Magnolia biondii hoặc các loài magnolia khác.
Chinese tea extract:
(Chiết xuất trà Trung Hoa) từ lá của Thea sinensis hoặc hạt của Camellia oleifera abah Chứa tanin, làm dịu da.
Chitin:
(Chitine) một chất duy trì độ ẩm và tạo màng. Đây là một polysaccharide tự nhiên được tìm thấy trong vỏ của loài giáp xác, chẳng hạn như tôm và cua, cũng như trong một số loài nấm và tảo. Xem thêm chitosan.
Chitin-glucan:
Chất đồng trùng hợp được tìm thấy trong thành tế bào của một số loại nấm bao gồm Aspergillus niger. Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 12/2008 của Ital cho thấy chitin-glucan có đặc tính giữ ấm và có thể giúp chống lại một số dấu hiệu lão hóa da. Các tác giả lưu ý rằng, trước đây, các thành phần dựa trên chitin thường có nguồn gốc từ động vật có vỏ cứng và do đó không thể được sử dụng trong mỹ phẩm chứa thành phần không có nguồn gốc từ động vật. Chitin-glucan được chiết xuất từ phần sinh dưỡng (sợi nấm) của một loại nấm vi mô Aspergillus niger.
Chitosan:
Polysaccharide tạo màng có thể giúp duy trì độ ẩm bằng cách ngăn mất nước qua biểu bì da. Ngoài ra, nó còn kết hợp với các thành phần khác (ví dụ, để tăng sự ổn định của liposome), qua đó tăng các thành hoạt tính có sẵn trong da. Đặc tính kháng khuẩn cũng có ở chitosan, cũng như khả năng tăng cường độ ổn định vi sinh vật trong chế phẩm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể cải thiện đặc tính kháng nước trong kem và lotion chống nắng, kéo dài mùi hương (hương thơm mạnh hơn trên da và bốc hơi chậm hơn). Nó hoạt động như một chất điều hòa, cải thiện độ mềm mịn của da. Nó được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, kem chống nắng và chế phẩm trị mụn, thêm vào đó là các sản phẩm chăm sóc tóc. Nó là dạng decarboxyl của chitin và có thể giữ nước mà không tạo cảm giác khó chịu. Theo một số nhà cung cấp chitosan, việc sử dụng vỏ tôm là một trong những nguồn quan trọng. Thành phần bao gồm 30 – 35% protein, 30 – 35% khoáng chất và 15 – 20% chitin với một lượng nhỏ lipid, chất màu và protein hòa tan. Xem thêm chitin.
Chitosan ascorbate:
Thành phần tổng hợp kết hợp đặc tính tạo màng phim và liên kết của chitosan với đặc tính chống oxy hóa của acid ascorbic. Nó được sản xuất bằng cách kết hợp chitosan với acid ascorbic và natri. Xem thêm chitosan và ascorbic acid.
Chloroacetamide:
Chất bảo quản được sử dụng trong kem lạnh, lotion làm sạch, sản phẩm dành cho cơ thể và tay, mặt nạ bùn, dầu gội đầu và chế phân làm tóc. Năm 1999, Hội đồng Chuyên gia ƠR được thành lập bởi Hiệp hội Mỹ phẩm, Vệ sinh và Hương liệu đã tìm thấy thành phần này không an toàn để sử dụng vì nó gây ra phản ứng dị ứng.
Chloral hydrate:
Tinh thể trong suốt, không màu với mùi hơi chua và vị cay đắng, nó được sử dụng trong các loại thuốc ngủ, trong sản xuất dầu xoa bóp và trong thuốc dưỡng tóc. Nó có thể gây viêm da tiếp xúc, rối loạn dạ dày và gây mê khi ăn phải. Liều gây chết người là 10 gam.
Chloramine-T:
(Sodium p-toluenesulfonchloramide) chất bảo quản và chất khử trùng được sử dụng trong thuốc tẩy móng tay, chế phẩm nha khoa và nước súc miệng. Tinh thể màu trắng tan trong nước, mất độ ẩm ở 100°F. Nó là một chất khử trùng mạnh và được sử dụng để rửa vết thương. Có thể gây kích ứng da và gây phản ứng dị ứng.
Chloramphenicol:
Kháng sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn đất Streptomỵces venezuelae hoặc được sản xuất tổng hợp, có hiệu quả chống lại các vi sinh vật phổ rộng. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm: chảy máu bất thường hoặc bầm tím; sốt hoặc ớn lạnh, đau họng; lở loét miệng; yếu bất thường hoặc mệt mỏi; phát ban da, ngứa; lú lẫn; mờ mắt và hội chứng xám (màu da xanh xám, nhiệt độ cơ thể thấp, thở không đều, đầy bụng).
Chlorates of alkali metals:
Được sử dụng như chất làm trắng trong kem đánh răng. EU nói rằng nó không nên vượt quá 5%.
Chlorella:
(Tảo lam) cung cấp vitamin B phức hợp và được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa.
Chlorella ferment:
Chiết xuất gỉ sét của quá trình lên men chlorellabord nấm men. Được sử dụng để làm săn se, dưỡng tóc và chất dưỡng ẩm.
Chlorella vulgaris extract:
(Chiết xuất tảo lục) giúp bảo vệ và cải thiện làn da nhờ có đặc tính chống oxy hóa cao, có thể dùng trong mỹ phẩm để tăng cường sự mềm mại và ngăn chặn suy giảm collagen và elastin. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng làm tăng độ săn chắc của da. Các thành phần của nó bao gồm: carotenoid, add amin (lysin, prolin, glycine và alanin) và vitamin B12. Nó có lợi trong công thức chống lão hóa và bảo vệ da. Các nhà sản xuất của thành phần này liệt kê hàng loạt công dụng như bảo vệ, tái tạo cấu trúc, tạo màng, nâng tông và tiếp thêm sinh lực cho da, cũng như ngăn ngừa nếp nhăn và chảy xệ. Xem thêm algae extract.
Chlorhexidine:
Được dùng như một chất sát trùng ữong mỹ phẩm dạng lỏng, có tính kiềm mạnh và có thể gây kích ứng.
Chlorhexidine diacetate:
Muối của chlorhexidine và acid acetic. Có nguồn gốc từ methanol và acid acetic trái cây. Nó được sử dụng như một chất khử trùng. Xem chlorhexidine.
Chlorhexidine digluconate:
Chất bảo quản thường dùng ở nồng độ 0,01 – 0,1% để bảo vệ chống lại vi khuẩn. Nó không ổn định ở nhiệt độ cao. Chlohexidine digluconate được sử dụng rộng rãi ở châu Âu hon so vái Hoa Kỳ. Xem thêm chlorhexidine.
Chlorhexidine dihydrochloride:
Chất bảo quản, chức năng chủ yếu như một chất kháng khuẩn, giúp kiểm soát sự gia tăng của vi khuẩn, nấm hoặc nấm men trong sản phẩm.
Chlorinated hydrocarbons:
Các hydrocarbon mà trong đó một hoặc nhiều nguyên tử hydro được thay thế bằng do. Nhiều hợp chất trong nhóm đã được chứng minh gây ung thư ở động vật và một số ở người. Các chất gây ung thư được biết: chloroform, vinyl chloride, trichloroethylene và carbon tetradoride. Mối lo ngại về nguy cơ tiềm tàng của một số hydrocarbon được do hóa dựa trên tính phố biến của chúng; tính khó phân hủy trong môi trường; sự tích trữ trong các sinh vật sống, bao gồm cả con người và bào thai của con người cũng như bằng chứng thực nghiệm về tác dụng gây ung thư tiềm tàng.
Chlorine:
Nguyên tố phi kim, dạng khí nặng, không gây cháy và có màu vàng xanh. Clo được tìm thấy trong vỏ trái đất và có mùi hằng, gây ngột ngạt. Ở dạng lỏng, nó có màu hổ phách với mùi khó chịu. Nó không tồn tại ở trạng thái tự do mà là thanh phần của khoáng vật NaCl (muối đá). Độc, gây kích ứng da và phổi, nồng độ dung nạp là một phần triệu trong không khí, được sử dụng trong các hợp chất chống cháy; trong chế biến cá, rau củ, trái cây. Clo cũng được dùng trong sản xuất carbon tetrachloride, trichloroethylene, len shrinkproofing, trong các loại pin đặc biệt và trong sản xuất ethylene dichloride. Clo được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn trong nước uống có thể chứa carbon tetrachloride gây ung thư – một chất gây ô nhiễm được hình thành trong quá trình sản xuất Clo hóa cũng được tìm thấy trong các hợp chất “vòng” trong nước, như toluene, xylene và chất gây ung thư đáng ngờ styren – chúng đã được quan sát thấy ở cả nước uống và các nhà máy xử lý nước thải ở vùng Trung Tây. Clo là một chất kích thích mạnh và có thể gây tử vong khi hít phải. Trong thực tế, nó được lưu trữ trong kho vũ khí quân sự như một loại khí độc. Một nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia được công bố năm 1987 liên quan đến ung thư bàng quang cho những người đã uống nước clo hóa trong bốn mươi năm hoặc nhiều hơn. EU cấm sử dụng nó trong mỹ phẩm.
Chlorine dioxide (C102):
Các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản phát hiện ra rằng thành phần này có thể giúp chống lại hơi thở có mùi lên đến bốn giờ khi được sử dụng trong nước súc miệng.
4-chloro-2-aminophenol:
Loại than đá và có màu amin. Xem coal tar.
5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one và 2-methyl-4, 5-hydroxy-2-styryl-4-pyrones:
Chất làm sáng da do khả năng ức chế hình thành sắc tố melanin, ổn định và không gây kích ứng da.
Chloroacetic acid:
Được sản xuất bằng cách clo hóa acid acetic khi có mặt lưu huỳnh hoặc iod. Dùng trong sản xuất xà phòng và kem. Nó gây kích ứng da và màng nhầy, có thể gây độc và ăn mòn khi nuốt phải.
Chlorobutanol:
Cồn tinh thể màu trắng được sử dụng như chất bảo quản trong các loại lotion dưỡng mắt và là một chất chống oxy hóa trong dầu em bé. Nó có mùi và vị long não. Trước đây được sử dụng trong y học như thuốc ngủ và thuốc an thần; ngày nay nó được sử dụng làm thuốc gây mê và sát trung. Giảm đau hệ thống thần kinh trung ương, được sử dụng như một loại thuốc gây ngủ.
p-chloro-m-cresol:
Chất bảo quản trong sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm chống nắng. Bị cấm sử dụng trong các sản phẩm tiếp xúc mềm mạc. Nồng độ thấp đến 0,05% gây kích ứng mắt ở thỏ. Một nghiên cứu khi cho ăn lâu dài chất này gây ra tổn thương thận ở chuột đực và tăng khối u thượng thận. Các bằng chứng về kích ứng da và nhạy cảm đã được tìm thấy trong các nghiên cứu trên động vật. Hội đồng Chuyên gia CIR kết luận rằng các dữ liệu có sẵn không đủ để hỗ trợ về độ an toàn của thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm. ASEAN cam sử dụng chất này trong các sản phẩm tiếp xúc với niêm mạc. Xem cresols.
Chloroethane:
EU cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Xem ethyl chloride.
Chlorofluorocarbon propellants:
Việc sử dụng chlorofluorocarbon propellants (chlorofluoroalkane halogen hóa hoàn toàn) trong các sản phẩm mỹ phân chứa khí đẩy với mục đích halogen hóa hoàn toàn chlorofluorocarbon 11 (trichlorofluoromethane), chlorofluorocarbon (dichlorodifluoromethane), chlorofluorocarbon (trichlorotrifluoroethane), chlorofluorocarbon, (dichlorotetrafluoroethane) và fluorocydobutane tiêu dùng trong nước đều bị cấm. Đây là các chlorofluorocarbon (octafluorocyclobutane). Năm 2008, FDA cho biết các sản phẩm mỹ phẩm dạng khí đẩy chứa chlorofluorocarbon có thể tiếp tục được sản xuất để xuất khẩu với điều kiện không có sự chuyển hướng vào thương mại trong nước. Việc sử dụng chlorofluorocarbon như khí đẩy trong mỹ phẩm bị cấm bởi FDA ở Hoa Kỳ.
Chloroform:
Được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch len hoặc sợi tổng hợp, làm dung môi cho chất béo, dầu, sáp, nhựa và như một thành phần làm sạch. Chloroform có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và được xem là chất gây ung thư. Tiếp xúc với nó cũng có thể gây dị ứng da và hô hấp. Các khiếu nại mà FDA nhận được về các vết phồng và viêm nướu răng do kem đánh răng được phát hiện chứa chloroform. Nhà sản xuất được yêu cầu giảm lượng chất này trong sản phẩm. Liều lượng lớn có thể gây hạ huyết áp, ngừng tim và tử vong. Vào tháng 4 năm 1976, FDA xác định chloroform có thể gây ung thư và yêu cầu các nhà sản xuất thuốc và mỹ phẩm ngừng sử dụng ngay lập tóc, ngay cả trước khi nó bị cấm chính thức. Viện Ung thư Quốc gia đã công bố vào tháng 6 năm 1976 rằng chloroform được tìm thấy là nguyên nhân gây ung thư gan và thận tiên động vật thử nghiệm. Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã cấm sử dụng nó trong mỹ phẩm. Xem bronopol.
Chlorogenic acids:
Được phân lập từ hạt cà phê, dùng như chất chống oxy hóa.
Chloromethoxypropylmercuric acetate:
Chất bảo quản.
p-chlorophenol:
Chất diệt vi khuẩn. Có thể gây kích ứng tai, mũi và họng, phát ban và các vấn đề về sinh sản.Các hợp chất Chlorophenol có trong Danh sách những điều cần biết về cộng đồng (Community Right-to-Know). Gây u và dị tật bẩm sinh ở động vật thí nghiệm.
Chlorophenesin:
Chất báo quản có tính diệt nấm và diệt khuẩn.
Chlorophyll:
(Chất diệp lục) được sử dụng như một chất màu tự nhiên. Nó có đặc tính làm mềm da và chữa lành nhờ có thành phần phytol và có tác dụng khử mùi nhẹ. Chất diệp lục là màu xanh của lá cây được tìm thấy trong tất cả các loài thực vật ở phần lá.
Chlorophyllin:
Dẫn xuất của đồng, được sử dụng như một thành phần khử mùi trong nước súc miệng, làm mát hơi thở và chất khử mùi cơ thế. Có nguồn gốc từ chất diệp lục, chất màu xanh của thực vật bị cấm bởi FDA. Xem chlorophyll.
Chlorophyllin copper complex:
Một chất màu phụ gia từ chlorophyll. Xem thêm chlorophyll
Chloropropionic acid and salts:
Tạo thành từ cyanohydrin và add hydrochloric, hấp thu nước
4-chlororesorcinol:
Xem resordnol
Chloroethymol:
Dẫn xuất do của thymol chất sát trùng mạnh được sử dụng trong nước súc miệng, thuốc nhuộm tóc và dầu em bé, diệt tụ cầu và được sử dụng tại chỗ như một chất kháng khuẩn. Có thể gây kích ứng niêm mạc và được hấp thu qua da.
Chloroxyethanol:
Chất bảo quản với khả năng gây kích ứng rất thấp.
Chloroxylenol:
Tinh thể rắn màu trắng được sử dụng làm chất khử trùng, diệt khuẩn và diệt nấm trong thuốc nhuộm tóc, dầu gội, thuốc tránh thai, chất khử mùi, muối tắm, chất khử mùi âm đạo và kem cạo râu. Thâm nhập vào da nhưng không có tác dụng kích thích rõ ràng ở nồng độ 5%. Có thế gây đổi màu xanh của tóc khi ngâm trong nước clo hóa. Là hoạt chất trong thuốc diệt khuẩn, thuốc sát trùng và các chế phẩm kháng nấm. Gây độc đường uống. Có thể gây kích ứng và bị hấp thụ qua da. Hội đồng chuyên gia CIR kết luận thành phần này an toàn trên cơ sở nghiên cứu ở động vật.
Chlorphenesin:
Cồn được sử dụng làm chất diệt khuẩn. Giới hạn nồng độ là 0,3% trong tất cả các sản phẩm ở Anh.
Chlorpheniramine:
Thuốc kháng histamine dùng trong điều trị nghẹt mũi và dị ứng, được phân loại đầu tiên với liều lượng thấp từ Rx sang OTC vào năm 1976 và liều cao hơn vào năm 1981. Nó được sử dụng để ngăn chặn quá trình làm trắng răng và các mỹ phẩm gây dị ứng. Năm 1992, FDA đã ban hành thông báo rằng chlorpheniramine maleat không được chứng minh được tính an toàn và hiệu quả đối với các tuyên bố trước đó trong sản phẩm OTC cho các loại thuốc kháng dị ứng.
Chlorzoxazone:
Tinh thể từ aceton. Được sử dụng để làm giảm đau cơ và co thắt. Có thể ảnh hưởng xấu đến gan và có phản ứng bất lợi với các chất hóa học khác. EU cấm sử dụng nó trong mỹ phẩm.
Cholesterol:
Thành phần được tìm thấy trong tất cả các màng sinh học bao gồm keratinocyte. Cholesterol sulfate rất dồi dào trong lớp biểu bì với mức độ cao nhất được tìm thấy trong lớp hạt, Sự hấp thụ cholesterol của keratinocyte được điều chỉnh một phần bởi thụ thể hoạt hóa peroxisome (PPARs) và thụ thể retinoid X. Hầu hết cholesterol trong da không có nguồn gốc từ thức ăn mà được tổng hợp ở tế bào da. Cholesterol là một lipid nhưng nó khác vái cấu trúc từ các lipid khác do có chứa nhân steroid. Một đuôi hydrocarbon được liên kết với nhân steroid ở một đầu và một nhóm hydroxyl được gắn vào đầu kia. Cấu trúc này cho phép cholesterol trở thành chất điều chỉnh chính cho tính lưu động của màng, độ dẻo và độ cứng. Các lipid không phân cực trong lớp sừng bao gồm ceramide, cholesterol và acid béo được biết là đóng vai trò trong việc điều chỉnh mất nước qua da (TEWL). Các công trình nghiên cứu cho thấy rằng cholesterol, acid béo và ceramide phải được bổ sung cho da theo tỷ lệ tương đương (1:1:1) để sửa chữa hàng rào da. Nếu chỉ dùng cholesterol trên da sẽ dẫn đến việc sửa chữa hàng rào bị trì hoãn. Cholesterol được bôi tại chỗ có thể xâm nhập vào các lớp của sừng và được đưa vào trong bào tương, việc thoa ngoài da không làm giảm sự tổng hợp cholesterol trong da. Đây là thành phần quan trọng và phổ biến cho các loại kem sửa chữa hàng rào bảo vệ. Làn da lão hóa cho thấy khả năng giảm tổng hợp lipid, đặc biệt là sự tổng hợp cholesterol, dẫn đến đáp ứng hồi phục hàng rào chậm ở những người lớn tuổi. Bên cạnh đó, cholesterol quan trọng với sự bong tróc lớp sừng, nghiên cứu nhận thấy sự thiếu hụt cholesterol dẫn đến da thô, khô, vảy cá. Cholesterol dùng trong mỹ phẩm thu được từ dẫn xuất lông cừu, Có dạng hạt màu trắng hoặc bột. Không tan trong nước, tan được trong dầu. Đây là chất dưỡng ẩm và làm mềm da hoạt động như một chất nhũ hóa N/D. Hàm lượng sử dụng: 1 -10%. Chỉ sử dụng đương ngoài da. Hoạt tính ổn định khi được bảo quản kín trong môi trường mát và khô ráo.
Cholesteryl acetate:
Ester của cholesterol được sử dụng như một chất dưỡng da.
Cholesteryl isostearate:
Thành phần dưỡng da. Xem cholesterol.
Cholesteryl macadamiate:
Acid béo thu được từ hạt macadamia và được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Cholesteryl oleyl carbonate:
Thành phần dưỡng da được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa. Xem cholesterol và oleic add.
Cholesteryl/behenyl/octyldodecyl/lauroyl surfactant:
Thành phần dưỡng da.
Cholesteryl/octyldodecyl lauroyl glutamate:
Thành phần dưỡng da.
Choleth-10-24:
Polyethylene glycol ether của cholesterol. Được sử dụng trong kem dành cho vùng tay. Trên cơ sở các thông tin sẵn có, Hội đồng chuyên gia CIR nhận thấy hợp chất này an toàn vào đầu những năm 1980, nhưng đang xem xét thông tin mới để xác định độ an toàn cuối cùng có nên được tái khẳng định, sửa đổi hoặc bổ sung hay không.
Choleth 24:
Chất nhũ hóa, được coi là thành phần không gây bít tắc lỗ chân lông. Nó thường được dùng để dưỡng ẩm. Choleth 24 là một ether polyethylene glycol của cholesterol.
Cholic acid:
Tinh thể dạng bột không màu hoặc màu trắng có trong mật của hầu hết các loài động vật có xương sống và được sử dụng làm thành phần nhũ hóa trong bột trứng. Vị đắng, sau đó dư vị ngọt. Báo cáo cuối cùng cho FDA của GRAS năm 1980 cho biết không có hạn chế nào khác ngoài việc thực hành tốt sản xuất trong thực phẩm.
Choline:
Chất lỏng vị ngọt có trong các vitamin nhóm B, phân bố rộng rãi trong các sản phẩm thực vật và động vật, có thể hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp với lecithin. Nó cần thiết cho sự chuyển hóa của chất béo, đặc biệt là ở gan và được sử dụng ở dạng muối để điều trị các bệnh về gan. Muối choline và ester của nó bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm bởi EU.
Choline bitartrate:
Có trong các vitamin nhóm B và được tìm thấy dưới dạng chất lỏng có vị ngọt, tồn tại trong hầu hết các mô động vật, cần thiết trong hệ thần kinh chức năng và sự chuyển hóa chất béo, có thể được sản xuất trong cơ thể nhưng không đủ để đáp ứng yêu cầu sức khỏe. Choline trong chế độ ăn uống giúp khắc phục tình trạng chậm phát triển, gan nhiễm mỡ và tổn thương thận ở nhiều động vật.
Choline chloride:
(Ferric choline citrate) bổ sung trong chế độ ăn uống với chức năng tương tự như bitratrate choline. Báo cáo cuối cùng cho FDA của GRAS năm 1980 cho biết không có hạn chế nào khác ngoài thực hành tốt sản xuất trong thực phẩm.
Choline hydrochloride:
Tinh thể màu trắng đến không màu, hấp thu nước, được sử dụng làm chất diệt nấm trong nhiều loại thức ăn khác nhau. Độc tính trung bình đối với con người nếu nuốt phải. Có thể gây đột biến.
Chondroitin:
Thành phần chính của sụn trong cơ thể.
Chondroitin sulfate:
Dùng để tăng khả năng liên kết với nước khi dùng vcd protein thủy phân và để tăng đặc tính dưỡng ẩm trong kem và lotion. Trên da, chondroitin sulfat là một glycosaminoglycan.
Chondrus:
Xem carrageenan.
Chromic acid and its salts:
Màu nâu, được sử dụng trong mạ crom và như một chất tạo màu. Xem chromium compounds.
Chromium compounds:
Oxit được dùng trong phân mắt màu xanh và mascara. Hợp chất chrom có thể gây dị ứng khi dùng trên da.
Chromium hydroxide green:
Chất màu phụ gia được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm trang điểm. Xem thêm chromium compounds.
Chromium oxide greens:
Chất màu phụ gia được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm trang điểm. Xem thêm Chromium compounds.
Chromium sulfate:
Bột màu tím hoặc đỏ được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt, sơn màu xanh lá cây và vecni, gốm sứ, công nghiệp thuộc da và trong phấn mắt màu xanh lá cây. Có thể gây viêm da tiếp xúc.
Chronoline:
Tetrapeptid sinh học làm tăng sản xuất các thành phần chính như collagen và fibronectin nhằm hỗ trợ cấu trúc da. Nhà sản xuất cho biết chronoline giúp giảm sự xuất hiện của đường nhăn và nếp nhăn chỉ sau 28 ngày.
Chrysanthellum indicum:
(Hoa cúc vàng) xem chrysanthemum.
Chrysanthemum:
(Hoa cúc trắng) tên khoa học Chrysanthemum sinense, họ lớn trong các loại thảo dược lâu năm được cho là có nguồn gốc ở châu Á. Trà làm từ hoa này được dùng để điều trị viêm kết mạc và các bệnh ngoài da. Được dùng để hạ huyết áp. Một số loại thuốc và pyrethrins diệt côn trùng có nguồn gốc từ họ này. Còn được gọi là Ye Ju, Com Marigold.
Chymosin:
Enzym từ dạ dày, được sử dụng làm chất ổn định và chất làm đặc.
Chypre:
Nước hoa không cồn có chứa dầu và nhựa cây.
CI 10006-CI 77947:
Chỉ số màu vô cơ được sử dụng chủ yếu trong thuốc nhuộm tóc. Chúng được liệt kê theo số theo Liên minh châu Âu nhưng không được phép liệt kê theo cách đó trên nhãn của Hoa Kỳ. Hầu hết chúng được chỉ định màu sắc D & C hoặc theo tên thành phần (như Manganese violet thay vì CI 77742) nếu chúng I được phép sử dụng trong các sản phẩm của Hoa Kỳ.
CI 12140:
Màu bị cấm bởi EU.
CI 42640:
Màu bị cấm bởi ASEAN. Thực tế các chất màu CI42640 là một thành phần gây ung thư. Do đó, chất này bị cấm trong các sản phẩm mỹ phẩm.
CI 42051:
Màu triphenylmethane. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là add blue 3, calcium salt và food blue 5.
Cl 62045:
Màu anthraquinone. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là acid blue 62.
Cl 69800:
Màu anthraquinone. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment blue 60 và vat blue 4.
Cl 69825:
Màu anthraquinone. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment blue 64 and vat blue 6.
Cl 71105:
Màu indigoid. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Cũng được gọi là vat orange 7 và pigment orange 43.
Cl 73000:
Cho màu sắc không rõ ràng. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment blue 66 và vat blue 1.
Cl 73015:
Màu indigoid, còn được gọi là blue No. 2 và Japan blue 2.
Cl 73360:
Màu indigoid, còn được gọi là vat red 1 và Japan red 226.
Cl 73385:
Màu thioindigoid. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là vat violet 2 và pigment violet 36.
Cl 73900:
Màu quinacrịdone. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment violet 19.
Cl 73915:
Màu indigoid, cũng được gọi là pigment red 22. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ.
CI 74100:
Màu phthalocyanine. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là heliogen blue G và pigment blue 16.
Cl 74160:
Màu phthalocyanine, còn được gọi là Copper và pigment blue 15.
Cl 74180:
Màu phthalocyanine. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là direct blue 86 và acid blue 87.
Cl 74260:
Màu phthalocyanine. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Nó còn được gọi là pigment green 7 và heliogen green G.
CI 75100:
Màu có nguồn gốc từ thực vật. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là crocetin và natural yellow 6.
Cl 75120:
Màu này từ Bixa orellana. Còn được gọi là natural orange 4 và norbixin.
CI 75125:
Màu thực vật beta-carotene. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là natural yellow 27 và violaxanthin
CI 75130:
Màu carotenoid, còn được gọi là beta-carotene, natural brown 5 và natural yellow 26.
Cl 75135:
Màu thực vật gọi là rubixanthin. Không được chấp thuận cho sử dựng tại Hoa Kỳ.
Cl 75170:
Purine tự nhiên. Còn được gọi là natural white 1 hoặc pearl essence.
Cl 75300:
Màu thực vật có nguồn gốc từ curcumin. Còn được gọi là natural yellow 3 hoặc turmeric yellow.
Cl 75470:
Carmine có nguồn gốc tự nhiên cũng được gọi là natural red 4 hoặc cochineal.
Cl 75810:
Dẫn xuất đồng từ cây xanh. Còn được gọi là natural Green 3 hoặc potassium sodium copper chlorophyllin.
Cl 77000:
Bột nhôm mịn, còn được gọi aluminum powder hay pigmental metal 1.
Cl 77002:
(Hydroxid nhôm) còn được gọi là pigment white 24 hoặc aluminium hydroxide.
Cl 77004:
Silicat nhôm ngậm nước, còn được gọi là bentonite I hoặc pigment white 19.
Cl 77007:
(Sodium aluminum sulfosilicates) còn được gọi là ultramarine hoặc pigment blue 29.
Cl 77015:
Nhôm được silic hóa với oxit sắt. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment red 102.
Cl 77120:
Màu bari sulfat. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment white 21.
Cl 77163:
Màu bismuth oxychloride. Còn được gọi là pigment white 14.
Cl 77220:
Màu calcium carbonate. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment white 18 hoặc synthetic chalk.
Cl 77231:
Màu thạch cao. Cũng được gọi là calcium sulfate và pigment white 25.
Cl 77266:
Màu đen carbon. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là pigment black 6.
Cl 77267:
Màu than xương. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Được làm từ xương động vật. Còn được gọi là bone black hoặc pigment black 9.
Cl 77268:
Màu carbon. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Carbon xương đen được lấy từ xương động vật. Còn được gọi là food black 3 và carbo medicinalis vegetalis.
CI 77288:
Màu xanh lá cây có nguồn gốc từ crom. Còn được gọi là pigment green 17 hoặc chromic oxide.
Cl 77289:
Màu xanh lá cây từ crom hydroxid. Còn được gọi là pigment green 18.
Cl 77346:
Màu có nguồn gốc từ coban. Không được chấp thuận cho sử dựng tại Hoa Kỳ. Bị cấm ở EU. Còn được gọi là cobalt blue hoặc pigment blue 28.
Cl 77400:
Hỗn hợp đồng và kẽm với một lượng nhỏ nhôm hoặc thiếc. Còn được gọi là bronze powder hoặc copper powder.
Cl 77480:
Màu sắc bắt nguồn từ vàng. Còn được gọi là gold leaf.
Cl 77489:
Màu có nguồn gốc từ sắt. Còn được gọi là iron oxide.
CI 77491, CI 77492, CI 77499, CI 77510:
Màu có nguồn gốc từ oxit sắt. Còn được gọi là ferric oxide, pigment brown 7, pigment yellow 42 và Prussian blue.
Cl 77713:
Màu magie carbonat. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ.
CI 77742:
Màu sắc bắt nguồn từ ammonium manganese pyrophosphate. Còn được gọi là mango violet, manganese violet và pigment violet 16.
Cl 77745:
Màu sắc manganese orthophosphate. Không được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ. Còn được gọi là manganous phosphate.
Cl 77820:
Màu bạc.
CI 77891:
Màu sắc có nguồn gốc từ titan dioxide. Còn được gọi là pigment white 6.
Cl 77947:
Màu oxit kẽm. Còn được gọi là pigment white 4 hoặc flowers of zinc.
Cibotium barometz:
(Cẩu tích) được sử dụng trong nước hoa. Còn được gọi là pengawar.
Cichorium intybus:
(Cải ô rô), còn được gọi là chicory, wild succory. Xem chicory extract.
Ciclopirox olamine:
Thuốc diệt nấm. Xem pyridine.
Cimicifuga racemosa:
(Black cohosh) sử dựng trong các chất làm se, thảo mộc lâu năm với hoa được cho là đáng lo ngại đối với côn trùng. Được trồng từ Canada đến Bắc Carolina và Kansas, nổi tiếng đế chữa rắn cắn. Được sử dụng tạo hương vị gừng. Một loại thuốc bổ và chống co thắt. Rễ chứa nhiều glycoside, bao gồm estrogen và tannin. Các nhà thảo dược đã sử dụng nó để làm giảm các cơn đau thần kinh, đau bụng kinh và đau đẻ. Cũng dừng để thúc đẻ và giảm huyết áp. Black cohosh cũng được biết có tính chất an thần. Năm 1992, FDA đã đề xuất cấm Black Cohosh trong các sản phẩm thuốc kinh nguyệt đường uống vì nó không được chứng minh là an toàn và hiệu quả như đã tuyên bố.
Cinchona extract:
(Chiết xuất canh ki na), thu được từ loài Cinchona m ledgeriana, rất giàu quinin. Chiết xuất canh ki na được biết đến như thuốc bổ, đặc tính kháng khuẩn và làm săn se, thường dùng trong thuốc trị sốt rét và sốt ở vùng nhiệt đới. Thu được từ vỏ cây của nhiều loài cây thuộc chi Linnaean ở Mỹ Latin. Nếu sử dụng liều cao, canh ki na có thể gây nhức đầu và buồn nôn ở những người mẫn cảm.
Cinnamal:
Chất lỏng tổng hợp, dạng dầu, màu vàng nhạt với mùi quế được phân lập từ một loại nấm trong gỗ mục. Có trong tự nhiên từ chiết xuất vỏ cây quế và dầu rễ cây. Dùng làm hương liệu trong nước hoa, nước súc miệng và kem đánh răng. Ngoài ra, cũng dùng trong phấn thơm và thuốc dưỡng tóc. Nó gây kích ứng da và niêm mạc, đặc biệt nếu không pha loãng. Đây là một trong những chất gây dị ứng phố biến nhất. CIR đã liệt kê vào danh sách các chất được ưu tiên xem xét hàng đầu.
Cinnamates:
Muối hoặc ester của acid cinnamic là chất hấp thụ UVB được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Trong kem chống nắng thường chứa octyl methoxycinnamate và cinoxate. Chúng thường được tìm thấy trong mỹ phẩm có chứa SPF với chất hấp thụ UVB manh và khi kết hợp với các thành phần khác chúng có khả năng chống nước và ổn định hơn. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với nhựa thơm Peru, nhựa thơm Tolu, lá coca, aldehyde cinnamic và dầu cinnamic cũng có thể nhạy cảm với các cinnamate.
Cinnamic acid:
Có khả năng chống nắng. Một số nhà sản xuất dùng nó để thay thế cho PAB A bởi vì khả năng dị ứng và phản ứng có hại do ánh nắng thấp. Acid cinnamic được tìm thấy trong lá quế và lá ca cao, nó còn là dầu thiết yếu của một số loài nấm. Nó có thể gây dị ứng phát ban.
Cinnamic alcohol:
Thành phần tạo hương, là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất trong nước hoa và hương liệu. Được sử dụng trong nước súc miệng, xà phòng vệ sinh, kem đánh răng và khăn ăn. Xem cinnamic aldehyde.
Cinnamic aldehyde:
Được tìm thấy trong dầu quế, dầu bã đậu, bột quế, dầu hoắc hương, thành phần hương liệu, xà phòng vệ sinh và nước hoa. Nó phản ứng. chéo với nhựa thơm Peru và benzoin. Có thể gây giảm sắc tố và mề đay. Cũng được sử dụng trong jasmine tổng hợp và có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng với hợp chất đó.
Cinnamomum camphora:
(Long não) thu được từ vỏ cây và sử dụng trong các sản phẩm dành cho tay.
Cinnamomum loureirrii bark extract:
Xem cinnamon.
Cinnamon:
Thu được từ loài Quế đơn Cinnamomum cassia. Được sử dụng làm hương liệu trong kem đánh răng, nước súc miệng và thuốc dưỡng tóc. Thu được từ vỏ cây khô. Chiết xuất cinnamon được sử dụng chữa đầy hơi và tiêu chảy, nhưng có thể gây kích thích cho hệ tiêu hóa. Khi được sử dụng làm hương liệu trong kem đánh răng, nó có thể gây kích ứng miệng nếu người dùng nhạy cảm với quế.
Cinnamon bark:
(Vỏ quế) dạng chiết xuất và dạng dầu. Từ vỏ cây khô, chiết xuất được sử dụng làm hương liệu trong cola, eggnog, bia gốc, quế và gừng cho đồ uống, kem, bánh nướng, gia vị và thịt. Dầu được sử dụng làm hương vị berry, cola, anh đào, rum, bia gốc, quế và gừng trong đồ uống, gia vị và thịt. Có thể gây nhạy cảm da ở người và gây nhạy cảm nhẹ với ánh sáng.
Cinnamon leaf oil:
(Dầu lá quế) xem cinnamon oil.
Cinnamon oil:
(Dầu quế) thu được từ loài Cinamonmum zeylanicum, có tác động kích thích trên da, được sử dụng rộng rãi trong nước hoa, giàu dinh dưỡng và có tính kháng khuẩn, là một thanh phần quan trọng trong dược điển. Dầu quế thường dùng trong chế phẩm chăm sóc da và trang điểm, thu được từ quá trình chưng cất lá cây. Có thể gây kích ứng nếu dùng ở nồng độ cao.
Cinnamon bark oil:
(Dầu vỏ quế) có đặc tính tương tự dầu quế, nhưng việc chưng cất vỏ cây được đánh giá cao hơn so với chiết xuất từ lá cây. Sử dụng liều cao hoặc ở nồng độ cao có thế gây kích ứng da. Xem thêm cinnamon oil.
Cinnamyl acetate:
Hương liệu tổng hợp, chất lỏng không màu đền màu vàng vái mùi hoa ngọt ngào. Xuất hiện tự nhiên trong vỏ bã đậu. Được sử 1 dụng trong hương liệu vị mơ, anh đào, nho, đào, dứa, quế và vani.
Cinnamyl alcohol:
Có nguồn gốc tự nhiên từ vỏ cây quế, nó cũng f có thể sản xuất tổng hợp,được dùng trong mỹ phẩm như chất tạo mùi.
Cinnamyl anthranilate:
Hương liệu tổng hợp được sử dụng từ những năm 1940 như hương vị nho hoặc anh đào. Nó được dùng như hương liệu trong xà phòng, chất tẩy rửa, kem, lotion và nước hoa. Hoa Kỳ bán với số lượng hơn 2000 bảng vào năm 1976. Viện Ung thư Quốc gia đưa tin vào ngày 20 tháng 12 năm 1980, chất này gây ung thư gan ở chuột đực, chuột cái, ung thư tuyến tụy và thận ở chuột đực trong nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nó làm tăng khối u phổi ở chuột. FDA cấm sử dụng trong thực phẩm vào năm 1982. Hầu hết các công ty tự nguyện ngừng sử dụng chất này trong mỹ phẩm sau khi công bố thông tin NCI.
Cinnamyl esters:
Sử dụng trong nước hoa.
Cinoxate:
(2-hydroxy-p-methoxycinnamate) chất chống nắng hóa học được FDA chấp thuận với nồng độ sử dụng 1 – 3%. Các nghiên cứu thấy nó có tính cảm quang.
Cinquefoil extract:
Có nguồn gốc từ cây Potentilla anserina, một thành phần làm se vơi tính kháng viêm và chữa lành hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về da. Cinquefoil là dạng cây leo với hoa màu vàng lớn. Chiết xuất này thu được từ thảo mộc và rễ cây. Còn được gọi là cỏ 5 lá, cỏ bạc.
Cis-jasmone:
Thành phần được tìm thấy trong hoa nhài. Được sử dụng trong nước hoa.
Cistus labdaniferus oil:
(Tinh dầu hoa hồng đá) có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Hy Lạp, đây là “rockrose” được trồng ở một số khu vườn tại Bắc Mỹ. Nó từ lâu đã được phổ biến ở Tây Ban Nha, đây vẫn là nhà sản xuất lớn ngày nay. Đừng nhầm lẫn loài cây này với thuốc phiện, một phương thuốc giảm đau cũ từ opium. Tinh dầu được sử dụng trong nước hoa và dầu gội. Xem rockrose.
Cistus monspeliensis extract:
Có nguồn gốc từ cây Cistus monspeliensis. Được sử dụng như một thành phần tạo hương. Xem rockrose.
Citral:
Một hợp chất thơm tự nhiên được sử dựng để cung cấp hương chanh. Citral là thành phim trong tinh dầu chanh, sả, chanh lá cam, gừng, cỏ roi ngựa và một số tinh dầu có nguồn gốc thực vật khác.
Citrates:
Muối hoặc ester của acid citric được sử dụng làm chất làm mềm. Citrate có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm chức năng tuyến tụy, chức năng gan bất thường, độ kiềm và độ acid trong máu.
Citric acid:
Có đặc tính làm se và chống oxy hóa, có thể dùng làm chất ổn định sản phẩm (tạo phức, trung hòa các kim loại nặng để tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa), đệm (giúp duy tà độ pH ở khoảng từ 2,5 – 6,5). Thành phần này không gây kích ứng trên da thường, nhưng nó có thể gây bỏng và nốt đỏ trên da nứt nẻ, rạn hoặc da bị viêm. Để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, không thoa acid citric với nồng độ trên 10% hoặc pH < 3,5, Ở nồng độ cao, add citric có tính chất giống AHA (giữ ẩm, gây bong tróc, làm mịn, hiệu quả chống nhăn…). Hoạt chất chỉ được sử dụng ngoài da.
Citric oils:
Dùng riêng lẻ hoặc kết hợp các loại dầu từ loài citrus như cam, chanh, bưởi và trái cây tương tự.
Citronella:
Được sử dụng chủ yếu như hương liệu (nước hoa và mặt nạ), có đặc tính bổ dưỡng. Nó có nguồn gốc từ tinh dầu Cymbopogon nardus, bao gồm geraniol (khoảng 60%), citronellal, camphen, limonen, linalool và bomeol.
Citronella java oil:
(Tinh dầu sả Java) dầu khử trùng và được sử dụng rộng rãi trong xà phòng và chất khử mùi. Nó cũng có đặc tính giảm sưng tấy do côn trùng cắn. Chiết xuất thảo mộc này có thế gây phát ban da khi dùng trong mỹ phẩm.
Citronellal:
Thành phần tạo hương. Thành phần chính của citronella oil. Cũng được tìm thấy trong các loại dầu chanh và sả. Chất lỏng không màu với hương chanh. Được sử dụng trong hương vị cam quýt, chanh, anh đào và gia vị cho đồ uống, kem, đá, kẹo, bánh nướng, kẹo cao su và món tráng miệng gelatin. Một chất gây kích ứng da. Xem citronella oil về độc tính.
Citronellol:
Thành phần của tinh dầu thực vật. Được tìm thấy nhiều trong dầu bạch đàn. Sử dụng để làm mùi hương trong mặt nạ . hoặc trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Citrulline:
Acid amin được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Citrull:
Xem cucumber.
Citrullus colocynthis:
(Dưa hấu đắng) họ Cucurbitaceae, là một loài thực vật mọc ở những vùng cát. Xem colocynth.
Citrullus vulgaris:
(Dưa hấu) thành phần dưỡng da. Xem watermelon.
Citrus aurantium-amara (bitter orange) flower extract:
(Chiết xuất từ hoa cam đắng) tên khoa học Citrus aurantium-amara được sử dụng làm chất dưỡng da. Xem bitter orange oil.
Citrus bioflavonoids:
Bổ sung các vitamin nhóm P lên đến 1 gam mỗi ngày. Có trong tự nhiên từ màu thực vật và trong đậu tonka; cũng có trong nước chanh. Nồng độ cao có thể thu được từ tất cả các loại trái cây họ cam quýt, tầm xuân và quả lý chua đen. Các phương pháp nhân tạo chiết xuất từ vỏ cam, quýt, chanh, quất và bưởi. Vitamin p có liên quan đến mạch máu và làn da.
Citrus Clementina juice:
(Nước ép chanh) có trong Citrus Clementina, được sử dụng làm chất dưỡng da. Có màu xanh tươi và được sử dụng trong nước hoa.
Citrus grandis:
(Bưởi) sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da.
Citrus junos fruit extract:
(Chiết xuất cam chua Yuza) tên khoa học Citrus junos. Được sử dụng như một chất dưỡng da, chất chống oxy hóa và thành phần tạo phức.
Citrus nobilis:
(Cam sành) tên khoa học Mandarin orange. Một loại cam nhỏ với vỏ dễ dàng tách ra. Nó được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc và được xem là một loài riêng biệt.
Citrus oils:
(Dầu citrus) eugenol, eucalyptol, anethole, orris và menthol.
Citrus peel extract:
(Chiết xuất vỏ họ cam quýt) được sử dựng làm phụ gia hương liệu trong các loại bitter, chanh, cam, rượu vermouth, bia và hương vị gừng cho đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng. Chúng đang được phát triển thành phần kháng khuẩn và kháng nấm từ trái cây họ cam quýt. Một công ty có trụ sở tại Israel đã đề ra phương pháp chiết xuất chất bảo quản từ vỏ cam quýt và giải quyết các vấn đề về thời hạn sử dụng đối với các chiết xuất tự nhiên và hữu cơ. Citrus unshiu: (vỏ cam Nhật Bản) hương liệu.
Civet:
Tinh dầu được sử dụng như một chất cố định trong nước hoa. Civet được tiết ra không liên tục của loài cầy hương giữa hậu môn và cơ quan sinh dục ở cả con đực và cái. Nhầy, màu vàng đến nâu, mùi khó chịu. Nó cũng được sử dụng như hương liệu mâm xôi, bơ, caramel, nho và rum cho đồ uống, kem, đá, kẹo, bánh nướng, món tráng miệng gelatin và kẹo cao su.
Clary:
(Xô thơm) tên khoa học là Salvia sclarea, mùi chất cố định cho nước hoa. Chiết xuất tự nhiên của một loại thảo mộc thơm được trồng ở miền nam châu Âu và được trồng rộng rãi ở Anh. Gia vị nổi tiếng trong thực phẩm và đồ uống. Còn gọi là clary sage.
Clary sage oil:
(Dầu cây xô thơm) được dùng trong các sản phẩm dành cho vùng da quanh mắt bởi vì đặc tính mềm mịn và kháng viêm của nó. Nó được dùng để làm tươi mới làn da và cũng giúp che giấu mùi. Ngoài ra, hương thơm của nó có giá trị trong trị liệu, như thúc đẩy tái tạo tế bào cho da thường, da khô và da nhạy cảm.
Claviceps purpurea:
(Nấm cựa gà). EU cấm nó trong mỹ phần. Xem ergot.
Clays:
(Đất sét) thành phần rất phổ biến, bao gồm: bentonite, beetum và đất sét Trung Quốc. Thường xuyên được sử dụng với khả năng hấp thụ dầu và nước, nó cũng có thể dùng như chất làm căng bóng, chất ổn định và chất kiểm soát độ nhớt. Đất sét giúp làm sạch, như một chất làm mềm và dùng như thuốc đắp. Nó được tìm thấy như chất màu trong bột phủ, mặt nạ, phẩn và lớp nền trong trang điểm. Nó không gây kích ứng da.
Cleavers extract:
(Chiết xuất cỏ ngỗng) thu được từ loài Galium aparin, hữu ích trong điều trị eczema. Được khuyến cáo dùng cho da thường và da khô.
Clematis:
(Hoa ông lão) loài cây lâu năm, chiết xuất từ rễ và thân cây có đặc tính kháng viêm. Tuy nhiên, lá và hoa, khi nghiền có thế gây kích ứng mắt, gây viêm khi dùng trực tiếp lên da.
Climbazole:
Thuốc diệt nấm.
Clintonia borealis:
(Hoa dại) mọc trong rừng, gây ói mửa. Hoa được cho là để kích thích tiết chất nhầy ở mũi. Chứa một số glycosid tim nhất định tương tự như Digitalis spp.. Được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất chống kích ứng và có một số nghiên cứu cho thấy nó giúp tăng sinh tế bào.
Clotrimazole:
Chất diệt khuẩn.
Clove oil:
(Dầu đinh hương) thu được từ loài Eugenia carophyllus, Caryophyllus aromaticus, Syzygium aromaticum, được coi là một chất khử trùng mạnh và chất làm lành vết thương với tác động sát trùng mạnh. Dầu đỉnh hương cũng được chỉ định trong gây tê tại chỗ. Tùy thuộc vào từng phần của cây thường xanh mà dầu có nguồn gốc từ chồi, hoa, lá hay thân cây. Nó cũng có tác dụng bổ dưỡng, làm săn se, cải thiện cấu trúc da và giúp che giấu mùi. Eugenol là thành phần quan trọng trong dầu đinh hương và có liên quan đến nhiều phương pháp trị liệu. Dầu này có thể gây kích ứng mạnh khi sử dụng ở nồng độ cao; mặc dù nó vô hại ở dạng pha loãng.
Clove bud oil:
(Dầu chồi đinh hương) có đặc tính tương tự dầu đinh hương, nó cỏ đặc tính che giấu mùi. Chưng cất từ chồi khô được xem là có chất lượng cao hơn ở thân và lá. Dầu đỉnh hương có nguồn gốc từ lá cây thỉnh thoảng được pha trộn với dầu chồi đinh hương.
Clover extract:
(Chiết xuất cỏ ba lá) tên khoa học Trifolium sp., chiết xuất lỏng được dùng như chất chống co thắt Là loài cây lâu năm, cỏ ba lá với hoa phong phú được dùng để sản xuất dầu và dịch chiết. Chiết xuất này thu được từ lá và rễ cây, được coi là chất chống oxy hóa và có thể cải thiện tình trạng chung của da.
Clover blossom extract:
(Chiết xuất nụ hoa cỏ ba lá), có đặc tính làm se và khả năng che giấu mùi.
Cloverleaf oil:
Chiết xuất từ hoa của Trifolium pratense. Được sử dụng trong hương liệu trái cây. Có thể gây nhạy cảm với ánh sáng.
Club moss extract:
(Chiết xuất cây thạch tùng) tên khoa học Lycopodium clavatum, dạng bột được dùng để làm sạch bề mặt da bị tổn thương. Sau khi thu được từ cây, bột được lắc và rây kỹ.
Cnidium officinale:
Loại thảo mộc Trung Quốc được sử dụng cho các vấn đề về thận, liệt dương nhiễm trùng âm đạo và nấm. Dừng trong mỹ phẩm như hương liệu và chất dưỡng da.
Coal tar:
Được sử dụng trong chất kết dính, creosote, thuốc trừ sâu, phenol, chế biến gỗ, bảo quản thực phân và thuốc nhuộm để tạo màu trong mỹ phẩm, bao gồm cả thuốc nhuộm tóc Chất lỏng sánh hoặc bán lỏng có nguồn gốc từ than bitum, chứa nhiều thành phần bao gồm benzen, xylen, naphtalen, pyridin, quinolin, phenol và creosol. Mối quan tâm chính về các dẫn xuất coal tar là chúng gây ung thư ở động vật phản ứng dị ứng, đặc biệt là phát ban và mề đay trên da. Chất này cổ trong nhiều chế phẩm tại chỗ để điều trị bệnh vẩy nến và gàu. Các sản phẩm OTG chứa coal tar dừng để trị gàu, viêm da tiết bã/và bệnh vẩy nến phải được nêu rõ nồng độ, FDA sau đó đã ban hành một thông báo vào năm 1992 rằng coal tar chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tại Canada, các sản phẩm thuốc nhuộm tóc phải thận trọng: “Sản phẩm này chứa các thành phần có thế gây kích ứng da trên một số cá nhân và phải thử nghiệm sản phẩm trước khi sử dụng. Sản phân này không được sử dụng để nhuộm lông mi hoặc lông mày vì có thể gây mù lòa”. Khi dùng trong dầu gội hoặc dầu xả, phải được rửa sạch sau ít hơn hai mươi phút. Các loại coal tar thô và nguyên chất đã bị ASEAN cấm trong mỹ phẩm.
Cobalt acetylmethionate:
Coban kết hợp với methionin. EU cấm dùng cobalt trong mỹ phẩm.
Cobalt aluminum:
Chất tạo màu.
Cobalt benzenesulphonate:
Bị cấm trong mỹ phẩm của Eu. Xem benzene.
Cobalt chloride:
Kim loại được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Có trong lớp vỏ ữái đất; màu xám, cứng và có từ tính. Lượng thừa chất này gây sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu và rối loạn tiêu hóa. EU cấm cobalt trong mỹ phẩm. Xem metallic hair dyes.
Cobalt napththenate:
Xem cobalt chloride.
Cocaine and salts:
Từ lá của Erythroxylon coca và các loài Erythroxylon khác, là chất được kiểm soát. Dùng trong mỹ phẩm như thuốc gây tê tại chỗ.
Cocamide DEA:
Chất làm đặc và tạo độ nhớt trong mỹ phẩm. Nó được thêm chất tẩy rửa lauryl suit at lỏng để ổn định bọt và cải thiện sự hình thành bọt.
Cocamide betaine:
Có thể tạo thành nitrosamine. Dựa trên các dữ liệu có sẵn, Hội đồng chuyên gia em kết luận rằng thành phần này an toàn như một thành phần mỹ phẩm. Tuy nhiên, nó không nên được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm có chứa tác nhân tạo muối nitrosamine. Có liên quan đến các phản ứng dị ứng.
Cocamide mipa:
Có thể gây dị ứng. Xem coconut oil.
Cocamidopropyl PG-dimonium chloride phosphate:
Chất kháng khuẩn và kháng nấm rất dịu nhẹ với da. Xem thêm coconut oil.
Cocamidopropyl betaine:
Chất điện hoạt lưỡng tính có nguồn gốc từ dầu dừa, tan tốt trong nước ở vùng pH rộng. pH5-6 (dung dịch 10% trong nước), chứa 30% hoạt chất. Chất lỏng trong màu vàng, không mùi hoặc mùi nhạt. Đây là chất diện hoạt dịu nhẹ tương thích với các chất diện hoạt anion, trung tính và cation khác. Có khả năng làm sạch, tạo bọt và tăng độ nhót tốt. Là một thành phần cân bằng và chống tình điện tuyệt vời. Ngoài ra cũng có tác dụng nhũ hóa tương đối. Cách sử dụng: nồng độ sử dụng khuyển cáo từ 4 – 40% tùy thuộc vào hiệu quả tạo bọt và làm sạch mong muốn.
Cocamidopropyl dimethylamine:
Thành phần chống tình điện. Xem coconut oil.
Cocamidopropyl dimethylamine hydrolyzed collagen:
Thành phần dưỡng da và tóc.
Cocamidopropyl dimethylamine lactate:
Thành phần dưỡng tóc.
Cocamidopropyl dimethylammonium C8-16 isoalkylsucdnyl lactoglobulin sulfonate:
Chất dưỡng da và tóc.
Cocamidopropyl hydroxysultaine:
Được sử dụng rộng rãi làm thành phần chống tình điện trong tóc và kem dưỡng da. Nó cũng dùng để tạo bọt, chất làm đặc trong dầu gội và các chế phẩm tắm. Xem Coconut Oil.
Cocamidopropyl oxide:
Xem coconut oil.
Cocamidopropylamine oxide:
Chất làm sạch có thể hoạt động như chất hoạt động bề mặt, chất điều hòa, chất tạo độ nhớt và tăng cường tạo bọt Nọ có nguồn gốc từ dầu dừa.
Co-carcinogen:
Chất hoạt động cùng với chất gây ung thư để gây ung thư.
Coccinia indica:
(Dây bát) từ quả của coccinia indica.
Coceth-6:
Xem coconut oil.
Coceth-10:
Dẫn xuất của alcohol dừa, được sử dụng như chất nhũ hóa.
Coceth-24:
Chất nhũ hóa và chất làm mềm có nguồn gốc từ cholesterol và ethylene oxide.
Cochineal:
(Rệp son) EU gọi tên là Cl 75470. Thuốc nhuộm màu đỏ thẫm được chiết xuất từ loài rệp son, được sử dụng để sản xuất màu đỏ tươi, màu cam và màu đỏ khác. Màu đến từ acid carminic. Hàm lượng acid carminic tự nhiên trong chiết xuất rệp son thường là 19 – 22%. Côn trùng bị giết bằng cách ngâm trong nước nóng (sau đó chúng được sấy khô) hoặc bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hơi nước hoặc nhiệt của lò. Mỗi phương pháp tạo ra một màu khác nhau, dẫn đến sự xuất hiện đa dạng của cochineal tiên thị trường. Bởi vì đây là một thuốc nhuộm azo, nên có thể không dung nạp ở những người dị ứng với salicylate (aspirin). Các nhà nghiên cứu y học cho biết chất phụ gia màu này được chiết xuất từ côn trùng khô và sử dụng trong kẹo, sữa chua, nước trái cây và các loại thực phân khác có thể gây ra các phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng. Ngoài ra, nó còn giải phóng histamin và có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Cochineal được coi là chất gây ung thư ở một I số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Na Uy, Phần Lan và hiện đang được FDA liệt kê là chất cấm. Kể từ năm 2000, FDA đã thu giữ các mảnh vảy được sản xuất tại Trung Quốc (một loại kẹo trái cây) có chứa Ponceau 4R, có thể gây tăng động. Cochineal hoặc ponceau red 4R thường được liệt kê là một thành phần “tự nhiên” trên nhãn. FDA cho biết họ đã báo cáo về các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ, đối với thực phẩm có chứa chiết xuất cochineal và mỹ phẩm có chứa carmine.
Cochlearia armoracia and C.officinalis:
(Cải ngựa) tên khoa học Armoracia lapathifolia gilib., chứa acid ascorbic và hoạt động như một chất khử trùng trong mỹ phẩm. Các phản ứng có hại tiềm ẩn bao gồm tiêu chảy và đổ mồ hôi nếu dùng đường uống với liều lượng lớn.
Cocillana bark:
Vỏ cây khô của loài Guarea rusbyi, được ưồng ở Bolivia. Chứa nhựa, chất béo và tannin. Được sử dụng trong chất làm mềm.
Cockscomb extract:
(Chiết xuất cây mào gà). Lấy từ sự phân hủy enzym của mào gà trống (gallus) được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm và điều hòa da.
Cockscomb flower:
(Hoa mào gà) tên khoa học là Celosia cristata. Ji Guan Hua. Xem amaranthus caudatus.
Coco protein:
Dùng trong dầu gội đầu “hữu cơ”. Xem coconut oil.
Cocoa:
Bột được chế biến từ hạt của Theobroma cacao và các loài khác trong họ Theobroma. Bột màu nâu với mùi sô cô la, được dùng như một hương liệu. Có thể gây thở khò khè, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác, đặc biệt ở trẻ em. Nhũ tương dạng nano của chiết xuất hạt ca cao là thành phần mới trong chăm sóc da.
Cocoa butter
(Bơ cacao): làm mềm và bôi trơn trên da. Chất béo thực vật màu vàng, thể rắn ở nhiệt độ phòng nhưng lỏng ở nhiệt độ 90° – 100°F (32,2°- 37,8°C). Nó thường dùng trong son môi và kem massage bởi vì điểm nóng chảy phù hợp (tức là gần với nhiệt độ cơ thể). Bơ ca cao có thể gây bít tắc lỗ chân lông và có thể gây phản ứng dị ứng.
Cocoa butter substitute from high oleic safflower:
Thay thế tốt cho dầu ô liu và bơ hạt mỡ.
Cocoa butter substitute from palm kernel oil:
Sử dụng làm lớp màng bao bọc cho vitamin, acid citric, acid succinic và gia vị. Được sử dụng thay cho bơ ca cao trong đồ ngọt.
Cocoa extract:
(Chiết xuất ca cao) thu được từ loài Theobroma cacao. Xem cocoa butter.
Cocoamidoethyl betaine:
Chất hoạt động bề mặt, thành phần làm sạch và chất tạo bọt.
Cocoamidopropyl betaine:
Được làm từ dầu dừa và củ cải đường, nó được sử dụng trong tẩy trang mắt. Tìm thấy trong dầu gội dành cho em bé và người lớn. Có thể gây viêm da mặt hoặc cổ, ngay cả khi nó không gây ra các vấn đề về da đầu. Mặt và cổ nhạy cảm hơn da đầu. Có thể gây phát ban mí mắt.
Cocoamidopropyl amine oxide:
Dầu xả tóc được sử dụng rộng rãi, thành phần trong các sản phẩm tắm, kem dưỡng da và dưỡng tóc. Dựa trên dữ liệu có sẵn, CIR kết luận rằng không đủ dữ liệu để hỗ trợ sự an toàn của thành phần này trong các sản phẩm mỹ phẩm. Xem quaternary ammonium compounds và coconut oil.
Cocoamphoacetate:
Chất diện hoạt amphoteric, tạo bọt có nguồn gốc từ dầu dừa. Theo CIR, thành phần này an toàn và không gây kích ứng da khi sử dụng nồng độ < 10%.
Cocoamphodiacetate:
Được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, trong sản xuất xà phòng, kem, chất bôi trơn, sô cô la và thuốc đạn.
Cocoamphopropionate:
Chất diện hoạt có nguồn gốc từ dầu dừa, sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa với vai trò tạo bọt và làm sạch.
Coco-betaine:
Chất diện hoạt amphoteric có hoạt tính tạo bọt và tẩy rửa vừa phải, nguồn gốc từ dầu dừa. Dễ dàng hòa tan trong I nước, tạo pH 5-6.
Coco-caprylate/caprate:
Chất làm sáng và dưỡng ẩm nhẹ nhàng từ rau củ.
Coco-caprylatecaprate:
Chất làm mềm.
Coco-glucoside:
Thành phần làm sạch.
Coco-glycerides:
Thành phần dưỡng da và chất làm mềm da.
Coco-rapeseedate:
Ester của dầu dừa và dầu hạt cải dầu được sử dụng như một thành phần làm mềm.
Coco-sultaine:
Thành phần chống tĩnh điện trong các sản phẩm tóc và thành phần dưỡng da, Cũng là một chất tạo bọt.
Cocoampho carboxyglycinate:
Là chất béo dạng rắn từ hạt cây ca cao được sử dụng như chất làm sạch, chất làm mềm da và chất bôi trơn, thường được kết hợp trong xà phòng và kem.
Cocodimonium hydroxypropyl hydrolyzed rice protein:
Hợp chất cation amoni bậc IV rất dịu nhẹ thu được từ protein thực vật thủy phân có nguồn gốc từ gạo, khối lượng phân tử từ 2000 – 3000. Chứa 2% cystein giúp tương thích với tóc tốt hơn. Chất lỏng trong màu vàng nhạt, mùi nhẹ, pH từ 4,5 – 5,5. Thành phần cân bằng tuyệt vời. Tăng cường sức khỏe sợi tóc và cung cấp tác dụng chống mài mòn. Hình thành lớp màng và dưỡng ẩm rất tốt. Ngoài ra, khả năng hấp thu tốt vào các ngọn tóc tổn thương còn giúp thành phần này trở thành lựa chọn hữu hiệu cho các sản phẩm phục hồi tóc. Cách sử dụng: nồng độ thường dùng từ 2 – 6%.
Cocodimonium hydroxypropyl hydrolyzed hair keratin:
Thủy phân từ keratin tóc. Được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện và chất dưỡng da.
Cocodimonium hydroxypropyl silk amino acid:
Hợp chất amoni bậc IV được sử dụng làm thành phần chống tình điện trong tóc và các sản phẩm dành cho da.
Cocoglucoside:
Chất làm sạch dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa và đường trái cây.
Cocoglyceride:
Có đặc tính làm mềm, nhũ hóa và dưỡng da.
Coconut acid:
Chất hoạt động bề mặt và các thành phần làm sạch được sử dụng trong xà phòng tắm và chất tẩy rửa, kem cạo râu, kem lạnh và dầu gội đầu.
Coconut alcohols:
Thành phần đa năng được kết hợp trong mỹ phẩm như một chất làm mềm, chất nhũ hóa, ổn định hoặc chất hoạt động bề mặt, giúp kiểm soát độ nhớt của sản phẩm. Chức năng của nó trong sản phẩm sẽ phụ thuộc vào từng công thức cụ thể.
Coconut endosperm:
(Nước dừa tươi) thu được từ cây Cocos nucifera, được sấy đông khô tạo thành bột có độ trơn chảy tốt, duy trì đặc tính sinh học, dinh dưỡng và các yếu tố tăng trưởng vốn có của nước dừa. Nước dừa cung cấp chất dinh dưỡng nuôi trái non và nội nhữ, do đó rất giàu protein, acid amin,vitamin, khoáng chất, đặc biệt RNA-phosphorus (RNA-P) và các yếu tố tăng trưởng như: acid shikimic, acid quinic và indole-3-acetic add. Sử dụng đa dạng với nồng độ khác nhau: làm ẩm và dưỡng da (0,5 -1,5%), trẻ hóa da (0,2 – 0,5%), lành vết thương (0,2 -1,0%).
Coconut oil:
Dùng như kem nền, là nguyên liệu thô trong xà phòng, thuốc mỡ, kem massage và kem chống nắng. Nó có màu trắng nhẹ hoặc vàng hơi đậm và thể chất bán rắn, dầu dừa là một nhóm các add béo chuỗi ngắn, gắn với glycerin và năm ở nhân dừa. Nó ổn định khi tiếp xúc với không khí. Dầu dừa có thể gây kích ứng da và là nguyên nhân của ban đo, cũng gây bít tắc lỗ chân lông.
Coconut protein:
Có nguồn gốc từ dừa, được sử dụng trong dầu gội, đặc biệt là trong các sản phẩm “tự nhiên”.
Cocoyl hydrolyzed collagen:
Trước đây được gọi là protein động vật thủy phân cocoyl.
Cocoyl hydrolyzed soy protein:
Được sử dụng làm thành phần dưỡng tóc và da.
Cocoyl imidazoline:
Hợp chất dị vòng được sử dụng như chất nhũ hóa trong tẩy rửa.
Cocoyl sarcosinamide DEA:
(Diethanolamine cocoyl sarcosinamide) sử dụng như chất nhũ hóa trong tẩy rửa.
Cocoyl sarcosine:
Được dùng như một chất làm sạch. Nó có thể dùng như một chất hoạt động bề mặt.
Cocoyldimonium hydroxypropyl hydrolyzed collagen:
Protein động vật thủy phân được sử dụng trong các chất làm mềm.
Cod-liver oil:
Dầu từ gan cá tuyết tươi được sử dụng trong thuốc mỡ và kem dưỡng da đặc biệt để thúc đẩy chữa lành vết thương. Màu vàng nhạt, có mùi cá nhẹ. Chứa các vitamin A và D, giúp thúc đẩy việc chữa lành vết thương và áp xe.
Codium tomentosum extract:
(Chiết xuất tảo xanh) nuôi dưỡng và giúp bảo vệ da chống lại các yếu tố có hại từ bên ngoài. Nó có lợi khi kết hợp trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, bao gồm dưỡng ẩm và hydrat hóa trong serum, kem body, kem chống lão hóa và son môi. Tảo xanh là một loại tảo biển màu xanh lá và chiết xuất chứa polysaccharid. Xem thềm seaweed.
Codonopsis:
(Xuyên đảng sâm) trích xuất từ Codonopsis tangshen. Các thành phần hóa học chính của cây bao gồm saccharide như fructose và inulin. Nó cũng chứa glycoside (như syringin và tangshenoside I), các alkaloid (như choline và perlolyrine), 17 loại add amin và nguyên tố vi lượng. Nghiên cứu khoa học liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch. Nó cũng được sử dụng trong các sản phẩm massage.
Coenzyme A:
Tham gia vào một loạt các phản ứng sinh hóa, bao gồm sự phân hủy carbohydrat và chất béo. Coenzym A có nguồn gốc từ adenine, ribose và add pantothenic (một vitamin của phức hợp B). Được sử dụng trong dưỡng da.
Coenzyme Q10:
Được cơ thể tổng hợp (tổng hợp ít từ khi còn nhỏ, cao nhất trong thời gian dậy thì và giảm dần sau 20 tuổi ngay cả khi nhu cầu của cơ thể tăng), là một hợp chất tan trong dầu. Coenzym Q10 là một coenzym quan trọng trong sản xuất năng lượng nội tế bào. Nó là một chất oxy hóa mạnh, giúp cơ thể loại bỏ gốc tự do. Coenzym Q10 có thể thâm nhập vào các lớp tế bào của da, làm mờ vết nhăn. Bên cạnh đó, coenzym Q10 còn có tác dụng bảo vệ tế bào da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím. Đây là một thành phần hữu ích cho các sản phẩm chống nắng và chăm sóc da. Hàm lượng thường dùng 0,3 – 3%. Xem ubiquinone.
Coffee fruit extract:
(Chiết xuất từ quả cà phê) chất chống oxy hóa tự nhiên và mạnh mẽ với đặc tính chống lão hóa và làm sáng da. Chiết xuất thu được từ quả cà phê, chứ không phải từ hạt như trong trường hợp dầu hạt cà phê.
Coffeeberry:
Nguồn gốc từ cây Coffea arabica, một thành viên của gia đình Rubiaceae, được trồng khắp nơi trên thế giới và đã trở thành nguồn cung cấp đồ uống phổ biến trên toàn Cầu. Coffeeberry là tên thương mại được cấp bằng sáng chế. Thành phần này có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Coffee seed oil:
(Dầu hạt cà phê) chiết xuất từ hạt cà phê xanh, nó giàu acid béo thiết yếu như add linoleic. Nó cũng có thể dùng để che giấu mùi. Tùy theo thành phần được sử dụng, dầu hạt cà phê có thể dùng trong giảm cân. Dầu này thu được từ hạt cà phê. Xem thêm caffeine.
Cognac oil:
(Dầu men rượu) dầu dễ bay hơi thu được từ chưng cất rượu vang với hương thơm đặc trưng cua cognac. Dầu cognac xanh được sử dụng làm hương liệu chế đồ uống, kem, kẹo, bánh nướng, kẹo cao su, rượu và gia vị. Dau cognac trang, co thanh phan tương tự như dầu xanh, được sử dụng làm hương liệu trong quả mọng, anh đào, nho, rượu mạnh và rum. Nó được sử dụng trong mỹ phẩm như một hương liệu.
Cohosh root, black and blue:
Tên khoa học Cimicifuga racemosa, chứa nhiều glycoside bao. gồm các chất estrogen và tannin. Các nhà thảo dược sử dụng nó để giảm đau dây thần kinh, giảm đau bụng kinh và đau đẻ, trị giun, dùng để giảm huyết áp. Cohosh đen cũng được cho là có tính chất an thần. Năm 1992, FDA đã đề xuất cấm cohosh đen trong các sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt đường uống vì nó không được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Blue cohosh là Caulophyllum thalictrioides. Thân rễ có chứa saponin diệt nấm, glycoside, gôm, tinh bột, muối, add phosphoric và nhựa hòa tan.
Coix lacryma-jobi:
(Ý dĩ) xem job’s tears.
Cola acuminata:
(Chiết xuất hạt cola) thành phần chứa alkaloid H caffeine và theobromine, được sử dụng làm hương liệu và chất kích W thích da.
Cola nitida:
Xem cola acuminata.
Colchicine:
Thành phần được giới thiệu vào năm 1763 được chế biến từ rễ của nghệ tây, cụ thể trong việc làm giảm bệnh gút, nhưng cơ chế hoạt động không rõ ràng. Nó làm giảm sự hấp thu vitamin B12. Muối và các dẫn xuất của nó bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm của EU.
Colchicum autumnale:
(Cây nghệ tây) bị cấm trong mỹ phẩm của Eu.
Coleus barbatus extract:
(Húng chanh Ấn Độ) còn gọi là Coleus forskohlii, thuộc họ bạc hà, nó có đặc tính làm sạch và làm mềm. Trong y học cổ truyền được dùng để làm giảm vết côn trùng cắn, rết đốt và thương hơn là trong phát ban da. Một trong các thành phần tự nhiên của nó là forskolin. Được ữồng nhiều ở Nepal, Ấn Độ và Thái Lan.
Coleus oil:
(Tinh dầu húng chanh) chiết xuất từ rễ của Coleus forskohlii họ Lamiaceae. Là một loại thảo dược lâu năm có rễ thịt xơ, mọc hoang dã tại những vùng ôn đới, nhiệt đới ở Nam Á. Rễ đùng như một loại gia vị hoặc dưa chua ở Ấn Độ. Trong những năm gần đây c.forskohlii là nguồn thực vật duy nhất chứa hợp chất hoạt tính sinh học forskolin và dầu coleus là một sản phẩm phụ hữu ích của chiết xuất forskolin; Các tính chất kháng khuẩn mỏi được phát hiện của dầu làm cho nó hữu ích trong các sản phẩm dùng ngoài. Cố mùi Cay dễ chịu.
Collagen:
Rất phổ biến trong các công thức chăm sóc da do khả năng hydrat hóa và giữ nước mạnh. Collagen không tan trong nước, nhưng có khả năng giữ nước, hoạt động như một chất dưỡng ẩm và bảo vệ da. Nó không để lại cảm giác dính hoặc khô tiên da, đặc biệt khi sử dụng ở dạng thủy phân hoặc hòa tan. Collagen màng phim, giúp làm giảm mất độ ẩm tự nhiên trên da. Trong các chế phẩm chăm sóc da, nổ tăng cường độ ẩm trong các sản phấn dùng tại chỗ, cải thiện độ sang, độ nhớt và giúp làn da mềm mại. Collagen giàu proline và hydroxyproline, nó được coi là protein tinh khiết. Có nguồn gốc từ mô liên kết dộng vật, tương tự collagen trong da và xương ở người, ngày nay nó được sử dụng trong mỹ phẩm dưới dạng tổng hợp hoặc có nguồn gốc sinh học. Được xem là một chất chống kích ứng, collagen không gây các phản ứng dị ứng khi sử dụng trên da. Nó rất ổn định, mùi nhẹ và màu sáng. Đây là một trong những protein hiệu quả và kinh tế trong mỹ phẩm.
Collagen amino acids:
Hỗn hợp acid amin từ sự thủy phân collagen, giữ ẩm tốt hơn collagen đơn thuần, qua đó cải thiện độ ẩm của kem và lotion. Nó có khả năng giữ ẩm do có nhiều nhóm ưa nước trên mỗi đơn vị trọng lượng. Xem thêm collagen.
Collagen fiber:
(Sợi collagen) hydrat hóa và chống kích ứng. Khi sử dụng trong làm sạch, nó giống như một hệ thống phân phối các thành phần hoạt tính. Sợi collagen không cổ khả năng hòa tan trong nước và các chất thông thường khác nên đã hạn chế phạm vi áp dụng của nó.
Collagen hydrolysates:
Collagen đã được xử lý để giảm trọng lượng phân tử hơn collagen thông thường. Điều này có thế giúp sử dụng collagen dễ dàng trong mỹ phẩm và cải thiện đặc tính của nó. Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của collagen được dùng trong mỹ phẩm. Còn được gọi là hydrolyzed animal protein, hydrolyzed collagen. Xem thêm collagen.
Collagen (soluble):
Tăng cường độ ẩm và hiệu quả hơn collagen. Đây là dạng collagen lỏng tinh khiết được ưu tiên sử dụng trong mỹ phẩm bởi vì khi kết hợp trong công thức, nó không tách ra như collagen thông thường. Khi kết hợp với chất tẩy rửa, collagen hòa tan làm giảm đáng kể lượng acid amin bị bào mòn từ da khi rửa với chất tẩy rửa và nước. Collagen hòa tan được sử dụng rộng rãi và chấp nhận là protein trọng lượng phân tử cao trong mỹ phẩm chăm sóc da. Xem thêm collagen.
Collinsonia canadensis:
Thành viên của gia đình bạc hà. Lá và rễ của cây được dừng ngoài như một chất chống viêm, lá cũng được dừng để gây nôn. Xem stoneroot.
Collodion:
Hỗn hợp nitrocellulose, alcohol và ether trong chất lỏng, không màu hoặc hơi vàng. Nó được sử dụng như một chất bảo vệ da, trong sơn bóng móng tay, sản xuất sơn mài, ngọc ữai nhân tạo và xi măng. Có thể gây phản ứng dị ứng da.
Colloidal oatmeal:
(Keo yến mạch) tên khoa học Avena sativa (còn được gọi là yến mạch rơm hoặc yến mạch hoang dã), có lịch sử sử dụng lâu đời, đặc biệt là thuốc đắp hoặc ngâm, để làm giảm ngứa và kích ứng liên quan đến tình trạng da khô. Keo yến mạch là yến mạch bóc vỏ nghiền thành bột mịn, trộn với nước tạo thành dạng keo, được sử dụng trong các sản phẩm tắm gội với mục đích tương tự như yến mạch truyền thống, làm giảm kích ứng và ngứa da do bệnh chàm, côn trùng cắn, phát ban, viêm da tiếp xúc. Keo yến mạch sử dụng trong chăm sóc da có nguồn gốc từ năm.2000 TCN ở khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là Ai Cập và bán đảo Ả Rập. Yến mạch được trồng rộng rãi ở châu Âu từ năm 2000 TCN. Những tài liệu sử dụng yến mạch được ghi nhận bởi Hippocrates (khoảng 460 – 370 TCN) và sau đó là Dioscorides, Galen và Pliny the Elder. Các bằng chứng cho thấy rằng keo yến mạch có hiệu quả trong việc bảo vệ và sửa chữa hàng rào tự nhiên của da và tóc bị hư hại do những tác động bất lợi từ môi trường như tia UV, khói, vi khuẩn và các gốc tự do cũng như làm giảm viêm da. Thành phần keo yến mạch chứa chủ yếu là polysaccharide (60 – 85%), protein và một số enzym như superoxide dismutase (10 – 20%), lipid (3 – 11%), |3-glucan (5%), chất xơ (5%) và avenanthramide (0,03%). Các thành phần còn lại bao gồm saponin, vitamin, flavonoid và các chất ức chế tổng hợp prostaglandin. Chất béo trong yến mạch góp phần vào độ nhớt của keo và giúp làm giảm mất nước xuyên biểu bì, yếu tố quan trọng làm khô da. Các hợp chất phenol trong bột yến mạch góp phần vào hoạt động chống oxy hóa và kháng viêm của chiết xuất, và một số trong đó còn có khả năng hấp thụ tia cực tím mạnh. Saponin đóng góp vào tác động làm sạch của yến mạch. Ngoài ra, các protein trong bột yến mạch có hoạt tính nhũ hóa, hydrat hóa và chống oxy hóa nhưng ít tạo bọt. Các protein keo yến mạch và polysaccharide liên kết với da và cung cấp một hàng rào bảo vệ chống lại các tác động bất lợi bên ngoài. Khả năng bảo vệ và giữ nước của keo yến mạch là do nồng độ cao các polysaccharide, đặc biệt là 3-glucan. Lotion chứa keo yến mạch còn thể hiện tính kháng viêm mạnh mẽ thông qua việc gây ảnh hưởng đến add arachidonic, phospholipase A2 và yếu tố hoại tử khối u (TNF). Hoạt tính của toàn bộ bột yến mạch thể hiện ở khả năng chống oxy hóa, ức chế tổng hợp prostaglandin, làm sạch và bảo vệ trong tự nhiên. Sự đa dạng về thành phần và tính chất của các hoạt chất làm cho keo yến mạch có ứng dụng khác nhau trong việc chăm sóc các tình trạng viêm da, chẳng hạn như làm sạch, giữ ẩm, bảo vệ và giảm ngứa làn da bị viêm. Keo yến mạch là một trong số ít các sản phẩm, tự nhiên được FDA công nhận là chất bảo vệ da hiệu quả và an toàn.
Colloidal silver:
(Keo bạc) được dùng như chất bảo quản. Xem thêm silver.
Colloidal sulfur:
Hỗn hợp màu vàng nhạt của lưu huỳnh và acacia, được sử dụng như chất nhũ hóa. Xem sulfur.
Collyrium:
Các chế phẩm dành cho mắt, thường là rửa mắt hoặc lotion. Xem boric acid.
Colocasia antiquorum:
(Khoai sọ), một loại cây trong họ thảo mộc châu Á. Xem taro.
Colocynth:
Có nguồn gốc từ cây dưa hấu trắng Citrullus colocynthis. Là chất biến tính được sử dụng làm alcohol cho mỹ phẩm. Xuất phát từ bột khô của một loại trái cây được trồng ở vùng Địa Trung Hải và vùng Cận Đông. Gây tẩy xổ nếu nuốt phải, có thể gây tử vong. Cũng gây ra các vấn đề dị ứng trong mỹ phẩm.
Colophony:
Xem rosin và pine resin.
Colostrum:
(Sữa non) một chất tiết ra trong tự nhiên, sữa non là ị một chất lỏng tiết ra bỏi tuyến vú ngay sau khi sinh. Khi kết hợp với Ị elastin, nó để lại một màng keo giống elastin tự nhiên.
Coltsfoot extract:
(Chiết xuất cây chân ngựa) nguồn gốc từ loài Tussilagofarfara, có đặc tính làm săn se, làm mềm, điều hòa và dưỡng ẩm. Các nghiên cứu cũng cho thấy tác động làm sáng da. Chiết xuất này chứa hàm lượng cao chất nhầy, làm cho nó có lợi trong làm mềm da, và/hoặc gây kích ứng da. Lá là phần chinh của cây được sử dụng, những cành hoa cũng được tận dụng. Cystin là một thành phần chính của nó.
Combretum micranthum:
Loài cây bụi nhiệt đới giàu tannin chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm được sử dụng trong y học chống lại virus herpes.
Comedogen:
Chất kích thích mụn trứng cá và mụn đầu đen. Thông thường các thành phần nhem hoặc dầu nhờn ngăn chặn nang lông, khiến vi khuẩn sinh sản và dẫn đến viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng cục bộ.
Comfrey:
(Liên mộc) tên khoa học Symphytum officinale. Lá và rễ chứa allantoin, chất nhầy, tannin, tinh bột, inulin, các saponin steroid và các pyrrolizidine alkaloid. Nó đã được báo cáo là độc hại khi dùng đường uống và gây tổn thương gan. Các nhà thảo dược khuyên dùng liên mộc để chữa lành vết thương, chữa lành xương nhanh chóng và sử dụng thuốc sắc để trị tiêu chảy, xuất huyết và chảy máu. Các phản ứng có hại tiềm ẩn bao gồm rối loạn chức năng gan. Pyrrolizidine alkaloid đã được tìm thấy để gây ung thư ở chuột thí nghiệm. Trước đây được coi là an toàn, nhưng các báo cáo về hiệu ứng độc hại nổi lên khi nó được sử dụng phổ biến. Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau một vài tháng sử dụng. Đây là một độc tố gan mạnh. Liên mộc đã bị cấm ở Canada vào năm 1989. Sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm trang điểm mắt, xà phòng tắm, dưỡng da, kem nền, kem lạnh và lotion rửa mặt.
Comfrey extract:
(Chiết xuất liên mộc) được ghi nhận có khả năng chữa lành, làm săn se và dưỡng ẩm. Nó được dùng trong trường hợp sưng, vết thâm tím, vết cắt, sẹo và mụn mủ. Thành phần này được sử dụng lâu đời trong làm mềm và chống ngứa, cũng như eczema và bỏng nắng. Toàn cây được dùng trong đau nhẹ như viêm hoặc nhiễm trùng. Thành phần chính của rễ là chất nhầy, cũng chứa 0,6 – 0,8% allantoin và một ít tannin. Một số nói rằng alkaloid được tìm thấy thì độc. Rễ và lá thu được từ cây hoang dã.
Commiphora abyssinica:
(Cây một dược) tên khoa học Commiphora molmollmyrrha, gôm màu nâu vàng, thơm, cay đắng được lấy từ nhiều loại cây lâm nghiệp khác nhau, đặc biệt là từ Đông Phi và Ả Rập. Nhựa gôm được sử dụng để trị đầy hơi và như một chất kích thích tại chỗ. Người Trung Quốc đã dùng để điều trị các vấn đề về kinh nguyệt và chảy máu trong nhiều thế kỷ qua. Ở châu Á và châu Phi, nó được sử dụng như một chất khử trùng niêm mạc. Nó cũng được sử dụng như một loại chất kích thích; các thành phần trong đó kích thích tiết dịch vị và thư giãn cơ tron. Trong các nghiên cứu hiện đại, nó đã được chứng minh ức chế vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus. Loài cây này có chứa dầu dễ bay hơi, bao gồm limonene, eugenol và pinene. Ngoài ra còn chứa tannin, làm giảm đau và tăng tốc độ chữa lành vết loét miệng và đau nướu răng. Năm 1992, FDA đã ban hành một thông báo rằng chiết xuất này không được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Conchiorin powder:
Protein có trong trai ngọc. Được sử dụng làm thành phần dưỡng da.
Concretes:
Các chất giống sáp được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, hầu như chỉ có nguồn gốc thực vật như vỏ cây, hoa, thảo mộc, lá và rễ và được sử dụng trong nước hoa và chất khử mùi.
Condurango extract:
(Chiết xuất thủy xương bồ) thu được từ loài Marsdenia condurango. vỏ cây khô chứa glycoside, nhựa, tannin và dầu. Một loại thảo dược vị đắng, nó được sử dụng để điều trị các vấn đề tiêu hóa và dạ dày, kích thích sự thèm ăn và thư giãn dây thần kinh. Được sử dụng trong trang điểm. Còn gọi là eagle vine, cây nho Mỹ.
Coneflower extract:
(Chiết xuất cúc dại) xem echinacea.
Conium maculatum:
(Sâm độc) được tìm thấy nhiều nơi ở châu Âu và châu Mỹ, có liên quan đến cây phòng phong, cà rốt, cần tây, thì là và mùi tây. Nó nổi tiếng như chất độc trong thời Hy Lạp cổ đại; được trộn lẫn với thuốc phiện và sử dụng như thuốc tự tử cho các nhà triết học La Mã già yếu. Thuốc mê lấy từ quả hemlock khô, chưa chín. Các nhà thảo dược đã từng sử dụng nó làm thuốc an thần, chống co thắt và thuốc giải độc cho các chất độc khác. EU cấm nó trong mỹ phẩm.
Conjugated glycoproteins:
Hợp chất được tạo thành từ carbohydrate và protein. Được sử dụng trong các loại kem nhuộm màu da.
Convallaria majalis:
(Linh lan), hương thơm từ rễ và hành của Convallaria majalis. Thảo dược lâu năm từ một thân rễ nhỏ; hai hoặc ba lá, độc nếu nuốt phải. Gây ra xung không đều và chậm, đau bụng và tiêu chảy.
Convallatoxin:
Glycoside độc được phân lập từ loài linh lan Convallaria majalis; được sử dụng như một tác nhân phóng xạ và giống như digitalis của nó. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU.
Copaiba balsam:
(Nhựa thơm copaiba) chiết xuất chứa oleoresin từ loài Copaifera leguminosae, chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt với một mùi lạ và vị đắng, nó được sử dụng trong sản xuất giấy và để loại bỏ dầu. Còn được gọi là balsam capivi hay Jesuit’s balsam.
Copaifera officinalis:
Xem copaiba balsam.
Copal:
Nhựa thu được dưới dạng hóa thạch hoặc dịch tiết từ nhiều loài thực vật nhiệt đới khác nhau. Phải được nung nóng trong cồn hoặc các dung môi khác. Được sử dụng trong sơn móng tay. Có thể gây phản ứng dị ứng, đặc biệt là phát ban da.
Copernicia cerifera:
Xem carnauba wax.
Copper:
(Đồng) thành phần này được dùng làm chất màu trong mỹ phẩm. Đồng tự nó không độc hại, nhưng muối đồng tan, đặc biệt đồng sunfit gây kích ứng da. Trong cơ thể, đồng kết hợp với protein để tạo ra một loạt enzym xúc tác cho các chức năng khác; Ví dụ, đồng đóng vai trò trong quá trình keratin hóa. Trên da thường, hoạt động xúc tác được hoàn thành sau 8 đến 12 giờ, tuy nhiên hơn ba ngày được coi là thiếu đồng. Thông qua hoạt động enzym, đồng tham gia vào quá trình sản xuất melanin, vì sự giảm sắc tố được quan sát trong trường hợp thiếu đồng. Hoạt động dựa trên enzym như vậy cũng liên kết đồng để duy trì và sửa chữa các mô liên kết (collagen và elastin), cũng như để chữa lành vết thương.
Copper aspartate:
Có tính thẩm thấu và điều hòa da, có thể bảo vệ da từ các tác nhân bên ngoài. Đây là muối đồng của acid aspartic. Xem thêm copper.
Copper chlorophyll:
Được sử dụng để tạo màu trong mỹ phẩm, là một thành phần tổng hợp.
Copper gluconate:
Có khả năng điều hòa và bảo vệ da. Xem thêm copper.
Copper PCA:
Chất giữ ẩm.
Copper powder:
(Bột đồng) chất màu phụ gia. Xem thêm copper.
Coptis japonica:
Một loại thảo mộc nhỏ với hoa trắng.
CoQ10:
(Coenzyme Q10) được phát hiện vào năm 1957, nó thuộc loại hợp chất gọi là quinone. Go Q10 được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể. Một số loại thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn và tun bò/ chứa một lượng nhỏ Co Q10. Là chất chống oxy hóa tham gia vào việc sản xuất năng lượng tế bào, nó được sử dụng rộng rãi cho các bệnh tim khác nhau, đặc biệt là suy tim sung huyết (CHF) và các thực phẩm sức khỏe cho vận động viên. Nó đang được thêm vào mỹ phẩm để chống các gốc tự do và chống lại các dấu hiệu lão hóa da. Xem ubiquinone.
Corallina officinalis:
(Tảo đỏ) dạng bột, dùng để kiểm soát độ nhớt của sản phẩm và như một chất kết dính. Chiết xuất Corallina officinalis giúp cải thiện tình trạng da. Đây là một loại tảo đỏ. Xem thêm algae extract và seaweed.
Corchorus capsularis:
(Đay quả tròn), là một loại rau ở Nhật Bản với lá lớn và hoa màu vàng.
Cordyceps sinensis extract:
(Chiết xuất đông trùng hạ thảo), làm mềm, dưỡng ẩm và điều hòa da. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy khả năng chống oxy hóa và chống lão hóa. Chiết xuất này thu được từ nấm đông trùng hạ thảo.
Coriander oil:
(Tinh dầu rau mùi) có nguồn gốc từ cây Coriandrum sativum, được dùng trong hỗn hợp với liều lượng thích hợp/ nó có thể kết hợp với các loại dầu tự nhiên và chiết xuất khác như một chất bảo quản. Nó cũng đóng vai trò như một chất khử mùi. Dầu rau mùi được sản xuất từ quá trình chưng cất hạt, chứa khoảng 1% tinh dầu dễ bay hơi/ thành phần hoạt tính. Hạt cũng chứa acid malic. Dầu rau mùi có thể gây các phản ứng dị ứng.
Coriandrum sativum:
(Rau mùi), dầu dễ bay hơi/ không màu hoặc vàng nhạt, từ quả chín khô của cây trồng ở châu Á và châu Âu. Người Ai Cập cổ đại sử dụng nó để trị đau đâu. Thế kỷ 17, nó được sử dụng để xua tan “gió”. Ngày nay, nó vẫn được dùng như thuốc nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa. Coriander được sử dụng (lên đền 1 gam) để chữa đầy hơi. Nó cũng được sử dụng như một thành phần hương liệu trong kem đánh răng. Có thể gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt là trên da.
Corn:
(Bắp) được sử dụng trong kem làm mềm và kem đánh răng. Siro được sử dụng làm chất tạo kết cấu. Bắp có nhiều ứng dụng, có thể được tìm thấy trong viên nang, viên ngậm, thuốc mỡ, thuốc đạn, vitamin, men, bột nở, bột tắm,… Có thể gây phản ứng dị ứng bao gồm phát ban da và hen suyễn.
Corn acid:
Xem corn oil.
Corn cob meal:
Được dùng cho mặt và dùng như bột tắm, được làm từ lõi bắp Ấn Độ.
Corn flour:
Bột nghiền mịn. Được sử dụng trong các loại bột dành cho mặt và tắm. Xem corn oil.
Corn germ extract:
Chiết xuất mầm của zea mays.
Corn glycerides:
Triglyceride có nguồn gốc từ bắp được sử dụng như một thành phần dưỡng da, chất giữ ẩm và chất nhũ hóa. Xem corn.
Corn germ oil:
Chất làm mềm da có nguồn gốc từ mầm của hạt bắp.
Corn meal:
(Bột bắp) dùng như chất làm đặc. Đây là bột bắp được làm bằng cách xay nhuyễn hạt bắp. Xem thêm com starch.
Corn oil:
(Dầu bắp) dùng làm dầu dẫn, có đặc tính làm mềm trung bình. Mặc dù không dễ gây kích ứng nhưng thường không được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, được coi là ít khả năng gây bít tắc lỗ chân lông. Dầu bắp thu được từ phương pháp nghiền ướt bắp.
Corn poppy extract:
(Anh túc đỏ) chiết xuất thu được từ cánh hoa của Papaver rhoeas.
Corn silk extract:
(Râu bắp) sợi mềm mịn dài 10 P 20 cm. Khi tươi, chúng giống như sợi tơ tằm có màu xanh lục nhạt hoặc nâu vàng; khi khô, chúng trông giống như lông mịn, màu tối, xoăn. Râu bắp có tác dụng làm sạch độc tố và kích thích thải ra khỏi thận và bàng quang, có tác dụng khử trùng và chữa bệnh nhẹ. Cũng được dùng khắc phục tần suất đi tiểu và sử dụng cho sỏi tiết niệu. Bằng cách giảm chất lỏng trong cơ thể, râu bắp có thể làm giảm huyết áp, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi cơ thể, giảm bệnh gút, viêm khớp và giải độc nhẹ. Các đặc tính làm dịu da của râu bắp được coi là hữu ích trong giảm kích ứng da, viêm, chữa lành vết thương và ức chế khối u.
Corn seed extract:
(Chiết xuất hạt bắp) tìm thấy trong kem, lotion và tính chất ữẻ hóa da. Xem thêm com seed fraction.
Corn seed fraction:
Tăng chuyển hóa ở da. Nó giàu acid arriin, đường, vitamin B và phytate, có thể được dùng trong kem, lotion và chế phẩm chống nắng.
Corn starch:
(Tinh bột bắp) được dùng như chất làm đặc trong mỹ phẩm và bột đắp mặt. Tinh bột bắp hấp thụ nước và làm mềm da. Nó có thể gây các phản ứng dị ứng như: viêm mặt, nghẹt mũi và phát sốt. Đây là một thành phần tự nhiên thu được từ hạt bắp.
Corn syrup:
(Siro bắp) được chế biến từ bột bắp. Được sử dựng tạo kết cấu và là chất mang trong mỹ phẩm. Cũng được sử dụng cho phong bì, tem, băng dính, aspirin và nhiều sản phẩm thực phẩm. Có thể gây phản ứng dị ứng.
Cornflower:
(Hoa thanh cúc) hoa khô của Centaurea cyanus.
Cornflower extract:
(Chiết xuất hoa bắp)nguồn gốc từ cây Centaurea cyanus, được dùng trong dân gian như một chất cân bằng và kích thích da. Một loại nước cất từ cánh hoa bắp thích hợp để dùng cho đôi mắt yếu. Chiết xuất hoa này được dùng ở châu Âu từ thời cổ đại để điều trị vết cắn, có lợi cho da và các vùng da quanh mắt. Có đặc tính chữa lành, đặc biệt trong trường hợp bầm tím. Chiết xuất này thu được từ lá cây. Các thành phần quan trọng bao gồm: gentiopicrin, erythrocentaurin, hợp chất acid nicotinic, tinh dầu và acid oleanolic.
Cornus officinalis:
(Sơn thù du), cây mảnh mai, hoa vàng tươi. Trái cây hỗ trợ tuổi thọ và sức khỏe, đặc biệt của Hoàng đế Càn Long của triều đại Mãn Thanh (1644 – 1911). Những loại trái cây này đã được dùng nhiều trong y học thảo dược Trung Quốc. Được sử dụng làm thành phần dưỡng da. Còn gọi là Japanese dogwood cornel.
Corthellus shitake:
(Nấm Nhật Bản) từ lâu đã được sử dụng cho mục đích trị liệu. Có thể làm giảm huyết áp và cholesterol trong máu, theo các nghiên cứu gần đây.
Corticosteroids:
Nhóm hợp chất bao gồm các hormon steroid tiết ra bởi vỏ thượng thận và các chất tổng hợp tương tự của chúng. Trong liều dược lý được giới thiệu vào năm 1948, corticosteroid được sử dụng chủ yếu cho tác dụng chống viêm và / hoặc ức chế miễn dịch. Các corticosteroid tại chỗ, như betamethasone dipropionate, có hiệu quả trong điều trị các vấn đề về da do tác dụng kháng viêm, chống ngứa và co mạch. Sự hấp thu qua da của corticosteroid tại chỗ bọ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất mang, tình trạng của da và việc sử dụng băng che phủ. Corticosteroid tại chỗ có thể được hấp thu qua da bình thường, nguyên vẹn.
Corylus americana và C. rostrata:
Sử dụng để nhuộm màu nâu và làm thành phần dưỡng da. Còn được gọi là hazelnut.
Corylus avellana:
(Cây phỉ) xem hazel extract.
Corynebacterium ferment:
Sử dụng trong sản xuất kem và dầu trị liệu.
Costus:
Chất cố định mùi trong nước hoa. Dầu dễ bay hơi thu được bằng cách chưng cất hơi nước từ rễ khô của một loại thảo dược. Chất lỏng nhớt màu vàng nhạt đến nâu. Được sử dụng như một hương liệu thực phẩm.
Cotton:
Cellulose mềm, màu trắng chứa các sợi xung quanh hạt của các loại thực vật khác nhau thuộc họ cây bụi.
Cottonseed acid:
Xem cottonseed oil.
Cottonseed flour:
Được nấu chín, một phần để khử mỡ được sử dụng cho màu vàng nhạt và để làm mồi bẫy. Có thể gây phản ứng dị ứng da và hen suyễn.
Cottonseed oil (hydrogenated):
(Dầu hạt bông) một chất dẫn. Dầu này dùng trong sản xuất xà phòng, kem và kem dưỡng em bé. Mặc dù gây kích ứng nhẹ, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, ít gây bít tắc lỗ chân lông. Đặc tính không giống nhau ở các loài bông khác nhau.
Cotton thistle extract:
(Chiết xuất cây kế lừa) nguồn gốc từ cây Onopordum acanthium, có thể giúp bảo vệ da chống lại sự phá hủy từ môi trường. Một số nghiên cứu chỉ ra khả năng nó giúp sửa chữa biểu bì, kích thích sửa chữa da, ổn định và điều chỉnh quá trình hydrat hóa da và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Chiết xuất này có thể tìm thấy trong các mỹ phẩm khác nhau bao gồm dưỡng ẩm và chống lão hóa. Các nhà sản xuất cũng sử dụng đế điều trị da bỏng và da đã trải qua điều trị da liễu như thay da và mài mòn da.
Couch grass root extract:
(Chiết xuất cỏ lúa mì) nguồn gốc từ cây Agropỵron repens, loài cỏ dại được sử dụng để làm dịu cơn sốt hoặc viêm. Chó và mèo khi bị đau bụng, chúng sẽ tìm ra và ăn cây này. Rễ có cả hai tính chất lợi tiểu và giảm đau, được sử dụng bởi các nhà thảo dược trong nhiều thế kỷ để điều trị các vấn đề về bàng quang ở người. Cây cổ chứa nồng độ cao chất nhầy và có hoạt tính kháng sinh. Vào năm 1992, FDA đã đề xuất lệnh cấm sử dụng chất này trong các sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt đường uống vì nó không được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Coumarin:
Được coi như chất pha loãng máu, nó làm tăng lưu lượng máu. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng chống oxy hóa của nó. Coumarin là một thành phần thực vật đặc biệt và có mùi hương. Coumarin được tìm thấy trong cây anh đào, oải hương, cam thảo và cỏ ba lá.
C-pareths:
Chất nhũ hóa từ acid carboxylic hoặc acid phosphoric.
Crambe abyssinica seed oil:
(Dầu hạt crambe) một chất làm mềm thuộc họ mù tạt, không gây nhờn, nó cải thiện cảm giác và độ ẩm trên da.
Cranberry:
(Mạn việt quất) là cây bụi thấp, berry – liên quan đến quả việt quất có nguồn gốc ở miền bắc Á – Âu và Bắc Mỹ. Được sử dụng trong mỹ phân “hữu cơ”. Còn được gọi là cây cranberry Mỹ, Vaccinium macrocarpon, được trồng ở Massachusetts, New Jersey và Wisconsin.
Cranberry seed oil:
(Dầu hạt mạn việt quất) nguồn gốc từ cây Vaccinium macrocarpon, đóng vai trò trong dưỡng ẩm bằng cách bảo vệ hàng rào lipid của da. Nó cũng nuôi dưỡng và giúp tăng hấp thu acid béo trên da. Thành phần hoạt tính bao gồm vitamin A và E, omega-3, -6 và -9, phospholipid và phytosterol. Nó được ứng dụng trong kem hoặc lotion cho da khô, da mất nước và da lão hóa.
Crane’s bill extract:
(Chiết xuất cây mỏ hạc) nguồn gốc từ cây Geranium maculatum, chất làm se và cân bằng da. Thành phần chính bao gồm acid gallic và acid tannic. Lá và rễ là những bộ phận được sử dụng.
Crataegus:
Chiết xuất quả mọng, hoa và/hoặc lá của cây sơn trà ở Anh Crataegus oxyacantha. Được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc và, giảm viêm và mụn trứng cá. Có thể gây giãn mạch máu. Xem hawthorn berry.
Cream:
Làm mềm và điều hòa da. Kem chứa lecithin, sterol và dầu, 18 – 40% chất béo tự nhiên, là phần màu vàng trong sữa bò.
Cream or tartar:
Tinh thể muối màu trắng, được chế biến đặc biệt từ argol và cũng tổng hợp từ acid tartaric. Có vị acid dễ chịu. Được sử dụng như chất tạo độ đặc.
Creatinine:
Sản phẩm chất thải của protein.
O-cresol:
Phenol được sử dụng như chất bảo quản.
P-cresol:
Chất bảo quản, hương liệu vani tổng hợp. Thu được từ than đá. Nó có tự nhiên trong trà và thường dùng trong mỹ phẩm, đồ uống, kem, đá, kẹo và bánh nướng. Tác dụng mạnh hơn phenol và ít độc hơn.
Crithmum maritimu extract:
(Chiết xuất thìa là biển) nguồn gốc từ loài sea fennel, thìa là biển là một loài cây khỏe mạnh mọc trên những bãi biển đầy đá và sỏi, có lá màu xanh lá cây và hoa màu vàng hoặc xanh lá. Các peptid từ thìa là biển đang được dùng trong chăm sóc da với các tác dụng giảm đỏ và chống mụn. Phần lớn các peptid của thìa là biển cổ kích thước phân tử khá nhỏ và do vậy có thể xâm nhập dễ dàng vào bên trong da. Mùi nồng như trong đánh bóng đồ gỗ. Được sử dụng trong “kem làm săn chắc”. Có hàm lượng vitamin C cao. Được sử dụng làm thuốc lợi tiểu để làm sạch độc tố và cải thiện tiêu hóa. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của công thức bào chế. Nồng độ thường dùng từ 3 – 5% (tùy theo khuyến cáo nhà sản xuất)I
Crocus sativus:
(Nghệ tây) tên khoa học Saffron crocus, sử dụng làm hương liệu và màu trong mỹ phẩm. Các bác sĩ sử dụng nó để gây ra kinh nguyệt và như thuốc chống co thắt. Liều quá mức có thể gây sảy thai. Nhiễm độc nặng gây chảy máu từ da, hạ thấp nhịp tim nghiêm trọng và suy tim. Trường hợp tử vong đã được báo cáo khi ăn vào từ 5 – 10g.
Croton glabellus:
(Ba đậu) tên khoa học Croton tiglium, cây bụi hoặc cây nhỏ, hạt được sử dụng trong các loại thuốc ở Trung Quốc. Nó rất độc và là một chất kích thích ung thư tiềm năng. Bị cấm bởi EU trong mỹ phẩm.
Croton tiglium:
EU cấm dùng trong mỹ phân. Xem croton glabellus.
Crotonic acid:
Thành phần hiện diện trong đất sét ở Texas. Nó được sử dụng trong sản xuất vitamin A và trong sơn mài.
Cryolidone:
Dẫn xuất PCA. Cryolidon tăng tính trơ để chống lại sức nóng của tia uv, tạo một hiệu ứng làm mát trên da, được xem như một thành phần chống nắng và dùng trong các sản phẩm sau khi cạo râu.
Cryptocarya:
Vỏ của một loài cây ở Đông Ấn, là thành phần hương liệu dễ bay hơi và thuốc trừ sâu.
Crystallins:
Các protein được tìm thấy trong tế bào sợi của thấu kính mắt, được sử dụng để dưỡng tóc và da.
Cubed berries:
(Quả tiêu thất) quả già khô, chưa chín của một loại nho lâu năm được trồng ở Nam Á, Java, Sumatra, Ấn Độ và Sri Lanka. Hạt này trước đây được sử dụng để kích thích chữa lành niêm mạc, có mùi nồng, cay. Quả được sử dụng như chất kích thích và lợi tiểu, đôi khi có trong thuốc lá. Dầu được dùng cho những vấn đề về bàng quang mạn tính và làm tăng dòng chảy của nước tiểu. Còn được gọi là piper cubeba, tailed pepper, java pepper.
Cubeb oil:
(Dầu tiêu thất) xem cubeb berries.
Cucumber:
(Dưa leo/chuột) tên khoa học Cucumis sativus thuộc họ Cucurbitaceae. Loài cây này được trồng khắp Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt ở châu Âu và Hoa Kỳ với nhiều lợi ích như: cây lương thực, y học cổ truyền và mỹ phẩm dân gian. Dưa leo đã được sử dụng ỏ châu Á khoảng hơn 3000 năm cho các mục đích thẩm mỹ vì có khả năng làm dịu và làm mát da bị kích thích. Lá, quả và hạt của dưa leo đã được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ để điều trị nhiều tình trạng về da, bao gồm cháy nắng và bọng mắt, cũng như tác dụng làm dịu, chống ngứa, làm mềm da. Dưa leo có hoạt tính ức chế tyrosinase và quá trình sản xuất melanin do chứa các thành phần hoạt tính như cucurbitacin D và 23,24-dihydrocucurbitacin D. Các hợp chất này có vị đắng. Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa thành phần quan trọng khác là lutein và add ascorbic. Nhiều nghiên cứu thực hiện, chứng minh thành phần chiết xuất dưa leo hiệu quả trong giảm sắc tố, giảm tiết bã nhờn, chống oxy hóa, làm dịu da và dưỡng ẩm. Về tính an toàn, dù hiếm, nhưng đã có một vài báo cáo về viêm da tiếp xúc và nổi mề đay trong phản ứng với dưa leo.
Cucumis melo:
Tên Latin cho các loại dưa, bao gồm dưa vàng, dưa bở và dưa hấu. Trái, rễ và chiết xuất hạt, cũng như nước ép và trái dưa hấu được biết duy trì tình trạng tốt cho da. Dưa hấu giúp giữ ẩm, trong khi nước ép có đặc tính làm dịu da. Các thành phần của dưa bao gồm vitamin A và c, pectin, flavonoid, dầu bay hơi và fructose (đường). Quả dưa được biết với đặc tính làm săn se hiệu quả.
Cucumis sativus:
Thành phần làm mềm và dưỡng da trong nhiều mỹ phẩm, bao gồm làm tươi mới làn da, lotion làm sạch, trang điểm mắt, sản phẩm tắm và bọt tắm. Xem cucumber.
Cucurbita pero:
(Dầu hạt bí đỏ) là thành phần dưỡng da.
Cudweed extract:
(Chiết xuất rau khúc)nguồn gốc từ loài Gnaphalium ulginosum. Cây giúp điều trị viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm thanh quản, viêm amidan và viêm phế quản, được trồng rộng rãi ở Bắc Mỹ.
Cumin:
(Thìa là Ai Cập) nguồn gốc từ loài Cumin cỵminum. Một loại cây nhỏ được trồng ở châu Á và Trung Đông, chứa aldehyde cuminic, có thể có một số đặc tính kháng virus. Cumene là chất ma túy ở liều cao và có khả năng gây độc bằng đường uống. Hạt được sử dụng trong y học thời cổ đại như một chất kích thích và trị các bệnh dạ dày. Nó được sử dụng bởi các nhà thảo dược để điều trị đau mắt. Trong mỹ phẩm, cumin được dùng như tính dầu cho hương liệu và nước hoa.
Cuminaldehyde:
Dùng trong sản xuất nước hoa. Bột không màu đến màu vàng, dầu, mùi nồng và bền, là một thành phần của bạch đàn, một dược, bã đậu, thìa là, nhưng thường được tổng hợp để làm hương liệu.
Cuminum cyminum:
Xem cumin.
Cupressus sempervirens:
(Cypress) chất làm se.
Cupric chloride:
Muối đồng được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc.
Cupric sulfate:
Sulfat đồng xuất hiện trong tự nhiên như hydro-cyanite, tinh thể màu trắng xám đến xanh trắng. Được sử dụng làm thuốc diệt nấm nông nghiệp, thuốc diệt cỏ và trong điều chế thuốc nhuộm azo. Dùng trong thuốc nhuộm tóc như chất tạo màu. Gây kích ứng nếu nuốt phải và được sử dụng như thuốc diệt nấm da.
Cupuacu seed butter:
(Bơ hạt cupuacu) tên khoa học Theobroma grandiflorum, làm mềm và dưỡng ẩm, giúp làn da mềm và tăng đàn hồi. Bơ cupuacu chứa phytosterol và có khả năng cân bằng hoạt động của lipid lớp sừng. Nó cũng được biết với khả năng hấp thụ nước cao, rất tốt cho da khô. Bơ được chiết xuất từ hạt của cây cupuacu, có nguồn gốc từ Brazil.
Curare:
Thuốc giãn cơ được sử dụng trong gây mê (trước đây dùng trong chất độc mũi tên bởi người da đỏ Nam Mỹ). Curaine là bất kỳ nhóm alkaloids nào có nguồn gốc từ curare. Curare cạnh tranh với acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến ngăn chặn truyền thông tin. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU.
Curcuma longa:
(Nghệ) có nguồn gốc từ một loại thảo mộc vùng Đông Ấn với hương vị giống mùi tiêu, nhưng có vị đắng. Gốc được làm sạch, luộc, phơi khô, nghiền thành bột để làm hương liệu. Cả nghệ và oleoresin đã được dùng để nhuộm màu thực phẩm từ năm 1966. Xem turmeric.
Curcuma zedoaria:
(Nghệ đen, nga truật) chiết xuất từ loài này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Ngoài ra, tinh đau nghệ đen được sử dụng trong sản xuất hương liệu.
Curcumin:
Chiết xuất từ nghệ, màu vàng cam bắt nguồn từ rễ Curcuma longa, được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên và là chất chống oxy hóa.
Curled dock:
(Dương đề nhăn) loại cỏ dại với lá thô thuộc họ cây me chua và có chứa nước ép chua.
Currant extract:
(Chiết xuất lý chua đỏ) tên khoa học Ribes rubrum.
Curry red:
(Cl 16035) phân loại màu monoazo. Ten CTFA là FD & C Red No. 40. Sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như son môi, sản phẩm dành cho tóc, trong các chế phẩm chăm sóc, nước súc miệng, sản phẩm tắm, kem lạnh, lotion rửa mặt và kem dưỡng ẩm.
Custard apple:
(Bình bát/mãng cầu) tên khoa học là Annona reticulata. Thành phần giàu tannin, polyphenol, vitamin A, B, c, E, kim loại (sắt, đồng, magie) và khoáng chất. Dân gian sử dụng trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh ngoài da, phù… Trong làm đẹp, thành phần này sử dụng trong hỗ trợ làm lành vết thương, dưỡng ẩm mịn da và chống lão hóa. Xem chiết xuất Pawpaw extract.
Cutaneous lysate:
Sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy vi khuẩn được kiểm soát trên da động vật, là một hỗn hợp phức tạp của protein và acid amin.
Cuttlefish extract:
Chiết xuất các tuyến của mực nang Sepia officinalis.
Cyanide:
Muối vô cơ gây độc nhanh nhất được biết đến. Ngộ độc có thể xảy ra khí bất kỳ hợp chất nào giải phóng cyanide. Cyanide được sử dụng làm thuốc diệt nấm, côn trùng và chuột. Được dùng để đánh bóng kim loại, đặc biệt là bạc và trong kỹ thuật mạ điện, vật liệu nghệ thuật, quy trình chụp ảnh và luyện kim. Làm giảm oxy trong máu ngay cả ở liều thấp. Hydrogen cyanide và các muối của nó đã bị EU cấm trong mỹ phẩm. Còn được gọi là prussic acid, hydrocyanic add.
Cyano-7 cyan-:
Từ Greek kyanos, có nghĩa là một màu xanh đậm. Tiền tố thường được sử dụng để biếu thị các hợp chất có chứa cyanide nhóm CN. Nếu cyanide không được giải phóng khỏi hợp chất, sự hiện diện của nó được coi là không có hại.
Cyanocobalamin:
(Vitamin B12) sử dựng làm thành phần dưỡng da.
Cyanotis arachnoidea:
(Bích trai nhện) chiết xuất và các dẫn xuất đã được biến đổi về thể chất như cồn thuốc, tinh dầu, oleoresin, terpen, các phần không chứa terpen, sản phẩm chưng cất được sử dụng trong mỹ phẩm, đặc biệt là chất làm mềm. Còn gọi là spider plant.
Cyclamates:
Thành phần làm ngọt nhân tạo gấp 30 lần đường tinh luyện, bị rút khỏi thị trường thực phẩm của Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 9 năm 1969, do bị phát hiện gây ung thư bàng quang ở chuột.
Cyclamen:
Một đù nhỏ của Eurasian thuộc họ Primulaceae. Cyclamen có hoa màu trắng hoặc hồng. Được sử dụng như hương liệu.
Cyclamen alcohol:
Được sử dụng làm chất ổn định. Bị cấm tronghương liệu ở Anh. Xem cyclamen.
Cyclamen aldehyde:
Aldehyde lỏng không màu có trong loài linh lan, được tổng hợp và sử dụng trong nước hoa, đặc biệt là xà phòng.
Cyclamic acid:
Acid mạnh với vị ngọt. Có nguồn gốc từ cyclamate.
Cyclocarboxypropyloleic acid:
(Acrylinoleic acid) bản chất là ?C29-70 carboxylic add. Chất làm đặc, chất tạo treo, chất gây phân tán và nhũ hóa trong mỹ phẩm.
Cyclodextrin:
Một hợp chất có vị ngọt. Thành phần hấp thụ và chelating. Xem dextrin.
a-cyclodextrin:
Tinh bột hóa lỏng được xử, lý bằng enzym cydodextringlycosyl transferase. Được dùng làm chất mang hoặc chất ổn định cho hương vị (chất bổ trợ hương vị), như chất mang hoạt chất ổn định cho màu sắc, vitamin và add béo. Tên gọi khác cyclohexa-amylose, cyclomalto-hexose hoặc alpha-dextrin.
Cydoethoxymethicone:
Dung môi được sử dụng trong dưỡng da.
Cydoheptasiloxane:
Được sử dụng rộng rii làm chất chống đông vón trong bột, kem dưỡng ẩm và keo xịt tóc. Xem siloxane.
Cyclohexane:
Hydrocarbon được sử dụng làm dung môi.
Cyclohexanol:
Có nguồn gốc từ phenol, được sử dụng làm dung môi cho nhựa, gây ngủ và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thận trên động vật thí nghiệm.
Cyclohexanone:
Có nguồn gốc từ cyclohexanol, có sự kết hợp giữa mùi bạc hà và aceton, khí có hại, được sử dụng làm dung môi cho cellulose và nhựa. Đây là chất lỏng dầu không màu dùng trong tổng hợp hữu cơ, đặc biệt là trong sản xuất add adipic, caprolactam, polyvinyl chloride và các polymer methacrylate ester. Cũng được sử dụng làm dung môi cho nhựa tự nhiên và tổng hợp, sáp và chất béo. JECFA cho biết phơi nhiễm với người tiêu dùng có thế xảy ra khi nó được sử dụng làm dung môi. Có thể gây viêm da, kích ứng da, mắt và hô hấp. Có nguồn gốc từ phenol, được dùng trong nhiều sản phẩm hóa học bao gồm cả nước hoa và dược phẩm. Cycohexanone đang được thử nghiệm như một chất kích thích cho các tế bào thần kinh. Nó cũng được sử dụng trong thuốc diệt cỏ.
Cyclohexasiloxane:
Chất làm mềm dạng Silicon.
Cyclohexylamine:
Thành phần đệm được sử dụng trong keo xịt tóc.
Cyclomethicone: Cung cấp cảm giác mềm mịn trong các sản phẩm chăm sóc da, và được coi là một chất làm mềm không gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là một dạng của silicon có thể cung cấp các thành phần hoạt tính và như một hương liệu.
Cyclopentane:
Chất lỏng không màu có nguồn gốc từ benzen, được sử dụng làm dung môi và trong chưng cất
Cyclopentasiloxane:
Kết hợp trong công thức do có tính làm mềm và hoạt động như dung môi.
N-cyclopentyl-m-aminophenol:
Thuốc nhuộm tóc màu than đái Xem coal tar.
Cyclotetrasiloxane:
Chất làm mềm dạng silicone. Xem thêm cyclomethicone.
Cymbidium grandiflorum:
Chiết xuất hoa lan được sử dụng làm hương liệu.
Cymbopogon martini:
(Sả hồng) dầu dễ bay hơi thu được bằng cách chưng cất hơi nước từ một loại cỏ khô được trồng ở vùng Đông Ấn và Java. Sử dụng làm hương liệu hoa hồng, trái cây và gia vị cho kem, đá, kẹo và bánh nướng. Độc tính tương tự các loại tinh dầu khác, gây bệnh sau khi uống một thìa cà phê và tử vong sau khi uống 28 gam, là chất gây kích ứng da. Còn được gọi là palmarosa, đâu phong lữ.
Cymbopogon nardus:
(Sả Sri Lanka) xem lemongrass oil.
Cymbopogon schoenanthus:
(Cỏ lạc đà) xem lemongrass oil.
P-cymene:
Hương liệu tổng hợp, dung môi hydrocarbon dễ bay hơi có trong tự nhiên từ hoa hồi, rau mùi, thìa là, dầu mace, dầu quýt và dầu kinh giới. Được sử dụng làm hương liệu, cũng dùng tạo hương citrus và phụ gia cho đồ uống, kem, bánh kẹo và bánh nướng. Sử dụng ở dạng tinh khiết có thể gây cảm giác nóng rát trong miệng, buồn nôn, tiết nước bọt, đau đầu, chóng mặt, lú lẫn và hôn mê. Tiếp xúc với chất lỏng tinh khiết có thể gây ra mụn nước ở da và viêm màng nhầy.
O-cymen-3-ol:
Xem p-cymene.
O-cymen-5-ol:
Chất diệt khuẩn dùng cho tay và cơ thể. Nó là một dẫn xuất của phenol.
Cynara scolymus:
(Atiso) loại thảo mộc thân cao giống cây gai. Được sử dụng làm hương liệu.
Cynomorium coccineum extract:
(Chiết xuất nấm Malta) phần dưới mặt đất được nấu chín giống măng tây. Được dùng trong các sản phẩm của Trung Quốc và những sản phẩm khác như hormon cho da.
Cyperus:
(Cây cói) cỏ dại có liên quan chặt chẽ đến cây chỉ thảo ở Ai Cập. Gốc chứa tinh dầu, bao gồm pinene và sesquiterpene. Nó được sử dụng bởi các nhà thảo dược để điều trị chuột rút, cảm lạnh, cảm cúm, kinh nguyệt bất thường và trầm cảm. Dùng làm hương liệu trong mỹ phẩm.
Cypress extract:
(Chiết xuất cây bách) nguồn gốc từ cây Cupressus sp., chiết xuất từ lá và cành non của cây bách. Xem thêm cypress oil.
Cypress oil:
(Tinh dầu cây bách) có đặc tính khử trùng, làm săn se, chữa lành, làm dịu và chống co thắt cơ. Dầu cây bách cũng hưu dùng trong điều trị mụn trứng cá và trong ức chế tuyến bã nhờn, có thế được sử dụng như hương liệu, Dầu này có màu từ vàng đến nâu, thu được từ việc chưng cất cây bách.
Cypripedium pubescens:
(Phong lận vầng), các nhà thảo dược sử dụng nó để điều trị lo âu, căng thẳng, mất ngủ/ loạn thần kinh, bồn chồn, run, động kinh và đánh trống ngực. Nó chứa các loại đậu dễ bay hơi, nhựa, glucosides và tannin.
Cysteamine bis-lactamide:
Acid được dùng trong dưỡng da.
Cysteamine:
Hợp chất có mùi khó chịu và có nhiều hoạt tính sinh học, Dùng làm thuốc giải độc cho acetaminophen. Cysteamine là một chất chống oxỵ hóa trong mỹ phẩm.
Cysteamine HCL:
Muối hữu cơ được sử dụng trong các sản phẩm uốn tóc và duỗi tóc.
Cysteic acid:
Acid amin được dùng trong mỹ phẩm chăm sóc da như thành phần dưỡng da.
Cysteine:
Một acid amin thiết yếu thu được từ quá trình lên men. Cystein là thanh phần dưỡng ẩm da và giúp bình thường hóa tuyến bã nhem do có chứa lưu huỳnh. Nó cũng thúc đẩy chữa lành vết thương. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra cystein giúp tăng nồng độ glutathion (một chất chống oxy hóa) trong cơ thể, có ích trong điều trị da nhờn.
Cystine:
Acid amin không thiết yếu được tìm thấy trong nước tiểu và lông đuôi ngựa. Tinh thể màu trắng không màu, thực tế không mùi, được sử dụng như một chất bổ sung dinh dưỡng và trong các sản phẩm làm mềm tóc.
Cytochrome:
Loại protein có trong tế bào động vật, được sử dụng như một thành phần dưỡng da.