Khi gốc tự do xuất hiện và tác dụng phá hoại cao vượt quá khả năng trung hòa của cơ thể thì quá trình oxy hóa xảy ra. Quá trình oxy hóa này cũng liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa và bệnh tật. Vì thế cần tìm hiểu về quá trình lão hóa da để biết nguyên nhân và cách chống oxy hóa cho làn da.
Khái quát về sự lão hóa da
Sự lão hóa da có thể chia làm hai loại: lão hóa da tự nhiên và lão hóa từ bên ngoài.
Lão hóa da tự nhiên
Trong sự lão hóa này, cấu trúc da trở nên lỏng lẻo, mỏng, không đều màu do sự thoái hóa của mạng lưới collagen và elastin dưới da cùng với sự giảm glucosaminoglycan. Có 2 thuyết nói về sự lão hóa này: do di truyền và sự hao mòn hệ thống.
Sự thoái hóa của mạng lưới collagen và elastin dưới da
Theo những nghiên cứu sau này, những quá trình chuyển hóa tế bào dẫn đến sự hình thành các gốc tự do như oxy đơn bội, superoxide, ion hydroxyl đơn bội… tác động đến DNA, protein và bề mặt màng tế bào gây hư hại và dẫn đến sự lão hóa. Cơ thể cũng có những cơ chế chống lại quá trình này. Tuy nhiên, theo thời gian cơ chế sửa chữa của tế bào bị mất tác dụng gây chết tế bào hoặc dẫn đến ít nhiều thay đổi cấu trúc tế bào.
Sự lão hóa từ bên ngoài
Do sự tác động của các nhân tố ngoại cảnh lên da bao gồm tia UV, hóa chất và thuốc lá. Tia UV là tác nhân chính gây nên sự lão hóa này. Sự lão hóa làm cho da không phẳng, không đều màu, nhăn, mỏng da… Có sự thoái hóa của lớp collagen và elastin. Những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra lão hóa là do những oxy linh động có tính oxy hóa cao tác động đến ti thể và DNA. Nó cũng kết hợp với collagen gây thoái biến proteoglycan và giảm tổng hợp chất này.
Lý thuyết gốc tự do và sự lão hóa
NIH (National Institute of Health) đã đưa ra 20-30 lý thuyết khác nhau về sự lão hóa, trong số đó ý kiến được nhiều sự đồng ý nhất là về gốc tự do. Lý thuyết này được đưa ra lần đầu tiên bởi Denham Harman và đã được thảo luận hơn 50 năm qua. Sự tích lũy gốc tự do và những chất oxy hóa sẽ thay đổi cấu trúc tế bào và gây ra sự lão hóa. Gốc tự do xuất hiện sau một thời gian dài tiếp xúc với các tác nhân xúc tác. Ở người, nó xuất hiện nhiều ở giai đoạn dậy thì sớm ở nam, trước và đầu giai đoạn dậy thì ở nữ. Cơ thể người vẫn có những phương pháp chống lại quá trình này. Tuy nhiên dần dần cũng trở nên cạn kiệt.
Gốc tự do là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến lão hóa
Khi gốc tự do xuất hiện và tác dụng phá hoại cao vượt quá khả năng trung hòa của cơ thể thì quá trình oxy hóa xảy ra. Quá trình oxy hóa này cũng liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa và bệnh tật. Các quá trình viêm nhiễm, sự hủy hoại DNA cũng nằm trong tiến trình lão hóa. Tất cả quá trình trên đều nói chung là kết quả của quá trình oxy hóa. Khi một lượng đáng kể các chất oxy hóa xuất hiện sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: tiểu đường, đột quỵ, ung thư…
Nguồn gốc của sự phá hủy bởi gốc tự do
Da bị tổn thương bởi gốc tự do 80% từ sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời. Bức xạ mặt trời có các hạt đơn vị có năng lượng khác nhau. Những mô khác thì hơn 85% gốc tự do được hình thành từ sự chuyển hóa tế bào. Tế bào sử dụng oxy lấy từ phổi và dùng trong việc tổng hợp năng lượng từ glucose, chất béo, protein. Tuy nhiên có những tế bào tạo ra nhiều năng lượng dư thừa. Năng lượng đó là năng lượng của các gốc tự do và không được chuyên hóa tự nhiên trong cơ thể. Các gốc tự do này xuyên vào nội bào và gây ra sự hủy hoại các cấu trúc tiếp xúc với nó.
Da bị tổn thương bởi gốc tự do 80% từ sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời
Da là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường và là nguồn phá hoại của gốc tự do gây ra bởi mặt trời và chuyển hóa nội bào. Những tác nhân khác gây hủy hoại da như rượu, stress, dinh dưỡng kém, béo phì, chất độc. Thuốc lá cũng gây hủy hoại nhiều trên da bởi sự cung ứng một lượng lớn các gốc tự do trong mỗi nhát hút.
Sự phá hủy của gốc tự do
Gốc tự do có năng lượng rất lớn và sẽ phản ứng với những phân tử mà nó tiếp xúc, gây ra sự phá hủy phân tử đó và tạo ra một gốc tự do khác. Gốc tự do thứ cấp sinh ra sẽ tiếp tục phá hủy các phân tử tiếp theo mà nó tiếp xúc để sinh ra gốc tự do mới. Quá trình này tiếp diễn đến khi gốc tự do ấy được trung hòa. Do đó, những chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng để bảo vệ chức năng tế bào.
Gốc tự do có năng lượng rất lớn và sẽ phản ứng với những phân tử mà nó tiếp xúc
Tế bào da bao bọc cơ thể chịu sự tác động mạnh của các yếu tố gây stress từ bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Điều này làm xuất hiện nhiều tác nhân oxy hóa hiện diện trong da. Chất chống oxy hóa có thể trung hòa các gốc tự do trước khi chúng tiếp xúc với tế bào bằng cách cung cấp electron cho chúng theo đó chặn đứng quá trình tạo gốc tự do tiếp theo. Điều này cho thấy chất chống oxy hóa có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ các lớp tế bào.
Gốc tự do và các chất chống oxy hóa
Có nhiều cách trung hòa các gốc tự do như sử dụng các chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa trung hòa các gốc tự do và ngăn sự phá hoại tế bào. Đó là những chất tan trong lipid như vitamin E, tan trong nước như vitamin C. Ngoài ra cũng có một số chất chống oxy hóa hình thành trong cơ thể như các enzym: superoxide dismutase (SOD), catalase và glutathion peroxide. Đối với da cách hiệu quả chống lại sự oxy hóa là tránh phơi nhiễm nhiều với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng và dùng các chất chống oxy hóa tại chỗ.
Các chất chống oxy hóa có thể được hấp thu qua thức ăn hoặc tại chỗ. Chỉ có khoảng 1% chất này có thể tới được bề mặt da. Do đó, để đảm bảo tối đa sự bảo vệ nên sử dụng các chất chống oxy hóa có tác dụng tại chỗ để tăng tác dụng bảo vệ da.
Các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có tác dụng giảm tác hại của oxy hóa (các gốc tự do) trên các tế bào cơ thể. Như chúng ta đều biết, các tế bào cơ thể cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và năng lượng. Các tế bào cơ thể sử dụng oxy để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống và tạo ra các gốc tự do như một sản phẩm phụ. Chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các gốc tự do để ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể và giúp tăng tuổi thọ cho con người.
Một số chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, betacarotene, selen, hợp chất lycopene…
Các chất chống oxy hóa
Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa khác như:
- Flavonoid: các chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tâm thần khi có tuổi tác. Hoa quả và trái cây có múi như cam là một nguồn phong phú của chất flavonoid.
- Isoflavon: chất chống oxy hóa này có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn các bệnh. Nó có nhiều trong đậu nành. Isoflavon không chỉ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư dài hạn mà còn giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và cải thiện sức khỏe của xương.
- Kẽm: khả năng chống oxy hóa của khoáng chất này là rất cao. Các thuộc tính chống oxy hóa của kẽm có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi sự rối loạn thần kinh. Sản phẩm từ sữa như phô mai là nguồn cung cấp kẽm rất phong phú.
- Coenzym Q10: đây là một trong những chất chống oxy hóa được sản xuất trong cơ thể, cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, mức độ Coenzym Q10 có thể thay đổi đáng kể. Có thể bù đắp sự mất mát này bằng cách sử dụng thực phẩm Có chứa Coenzym Q10 như thịt cừu, cá… Chất này còn có thể thúc đẩy nướu răng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ thống tim mạch.
- Melatonin: đây là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất và được tổng hợp bởi cơ thể. Melatonin giúp duy trì giấc ngủ bình thường. Chất chống oxy hóa này hiện diện trong rau quả, chủ yếu được tìm thấy trong cà chua.
Các chất như catechin, acid citric, acid phytic, acid oxalic, epigallocatechin gallate, ginkgo biloba, glutathion, lutein, alpha carotone và zexathin cũng có trong danh sách các chất chống oxy hóa.
Những nguồn tốt nhất cung cấp chất chống oxy hóa
- Cà chua: giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Màu đỏ của cà chua là do chất lycopen – một chất chống oxy hóa tạo ra. Chất chống oxy hóa trong cà chua còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư tuyến tiền liệt. | Bông cải xanh: loại rau lá xanh này rất giàu dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ sức khỏe chống chọi nhiều loại bệnh.
Cà chua, tỏi, trà xanh và các loại quả mọng cung cấp chất chống oxy hóa
- Tỏi: ngoài tác dụng tăng cường hương vị cho món ăn, tỏi là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư.
- Trà xanh: chất chống oxy hóa chủ yếu được tìm thấy trong trà xanh được gọi là catechin. Chất này có thể làm giảm huyết áp cao, cholesterol cao và chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Các loại quả mọng: các loại quả mọng, đặc biệt là quả việt quất và dâu tây, được đánh giá cao trong số những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, nhất là vitamin C, có thể thêm chúng vào bữa sáng để tăng cường sức khỏe.