Babassu oil:
(Dầu babassu) còn được gọi là dầu babacu Orbignya barbosiana, là chất làm mềm da hiệu quả, được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng, thực phẩm và xà phòng. Loại dầu này có thể có lợi cho da hỗn hợp vì nó thích hợp với vùng da khô và không làm tăng độ nhờn ở vùng chữ T.
Babassuamide:
Hỗn hợp các acid béo có nguồn gốc từ babassu, được sử dụng như dầu xả tóc, chất tạo bọt và chất làm đặc.
Babassuamide DEA:
Acid béo có nguồn gốc từ babassu.
Babassuamidopropalkonium chloride:
Thuộc nhóm amoni bậc IV, bắt nguồn từ babassu. Được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện trong dầu xả tóc.
Babassuamidopropyl betaine:
Hợp chất chứa các acid béo của babassu và betain. Được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện trong các sản phẩm về tóc và da.
Bacaba pulp oil:
(Dầu thịt quả bacaba) chất làm mềm và giữ ấn cho da. Loại thảo dược này có hàm lượng add oleic và omega-6 (add linoleic) cao.
Bactris gasipaes:
(Cọ pejibaye) được trồng ở Hawaii và Trung Mỹ. Trái giàu vitamin A, có giá trị protein và tinh bột cao. Nước ép quả được sử dụng dưỡng tóc và da.
Bacillus ferment:
Thành phần tẩy tế bào chết theo cơ chế enzym được dùng để loại đi các tế bào chết để làm mềm mượt bề mặt, mang lại sự trẻ trung cho làn da. Đây là một tác nhân tương đối dịu nhẹ tuy nhiên lại là một sự thay thế hiệu quả dành cho các add alpha hydroxy nước trái cây và hoạt động ở pH khoảng 5-8. Chất lỏng trong màu nâu, pH 6, tan trong nước. Cách sử dụng: thêm vào pha nước hoặc ở bước cuối cùng của quy trình bào chế, điều kiện lý tưởng là ở nhiệt độ phòng (cũng có thể thêm vào các dung dịch nóng đến 150°F/60°C). Nồng độ sử dụng khuyến cáo tối đa là 2%. Không được dùng trên da bị tổn thương.
Bacillus/glutamic acid ferment filtrate:
Quá trình lên men acid glutamic rồi lọc bằng vi khuẩn vô hại, Bacillus natto được sử dụng làm thành phần dưỡng da. Bacillus natto thường được chế biến thành thực phẩm có mùi giống phô mai.
Bacillus/rice bran extract soybean extract ferment:
(Chiết xuất lên men của đậu tương và cám gạo) được sử dụng như một thành phần dưỡng ẩm, chống oxy hóa cho tóc và da, chất làm mềm.
Bacitracin:
Được đưa vào sử dụng vào năm 1948, điều trị viêm phổi hoặc áp-xe do tụ cầu. Được sử dụng ngoài da để điều trị nhiễm trùng tụ cầu và liên cầu da, tai ngoài và mí mắt, kết hợp với các loại thuốc khác ở dạng thuốc mỡ có phổ kháng khuẩn rộng. Ngoài ra còn được sử dụng như một chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm.
Backhousia citriodora:
(Chanh sim) loài này được biết là có ít nhất hai nhóm hợp chất hóa học: các loại tinh dầu thơm (chất tạo mùi thơm dùng trong hương liệu), citral (hàm lượng ít hơn). Dạng citral phổ biến hơn, cho mùi hương chanh ngọt ngào. Khi vắt, lá tỏa ra mùi rất nồng. Dầu từ cây được sử dụng trong hương liệu, nước hoa hay thuốc trừ sâu.
Bacopa:
Thảo dược được sử dụng ở Ấn Độ giúp tăng cường trí nhớ, chống động kinh, trị mất ngủ và an thần nhẹ. Loại thảo mộc này thường mọc ở các vùng đầm lầy khắp Ấn Độ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bacopa có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ chức năng thần kinh ở những người bị bệnh động kinh dùng thuốc phenytoin. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy việc điều trị bacopa cải thiện khả năng học tập. Hai saponin là bacopaside I và II đã được phân lập từ Bacopa monnieri. Các nghiên cứu gần đây trên người cho thấy bacopa có khả năng cải thiện trí nhớ và tâm trạng. Chiết xuất của cây được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Bacterial catalase:
Catalase là một enzym trong mô thực vật và động vật. Nó tạo ra phản ứng hóa học chuyển đổi hydrogen peroxide thành nưóc và oxy.Thành phần này được tạo ra từ vi khuẩn Micrococcus lysodeikticus bởi quá trình lên men. Vi sinh vật cần được loại bỏ khỏi enzym trước khi có thể sử dụng. Các catalase không được sử dụng vượt quá mức tối thiểu cần thiết để tạo ra hiệu quả mong muốn. Tại Canada, thành phần này phải được kèm theo cảnh báo không được dùng sản phẩm lên da bị tổn thương hoặc bị trầy xước.
BAK:
Tên viết tắt của benzalkonium chloride. Xem thêm thành phần này.
Bakuchiol:
Được phân lập từ hạt của cây Phá cố chỉ, tên khoa học Psoralea corylifolia, một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc với nhiều công dụng khác nhau trong y học cổ truyền, nó đã được báo cáo là có hoạt tính chống ung thư. Thành phần này được sử dụng làm chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm.
Bakumondou ekisu:
Chiết xuất từ rễ của rễ cây mạch môn Ophiopogonjaponicus. Được sử dụng làm thành phần dưỡng da.
Balanites roxburghii:
Chất béo và dầu từ hạt được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Balm mint:
(Tía tô đất) tên khoa học Melissa officinalis, được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất chống ung thư, giúp làm dịu và chữa lành da. Nó cũng được sử dụng làm chất tạo hương thơm trong nước hoa.
Balm of gilead extract:
(Chiết xuất từ chồi của cây chi nhựa thơm) tên khoa học Commiphora opobalsamum, một loại cây thường xanh nhỏ được trồng ở châu Phi và châu Á. Nó được xem là một thành phần chữa lành và làm dịu da, được dùng trong điều trị eczema và da khô. Chiết xuất chứa tinh dầu có mùi thơm.
Balm mint extract:
(Chiết xuất tía tô đất), thu được từ loài Melissa officinalis, giúp hồi phục chức năng cơ thể, điều trị rối loạn thần kinh, tăng cường chức năng não và giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, có đặc tính làm dịu da, làm lành da, làm săn chắc, kháng khuẩn và kích thích tuần hoàn. Chiết xuất này được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng và điều trị mụn trứng cá dành cho da nhạy cảm. Thành phần của tía tô đất gồm: citral, citronella, linalol, geraliol và các aldehyd. Tía tô đất còn được sử dụng làm hương liệu phổ biến. Chiết xuất tía tô đất thu được từ lá cây hay nước ép của lá.
Balm mint oil:
(Dầu tía tô đất) có những tác dụng như: giảm đau, chống co thắt da và sát khuẩn. Loại dầu này được dùng cho da bị mụn trứng cá, da viêm và eczema. Thành phần gồm: acid caffeic, acid rosemary, acid salicylic, luteoin, apigenin, glucose, maltose và một số amino acid như: proline, asparogine, acid glutonine, valine, serine, alanine và methionine, Nồng độ của các dầu này từ 1 -10% trong công thức. Dầu tía tô đất thường được trộn với sả và cỏ chanh, được chiết xuất từ lá của cây tía tô đất. Dầu tía tô đất có thể gây kích ứng da.
Balsam Canada:
(Nhựa thơm lãnh sam) thu được từ loài Abies balsamea, được sử dụng trong các loại kem.
Balsam copaiba:
(Nhựa thơm copaiba) tên khoa học Copaifera officinalis, mùi nồng và được sử dụng dưỡng nước hoa, xà phòng và chất tạo phim.
Balsam mecca:
Thu được từ cành cây, không hòa tan trong nước, tan trong alcohol, được sử dụng để tạo mùi hương nước hoa.
Balsam Oregon:
(Linh sam Douglas) tên khoa học Pseudotsuga menziesii. Resin được sử dụng trong nước hoa.
Balsam Peru:
(Nhựa thơm Peru) tên khoa học Myroxylon pereirae, thảo dược có hoạt tính chữa bệnh cực mạnh, mùi kéo dài dễ chịu và vị đắng, cay đắng, có tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống các vật kí sinh. Thành phần này được chỉ định trong các trường hợp như: ghẻ, mụn và eczema. Balsam Peru được dùng trong các mỹ phẩm vi có mùi hương như quế có thể át được mùi, sử dụng thay thế cho cây vani. Thành phần chính của nó gồm: cinnamein (chất lỏng không màu, thơm và nhớt), peruviol (chất nhựa tối màu), một lượng nhỏ vanillin và acid cinnamic. Nó được chiết xuất từ thân cây lớn. Mỗi bộ phận của cây kể cả lá đều chứa rất nhiều nhựa. Nó có thể gây kích ứng da. Nó được sử dụng trong mặt nạ, nước hoa và chất làm se. Thành phần này có thể gây kích ứng và có thể phản ứng chéo vói benzoin, rosin, add benzoic, rượu benzyl, add cinnamic, tinh dầu, vỏ cam, eugenol, quế, đinh hương, balsam tolu, storax, benzyl benzoate.
Balsam tolu oil:
(Dầu tolu) chiết xuất từ cây Myrospemum toluiferum, là chất có khả năng lưu giữ mùi, dùng trong nước hoa và xà phòng, được chi định dùng đường uống, còn tác dụng khi dùng ngoài thì chưa rõ. Đây là loại dầu có tính kích thích, chứa khoảng 80% nhựa thơm, add cinnamic và một lượng nhỏ vanillin, benzyl benzoate và benzyl cinnamate. Có thể được dùng để thay thế balsam Peru. Loại dầu này được thu từ thân cây.
Bamboo extract:
(Chiết xuất tre) thu được từ loài Bambusa arundinacea, được sử dụng trong mỹ phẩm bởi khả năng giữ ẩm. Chức năng của chiết xuất tre tùy thuộc vào nguồn gốc của bộ phận, chiết xuất lá hoặc thân tre có thể cải thiện da về tổng thể và cấu trúc, trong khi chiết xuất từ nhựa tre lại có tác dụng làm mềm da. Cách sử dụng: nồng độ thường dùng từ 5 -10% (tùy theo khuyến cáo nhà sản xuất). Chỉ sử dụng ngoài da.
Banana:
(Chuối) tên khoa học Musa sapientum, giàu kali, được sử dụng cho da. Một công thức mặt nạ chuối tham khảo: nghiền 1 quả chuối chín và trộn đều với 1 muỗng canh hạnh nhân cộng với 2 thìa sữa chua. Bôi hỗn hợp trên mặt và cổ. Để trong 5 đến 10 phút. Loại bỏ bằng nước ấm.
Banana fruit extract:
(Chiết xuất quả chuối) có tác dụng làm se da và giúp da săn chắc hơn. Chiết xuất từ quả chuối có tác dụng làm mềm mịn da và cải thiện được làn da khô. Trong thành phần của quả chuối có chứa các chất như: sắt, kali, tryptophan, vitamin B6 và B12.
Banana oil:
(Dầu chuối) dầu dẫn. Nước ép chuối nguyên chất có công dụng chống độc khi bị rắn cắn, được ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á từ năm 1916. Xem banana fruit extract.
Baobab:
(Cây bao báp) tên khoa học Adansonia digitata, có nhiều vitamin c, pectin và canxi, được sử dụng để làm xà phòng và chăm sóc da. Đây là một chất làm mềm, dịu da và có thể cải thiện độ đàn hồi của da. Chiết xuất hạt, thịt quả, lá cây hoặc dầu hạt bao báp được dùng trong điều chế mỹ phẩm. Bên cạnh việc giữ ẩm, nó còn có trong tẩy tế bào chết và chăm sóc tóc. Bao báp đã được chấp thuận gần đây bởi Anh là có thể ăn được.
Baptisia tinctoria:
(Tràm dại) rễ chứa alkaloid, glycoside và resin. Nó được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai, mũi và cổ họng. Dùng đường toàn thân có thể giảm sốt và trị táo bón. Khi dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ, nó có thể điều trị loét và làm dịu núm vú đau. Thành phần này gây độc với liều lượng lớn, gây tiêu chảy nặng, ói mửa dữ dội và có thể ảnh hưởng đến tim.
Barberry extract:
(Chiết xuất cây hoàng liên gai), thu được từ loài Berberis vulgaris, có tính kháng viêm, khử trùng và điều trị phát ban da. Cây hoàng liên gai thường là cây bụi rậm được trồng lấy quả, nhưng vỏ thân và vỏ rễ được dừng trong điều chế mỹ phẩm. Thành phần chính của vỏ cây hoàng liên gai gồm: berberin và một alkaloid có vị đắng. Những thành phần khác gồm: oxycanthin, bergamin, các alkaloid khác, một lượng nhỏ tannin, sáp, nhựa, chất béo, albumin, gôm và tinh bột.
Barium salts:
EU và ASEAN cấm trong mỹ phẩm ngoại trừ bari sulfate, bari sulphur và lake.
Barium sulfate:
Bột mịn, trắng, không mùi, không vị được sử dụng làm chất tạo màu trắng, nền cho các loại thuốc làm rụng lông và mỹ phẩm khác. Barium hydroxide cũng được sử dụng theo cách tương tự. Các sản phẩm barium độc hại khi ăn vào và thường gây kích ứng da khi bôi, không dùng được trên da tổn thương. Chỉ có barium sulfate được phép trong mỹ phẩm ở Canada.
Barley extract:
(Chiết xuất lúa mạch) thu được từ loài Hordeum vulgare, tác nhân làm mềm da, giúp phục hồi da khô. Hạt được sử dụng để điều trị tiêu chảy và viêm ruột. Các nhà thảo dược Trung Quốc sử dụng nó như một thuốc lợi tiểu chống viêm để làm giảm các bệnh lý túi mật, giảm sưng và điều trị vàng da. Nó chứa protein, prolamines, albumen, đường, tinh bột, chất béo, vitamin B và alkaloid.
Barley oil:
(Dầu lúa mạch) một loại dầu dẫn với đặc tính làm dịu da.
Barosma betulina:
(Cây buchu) tên khoa học Barosma betulina, được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Basic blue 3:
Màu nhuộm nhựa than đá.
Basic blue 6:
Màu xanh dương medola, nhóm màu phenol. Xem basic dye.
Basic blue 7:
Cl 42595, màu triphenylmethane được sử dụng để nhuộm màu tóc.
Basicblue 9:
(Methyleneblue) CI52015, điều chế từ dimethylaniline và acid thiosulfuric. Màu này ở dạng tinh thể xanh đậm, không mùi được sử dụng như một chất khử trùng thú y, và như một thuốc giải ngộ độc cyanur. Cũng được sử dụng trong tạo màu tóc.
Basic blue 26:
CI44045, màu triphenylmethane, được sử dụng tạo màu tóc.
Basic blue 41:
CI11154, methylbenzothiazolium chloride.
Basic blue 47:
Màu nhuộm nhựa than, nhóm màu anthraquinone.
Basic blue 99:
CI56059, được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc và dầu gội đầu. Có thể gây phản ứng dị ứng.
Basic brown 4:
CI 21010, được chế từ toluene-2-4~diamine với acid nitrous. Nó có màu nâu đậm, chuyển sang màu nâu đỏ hoặc tím trong dung dịch. Được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Xem Aniline để biết về độc tính.
Basic brown 1:
CI12251, thuốc nhuộm azo tạo màu tóc.
Basic brown 16:
CI12250, thuốc nhuộm azo, được dùng làm chất nhuộm tóc và dầu gội.
Basic dyes:
Thuốc nhuộm cơ bản, nhóm thuốc nhuộm được làm từ muối hòa tan, khoáng chất, add và một số acid hữu cơ tạo thành các hợp chất không hòa tan với các chất xơ có tính add. Chúng tạo ra những màu rất sáng nhưng thiểu độ bền tốt. Xem aniline để hiểu về độc tính.
Basic green 1:
Cl42040, màu xanh lục rực rỡ, là triphenylmethane, màu được sử dụng cho tóc.
Basic green 4:
CI 42000, màu nhựa than đá, được sử dụng để nhuộm màu tóc.
Basic orange 1:
Q 11320, màu nhựa than đá được sử dụng trong nhuộm tóc. Xem toluene.
Basic orange 2:
CI11270.
Basic orange 31:
Thuốc nhuộm azo, được sử dụng trong nhuộm tóc.
Basic red 1:
CI 45160, màu xanthene được sử dụng trong nhuộm tóc.
Basic red 2:
Màu phenazine, được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc.
Basic red 22:
CI11055, thuốc nhuộm triazolium được sử dụng làm chất nhuộm tóc. Xem azo dyes.
Basic red 46:
Màu nhựa than đá, được sử dụng trong nhuộm tóc.
Basic red 51:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, được sử dụng trong nhuộm tóc.
Basic red 76:
CI12245, xem azo dyes.
Basic red 118:
CI12251:1, màu nhựa than đá được sử dụng trong nhuộm tóc, nhóm màu amin.
Basic violet 1:
CI42535, thành phần màu tím nhân tạo sáng. Xem aniline để biết về độc tính.
Basic violet 2:
CI 42520, màu triphenylmethane được sử dụng trong nhuộm tóc. Xem coal tar.
Basic violet 3:
Cl 42555. Bột màu xanh đậm hoặc những mảnh màu xanh lục với một ánh kim loại, nó được sử dụng như chất kháng khuẩn. Thành phần này bị cấm sử dụng bởi EU.
Basic violet 4:
CI42600, màu nhuộm tóc nhựa than đá.
Basic violet 10:
CI 45170, màu xanthene. Muối acid stearic là dung môi đỏ 49 (solvent red 49), sử dụng cho nhuộm giấy, gỗ, vải cũng như trong mỹ phẩm.
Basic violet 11:1:
CI 45174, màu xanthene được sử dụng trong nhuộm tóc.
Basic violet 14:
CI 42510, màu triphenylmethane được sử dụng để nhuộm màu tóc.
Basic violet 16:
CI 48013, màu nhựa than đá được sử dụng để nhuộm màu tóc.
Basic yellow 11:
CI48055, thuốc nhuộm triazolium. Xem azo dyes.
Basic yellow 28:
CI48054, màu nhuộm.
Basic yellow 40:
Màu nhuộm.
Basic yellow 57:
CI1279, màu vàng rơm arianor, chất tạo màu tóc.
Basic yellow 87:
Chất tạo màu tóc.
Basil extract:
(Chiết xuất húng quế) ửmđuợcìừloầiOcimumbasilicum, tinh dầu dùng để thay thế cho các loại dầu oải hương, phong lữ, chanh, thông, ylang-ylang, hoa cam và rễ orris.
Bassia latifolia:
(Cây mahua) được sử dụng trong dưỡng da.
Batyl alcohol:
Có nguồn gốc từ glycerin, nó được phân lập từ dầu cá mập, xương và tủy xương. Nó hòa tan trong dung môi chất béo, được sử dụng như một chất nhũ hóa trong kem dưỡng da.
Batyl isostearate:
Ester của batyl alcohol và add isostearic. Xem glycerin.
Basil oil:
(Dầu húng quế) thu được từ loài Ocimum basilicum, có đặc tính kích thích, cân bằng, làm sạch da và kháng vi sinh vật. Thành phần của dầu basil bao gồm: methyl chavocol, eucalyptol, latalol và esam gol. Dầu basil được dùng làm dầu dẫn, hương liệu và được dùng trong sản phẩm điều trị mụn trứng cá.
Bay laurel:
(Nguyệt quế Hy Lạp) tên khoa học Laurus nobis, được sử dụng để điều trị chứng loạn nhịp tim, mụn nhọt, bong gân, đau tai và nhiều bệnh khác. Mỗi bộ phận của cây đều có đặc tính chữa bệnh. Nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm. Xem thêm bay oil. EU cấm dầu hạt trong mỹ phẩm.
Bay oil:
Chất làm se và chất khử trùng được sử dụng trong các loại lotion và nước hoa. Thành phần chứa 40 đến 55% eugenol. Chất này có thể gây phản ứng dị ứng và kích ứng da.
Bay rum:
(Tinh dầu lá nguyệt quế trộn với rượu rum) được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm sau cạo râu và làm mát da. Nó cũng được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Công thức cơ bản cho bay rum: bay oil 0,20%; dầu pimenta 0,05%, ethyl alcohol 50%, Jamaica rum 10%, nước 39,75% và màu caramel. Thành phần có thể gây phản ứng dị ứng. Xem eugenol để biết độc tính.
Bay leaf oil:
(Tinh dầu lá nguyệt quế) thu được từ loài Pimenta acris, thường được dùng để tạo mùi. Dầu thu được từ lá cây là tác nhân tạo mùi. Thành phần của dầu thu được từ quả có khoảng 50 – 65% phenol bao gồm: eugenol, myrcen, chavicol, methyleugenol, methyl chavicol, dtral và L-phellandren.
Bayberry:
(Thanh mai) tên khoa học Myrica cerifera, có đặc tính se da, kháng khuẩn và kích thích da. Thanh mai được dùng cho da mụn và da bị tổn thương. Thường dùng vỏ rễ phơi khô và sáp của cây trong điều chế mỹ phẩm. Trong vỏ thân và rễ cây có chứa các thành phần như: dầu dễ bay hơi, tinh bột, lignin, gôm, albumen, add tannic, add gallic, nhựa (hăng và làm se da), sắc tố đỏ, và một acid giống saponin. Sáp gồm glycerid của add stearic, add palmitic, add myristic và một lượng nhỏ add oleic. Thanh mai là tên khác của một loài quế hoang dã ở vùng Tây Ấn và Nam Mỹ – đây là những vùng sản xuất dầu Thanh mai.
Bayberry wax:
(Sáp thanh mai) được sử dụng như một chất làm se trong xà phòng và thuốc mọc tóc. Trước đây được sử dụng để điều trị loét da. Thành phần này có thể gây kích ứng da và gây phản ứng dị ứng.
Bean palmitate:
Hạt nghiền của Phaseolus (đậu) với acid palmitic được sử dụng trong dưỡng da.
Bean oil:
(Dầu đậu) thu được từ loài Phaseolus vulgarisị, loại dầu dẫn, có khả năng làm dịu da và làm giảm cảm giác châm chích. Dầu đậu có lợi cho da mụn.
Bearberry extract:
(Chiết xuất cây thường xanh dây leo) thu được từ loại Arctostaphylos uva-ursi, lá của nó có đặc tính se da, khử trùng và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp làm trắng sáng da. Thành phần chính của lá cây thường xanh dây leo là glucosid kết tinh được gọi là arbutin. Các chất khác gồm: methylarbutin, ericolic, urson, acid gallic, add allagic và myricetin. Cây thường xanh dây leo là cây bụi nhỏ, lá khô được dùng trong điều chế mỹ phẩm.
Bee balm oil:
(Dầu bạc hà hoa tím) thu được từ loài Monarda didyma, có đặc tính khử trung và ức chế quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Trong y học cổ truyền, dầu bạc hà hoa tím được dùng để điều trị nhiễm trùng da và những vết thương nhỏ. Nó cũng có tác dụng cân bằng da, giúp làn da tươi mới. Nó được sử dụng trong trường hợp da nhem, da bị mụn và viêm tuyến nhờn. Ngoài ra, nó có thể dùng để tạo mùi. Thymol (pheriol) là một trong những thành phần chính của dầu bạc hà hoa tím.
Beech tree extract:
(Chiết xuất cây sồi), thu được từ loài Fagussylvatica, khi dùng ở dạng thích hợp, chiết xuất cây sồi giúp tăng tổng hợp protein cũng như tăng hoạt tính enzym của các tế bào sừng. Ngoài ra, chiết xuất cây sồi còn có đặc tính kích thích và khử trùng. Đây là một loại dầu không bay hơi và được dùng như một loại dầu dẫn. Hạt sồi chín muồi được gọi là “mast”, sản xuất 17120% dầu không khô (non-drying) giống với dầu hạt dẻ và dầu hạt bông.
Bee pollen:
(Phấn hoa ong) chứa mười chín add amin, lên đến 35% protein, mười hai vitamin, canxi, phospho, magie, sắt, đồng, mangan, natri, kali, clo và lưu huỳnh. Những người bị dị ứng với vết ong đốt có thế bị dị ứng với phấn hoa ong. Nó được sử dụng trong mỹ phẩm.
Beer:
Được sử dụng để làm sạch tóc.
Beeswax:
(Sáp ong) đóng vai trò là chất nhũ hóa trong nhũ tương nước/dầu và cũng được dùng để điều chỉnh độ đồng nhất của công thức. Sáp ong được sử dụng trong các sản phẩm rắn và lưu giữ trên da như: kem, son môi và sáp thơm bôi tóc. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học, nhưng trên thực tế sáp ong được cho là có khả năng chống viêm, chống dị ứng, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, chống khuẩn, diệt khuẩn, làm mềm da và tăng độ đàn hồi da. Tùy vào nguồn gốc, sáp ong có thể không gây mụn và hiếm gây phản ứng dị ứng.
Beeswax (white):
(Sáp ong trắng) sáp ong thường đã được tẩy trắng, khi không được tẩy trắng, sáp ong có màu vàng. Xem beeswax.
Beet powder:
(Bột củ cải đường) thu được từ loài Beta vulgaris, hầu hết bột thu từ rễ được dùng để tạo màu, có tác dụng chống oxy hóa và là chất liên kết các thành phần khác. Nếu bột thu được từ lá thì lại không có màu mà chỉ được dùng làm chất liên kết.
Benzamide:
Amide được sử dụng trong làm đặc và tạo độ đục sản phẩm.
Behenic acid:
(Docosanoic acid) không màu, tan trong nước, add béo chuỗi dài được sử dụng trong công thức nhũ tương sệt Nó được xem là nguyên liệu thô không gây mụn.
Behenoxy dimethicone:
Chất làm mềm da, phân tán sắc tố, bôi trơn và hàng rào giữ ân silicone. Thường sử dụng một lượng nhỏ behenoxy dimethicone để tạo độ trơn trên da.
Behentrimonium chloride:
Cation amoni bậc IV (docosyltrimethylammonium chloride) từ cây cải dầu (dầu canola) với khả năng cân bằng da rất hiệu quả. Thành phần này sở hữu các đặc tính chống tĩnh điện và chống rối hiệu quả. Có khả năng phục hồi và tái tạo tóc tổn thương (thành phần dầu colza không phủ bên ngoài mà xâm nhập sâu vào thân tóc), đặc biệt hiệu quả trong việc làm mềm tóc khô xơ. Ngoài ra cũng có tác dụng kháng khuẩn. Cách sử dụng: nồng độ thường dùng từ 0,5 – 3%. Cho hạt vào nước hoặc dầu ở khoảng 85°c để hòa tan, tránh làm nóng quá mức. Chỉ sử dụng ngoài da.
Behentrimonium dimethicone PEG-8:
Hợp chất amoni bậc IV, sử dụng trong dưỡng tóc.
Behenyl alcohol:
Chất liên kết có đặc tính làm mềm da, ổn định nhũ tương và tăng độ nhớt của sản phẩm. Alcohol này có thể thu được bằng cách tổng hợp hoặc từ thực vật. Behenyl hợp của các alcohol béo. Độc tính thấp.
Behenyl beeswax:
Dưỡng da, xem beeswax.
Behenylerucate:
Chất làm mềm và mịn da, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.
Behenyl triglyceride:
Tác nhân giúp da mềm và mịn. Nó là một nguyên liệu thô không gây mụn.
Belamcanda chinensis:
(Cây rẻ quạt) được sử dụng trong y học Trung Quốc để trị đau cổ họng và làm dịu màng nhầy.
Bellis perennis:
Hoa chứa saponin, tannin, dầu, flavone, chất đắng và chất nhầy. Trong y học, nó được sử dụng để điều trị ho và viêm niêm mạc.
Benincasia cerifera fruit and seeds:
(Cây bí đao) là một loại rau và sáp được sử dụng trong dưỡng da.
Bentonite:
(Đất sét bentonite) là loại đất sét nhôm silicat dạng Ị keo được tìm thấy ở miền Trung Tây Hoa Kỳ và Canada, dùng để điều chỉnh độ nhớt và có đặc tính tạo treo, ổn định trong công thức mỹ phẩm. Bentonite có thể hấp thụ nước và chuyển thành dạng khối gelatin, là một nguyên liệu thô không gây bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Được sử dụng để làm đặc các loại lotion, để nhũ hóa các loại dau và được dùng trong các loại mỹ phẩm trang điểm, mặt nạ để hấp thụ dầu và giảm độ bóng nhờn. Thành phần có thể làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, được sử dụng như phấn màu. Thành phần này trơ và thường không độc hại.
Benzaldehyde:
Dầu hạnh nhân nhân tạo được sử dụng dưỡng các loại cream, lotion, nước hoa, xà phòng và thuốc nhuộm. Có thể gây phản ứng dị ứng, có độc tính cao.
Benzalkonium bromide:
Được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện, chất diệt khuẩn và chất khử mùi.
Benzalkonium chloride:
(BAK) chất bảo quản có khả năng kháng vi sinh vật và khử mùi, là chất hoạt động bề mặt, nhóm tẩy rửa amoni được sử dụng rộng rãi, dùng trong thuốc mọc tóc mắt, chất khử mùi, nước súc miệng và lition sau cạo râu. Có khả năng diệt khuẩn với mùi thơm và vị đắng, được sử dụng làm thuốc khử trùng và tẩy rửa tại chỗ. Viêm kết mạc dị ứng đã được báo cáo khi sử dụng trong các loại kem dưỡng mắt. Thành phần này có độc khi ở nồng độ cao. Năm 1992, FDA đã đề xuất cấm sử dụng benzalkonium chloride để điều trị vết cắn và đốt của côn trùng vì chưa chứng minh được tính an toàn và hiệu quả. Dùng liên tục có thể gây dị ứng, gây kích thích da và mắt ở nồng độ lớn hơn 0,1%, an toàn nếu được sử dụng ở nồng độ lên đôi 0,1%. Một số sản phẩm mỹ phẩm lên đến 5%. EU khuyên rằng các sản phẩm chăm sóc tóc không được vượt quá 3%, nên tránh tiếp xúc với mắt và các sản phẩm dùng trên tóc nên được xả sạch.
Benzalkonium saccharinate:
Được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện, chất diệt khuẩn và khử mùi. Xem myristic add.
Benzalphthalide:
Thành phần bảo vệ da tránh tia cực tím.
Benzene:
Dung môi thu được từ than đá và được sử dụng trong nước tẩy sơn móng tay, làm dung môi cho sáp, nhựa và dầu. Thành phần rất dễ cháy, độc khi nuốt phải và kích thích màng nhầy. Hấp thu qua da hay hít phải có thể gây hại. Cũng có thể gây nhạy cảm với ánh sáng trong đó da có thể phát ban hoặc sưng lên. Trong hon một thế kỷ, các nhà khoa học đã biết rang benzen là một chất độc tủy xương mạnh mẽ, gây ra tình trạng như thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu. Có nguồn gốc từ toluene hoặc xăng, nó được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, nylon, da nhân tạo, nhiên liệu máy bay, vecni, sơn mài cũng là dung môi cho sáp, nhựa và dầu. Tiêu chuẩn an toàn cho công nhân sản xuất mỹ phẩm và các công nhân khác đã được đặt ở mức 10 phần triệu trong một ngày tám giờ, nhưng OSHA muốn giảm xuống còn 1 phần triệu. EU và ASEAN cấm sử dụng trong mỹ phẩm.
Benzethonium chloride:
Được sử dụng rộng rãi như một thành phần chống tĩnh điện, chất khử mùi và thành phần làm sạch trong các chất khử mùi vùng da dưới cánh tay, sản phẩm chăm sóc da và các sản phẩm làm tóc, không được phép dùng trong các sản phẩm được bôi cho màng nhầy. Chi được phép hiện diện ở nồng độ tương đương hoặc ít hơn 0,2% trong các sản phẩm lưu lại trên da và 0,3% trong các sản phẩm rửa sạch.
Benzidine:
Hợp chất có nguồn gốc từ nitrobenzene, được sử dụng chủ yếu để nhuộm dệt và giấy, là chất gây ung thư cho người. Benzidine là một trong những hóa chất đầu tiên có liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp và làm tăng tỷ lệ ung thư bàng quang tiết niệu ở người được báo cáo. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU, Anh và ASEAN.
Benzimidazol-2 (3h)-one:
Thành phần bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Benzoates:
Có nhiều dạng benzoat như acid benzoic và sodium benzoate, được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và mỹ phẩm như chất bảo quản kháng khuẩn, có liên quan đến bệnh suyễn và bệnh k chàm. Xem sodium benzoate.
Benzocaine:
(Ethyl aminobenzoate) dạng bột tinh thể màu trắng, tan trong nước và gây tê cục bộ, được sử dụng trong các loại kem I nhổ lông và các loại lotion sau cạo râu. Đây là một thuốc gây độc Ị tính thấp, tuy nhiên đã có những báo cáo về trẻ sơ sinh bị methemoglobinemia do hấp thu qua da hay kích thích hệ thần kinh trung ương ở người lớn. Tuy nhiên, nồng độ trong hầu hết các sản phẩm không độc, mặc dù có những người bị dị ứng với benzocain.
Benzodihydropyrone:
(Dihydrocoumarin) có màu trắng đến màu vàng nhạt, dung dịch dầu. Không được sử dụng như chất tạo hương thơm do có khả năng gây kích ứng. Thành phần bị cấm ở Anh và ED trong nước hoa.
Benzoic acid:
Chất bảo quản cơ bản được sử dụng để chống nấm mốc và men, kháng khuẩn trung bình. Benzoic acid được sử dụng ở nồng độ 0,05 – 0,1%, có thể gây dị ứng cho một số người nhạy cảm với chất hóa học. Năm 1992, EDA đã đề xuất cấm sử dụng acid benzoic trong thuốc làm se niêm mạc vì chưa chứng minh được tính an toàn và hiệu quả đối với các tuyên bố đã nêu.
Benzoin:
Tinh dầu thơm có tính sát trùng, chống dị ứng và chống lại cảm giác châm chích, giảm sự ửng đỏ của da và dùng để bảo quản chất béo. Bên cạnh add benzoic là thành phần cơ bản, nó còn chứa canillin và chất lòng thơm có tính đâu. Nhựa thơm được lấy bằng cách cắt sâu vào thân cây, loại cây này được trống ở Indonesia và Thái Lan.
Benzophenones (1-12):
Có ít nhất 12 benzophenone khác nhau tồn tại, là chất rắn màu trắng, hòa tan trong hầu hết các loại dầu và dầu khoáng, được sử dụng trong sản xuất thuốc xịt tóc và kem chống nắng. Chúng giúp ngăn ngừa sự suy giảm các thành phần có thể bị ảnh hưởng bởi các tia cực tím trong ánh sáng. Có thể gây nổi mề đay và nhạy cảm da, gây phát ban mặt và CỔ khi gội đầu, độc khi tiêm. Trên cơ sở các thông tin sẵn có, QR nhận thấy thành phần này an toàn vào đâu những năm 1980 nhưng đang xem xét thông tin mới đế xác định đánh giá an toàn cuối cùng có nên được tái khẳng định, sửa đổi hoặc bổ sung hay không. EU đã cấm benzophenone-3 trong kem chống nắng. Xem oxybenzone.
Benzophenone-2:
Chất hấp thụ uv giúp ngăn chặn sự xuống cấp của sản phẩm do tác động của tia uv. còn được dùng để che mùi.
Benzophenone-3:
(Oxybenzone) chất hấp thụ và lọc tia UVA và UVB, tan trong dầu. Nồng độ được chấp thuận là 6% (ỏ Mỹ) và 10% (ở châu Âu). Chất này ngày càng được dùng phổ biến trong kem chống nắng. Tuy nhiên, một số báo cáo lại cho rằng nó có thể gây nhạy cảm với ánh sáng. Đây là nguyên liệu thô không bít tắc lỗ chân lông sinh mụn.
Benzophenone-4:
(Sulisobenzone) được sử dụng phổ biến trong kem chống nắng với đặc tính hấp thụ tia UVA, PDA chấp thuận nồng độ sử dụng của chất này là 5 -10%. Nó giúp bảo vệ cho công thức tránh tác động từ tia uv.
Benzophenone-8:
(Dioxybenzone) chất hấp thụ tia UVA được PDA chấp thuận sử dụng trong kem chống nắng. Nó có thể bảo vệ sản phẩm tránh được sự thoái giáng khi chịu tác động của tia uv. Nồng độ cho phép sử dụng tại Mỹ là 3%.
Benzotriazole:
Chất bảo quản.
Benzotriazolyl dodecyl p-cresol:
Chất hấp thụ tia uv. Nó giúp bảo vệ sản phẩm dưới tác động có hại của tia uv.
Benzoxonium chloride:
Một chất bảo quản.
Benzoxyquine:
(8-hydroxyquinoline benzoat) muối của acid benzoic hòa tan trong nước, được sử dụng làm chất khử trùng, trong y học dùng để điều trị bệnh lỵ. Ngộ độc khi nuốt phải. CIR kết luận sự an toàn của thành phần này chưa được chứng minh.
Benzoyl chloride:
Thành phần dưỡng da. Xem benzene.
Benzoyl peroxide (BPO):
Thành phần sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm, đặc biệt trong điều trị mụn. BPO có cấu trúc 2 nhóm benzoyl liên kết với nhau bằng cầu nối peroxide. Những ghi nhận đầu tiên về điều trị mụn bằng BPO ghi nhận năm 1934. Năm 1958, Fishman công nhận tính khả thi của phương pháp này. Những năm 1960 trở đi, BPO được nghiên cứu rất kỹ để việc cải thiện độ bền, hiệu quả thẩm, cũng như sự kết hợp các thành phần khác để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất. BPO là thành phần trị mụn, kháng khuẩn, giảm viêm và ly giải tế bào sừng, hiệu quả đã được chứng minh trên các nghiên cứu lâm sàng. Nhờ tính thân dầu, thành phần này có khả năng thâm nhập sâu vào nốt mụn viêm, đặc biệt lỗ chân lông, tác động bằng cách làm đứt gãy liên kết peroxide, phóng thích oxy nguyên tử và 2 acid benzoic, oxy sẽ tiêu diệt vi khuẩn mụn kỵ khí p. acnes, acid benzoic sẽ tác động làm giảm tiết bã nhờn. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, BPO không gây tình hạng đề kháng, do đó khuyến cáo kết hợp sử dụng kèm kháng sinh để giảm tình trạng kháng thuốc trên những kháng sinh này. Năm 2011, FDA công bố BPO được được xem an toàn, hiệu quả trong điều trị mụn ở mức nồng độ 2,5 -10%, nồng độ càng cao thì khả năng kích ứng da càng lớn, do vậy cần khởi đầu điều trị với nồng độ thấp tăng dần. Bên cạnh đó, BPO có khả năng gây tăng nhạy cảm của làn da với ánh nắng mặt trời.
Benzyl acetate:
Một chất lỏng không màu, mùi trái lê thu được từ nhiều loài cây (cây nhài) để làm nước hoa và xà phòng, có thể gây kích ứng da, mắt, đường hô hấp. Nuốt vào có thể gây buồn nôn và nôn.
Benzyl alcohol:
Dung môi trong nước hoa, chất bảo quản trong thuốc nhuộm tóc và thuốc khử trùng tại chỗ. Nó là một thành phần của hoa nhài và các loại cây khác. Nó có mùi ngọt ngào, nhẹ, gây kích ứng, ăn mòn da và màng nhầy. Uống liều lớn gây rối loạn đường ruột. Ở những người nhạy cảm, nó có thể phản ứng chéo với balsam Peru.
Benzyl benzoate:
Chất kháng vi sinh vật, tồn tại tự nhiên trong balsam Tolu, balsam Peru và trong các loại tinh dầu hoa khác nhau. Chất lỏng không màu, thân dầu hoặc tinh thể màu trắng với mùi hương hoa nhẹ nhàng và vị cháy. Nó đóng vai trò như một dung môi giúp hòa tan hoạt chất trong sản phẩm và cũng được dùng làm hương liệu, là ester của benzyl alcohol và acid benzoic.
Benzyl benzoyloxybenzoate:
Thành phần tạo hương thơm.
Benzyl cinnamate:
Được sử dụng để tạo hương thơm trái cây nhân tạo cho nước hoa.
Benzyl cyanide:
Không nên sử dụng trong các thành phần tạo hương thơm, cấm sử dụng làm chất tạo mùi trong nước hoa ở Anh và EU.
Benzyl ethyl ether:
Chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, có thể hòa trong alcohol. Được sử dụng làm hương liệu, gây mê ở nồng độ cao. Thành phần này có thể gây kích ứng da.
Benzyl formate:
Thành phần hương liệu tổng hợp được sử dụng tạo mùi trái cây dễ chịu trong nước hoa. Không có dữ liệu cụ thể về độc tính, nhưng nó được cho là có tác dụng gây mê ở nồng độ cao.
Benzylhemioformal:
Chất diệt khuẩn.
Benzyl laurate:
Ester làm mềm da, dễ dàng nhũ hóa và mang lại cho da cầm giác mượt mà. Chất này không độc, không gây kích ứng, không tạo cảm giác dính và không có dầu, giúp giảm bớt độ nhem của dầu khoáng và hòa tan các hoạt chất trong kem chống nắng.
Benzyl hyaluronate:
Chất dưỡng da.
Benzyl paraben:
Chất bảo quản. Không đủ tài liệu về sự an toàn của benzyl paraben được sử dụng trong mỹ phẩm.
Benzyl propionate:
Có mùi ngọt hơn được sử dụng làm hương liệu trong nước hoa
Benzyl salicylate:
Ổn định thành phần trong nước hoa và một dung môi trong kem chống nắng, chất lỏng đặc với mùi nhẹ, dễ chịu và được pha với rượu hoặc ether. Có thể, làm cho dạ bị nổi mẩn đỏ và sưng lên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Benzyl triethylammonium chloride:
Thành phần chống tĩnh điện.
Benzyl ursolate:
Dẫn xuất acid ursolic, chất làm mềm và có tác dụng chống lão hóa.
Benzyl nicotinate:
Có thể gây tăng sự oxy hóa làn da do làm giãn mạch máu và giúp kích thích quá trình làm lành cho da bị tổn thương. Benzyl nicotinate là ester của niacin (vitamin B), benzyl alcoholvà acid nicotinic.
Benzyl PCA:
Chất tổng hợp có tính năng giữ ẩm.
Benzyl salicylate:
Hương liệu có trong cây cẩm chướng và trong những cây thuộc họ anh thảo. Benzyl Salicylate có thể được tổng hợp hoặc thu được từ tinh dầu tự nhiên như dầu hoa nhài, dầu hoa cam và cây ngọc lan tây.
3-benzylidene camphor:
Hoạt chất chống nắng với khả năng hấp thụ và lọc tia UVB. Nồng độ sử dựng được chấp thuận tại châu Âu là 2%.
Benzylidene camphor sulfonic acid:
Chất lọc tia UV và hấp thụ tia UV. Nồng độ của chất này được chấp thuận tại Châu Âu là 6%.
Berberine:
Chất sát trùng nhẹ và chống thông huyết trong các loại kem dưỡng mắt, Có nguồn gốc tư nhiều loại cây khác nhau. Tương đối trở về mặt sinh lý, nhưng uống một lượng lớn có thể gây ngộ độc, tử vong.
Berberis aquifolium:
(Nhọ Oregon) chiết xuất của một cây bụi cao có nguồn gốc ở phần phía tây, của Hoa Kỳ, được sử dụng trong y tế để điều trị bệnh vẩy nến và các vấn đề về da khác, sử dụng để dưỡng đa trong mỹ phẩm.
Bergamot red:
(Cam đỏ) sử dụng nhiều trong nước hoa và sản phẩm tạo kiểu tóc. Nó có thể gây ra các vết viêm da (berloque) khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và được coi là một chất gây nhạy cảm với ánh sáng.
Bergamot oil:
(Tinh dầu bergamot) thu được từ loài Citrus bergamia, hương liệu được sử dụng trong mỹ phẩm. Tinh dầu bergamot có tính khử trùng, làm dịu da và làm lành vết thương, dùng để điều trị nhiễm nấm da. Tiếp xúc với ánh nắng sau khi dùng dầu bergamot tinh khiết hoặc hợp chất có tinh dầu bergamot ở nồng độ cao có thể gây tăng sắc tố hoặc phát ban. Khi dùng dầu bergamot trong nước hoa, đặc tính nhạy cảm với ánh sáng của dâu bergamot có thể gây hiện tượng tăng sắc tố ở sau tai và ở vùng cổ gần tai. Dầu này được dùng trong điều trị da dầu, da mụn và da tiết nhiều bã nhờn, được chiết xuất từ vỏ cam quýt gọi là cam bergamot. Thành phần có trong tinh dầu như: a-pinen, limonen, a-bergapten, p-bisabolen, linlool, nerol, geraniol và a-terpineol.
Berry bark:
Tinh dầu màu vàng được sử dụng trong rượu rum, hương liệu khác và nước hoa.
Beta-carotene:
Tiền chất của vitamin A, có tính chống oxy hóa. Khi hiện diện trong cơ thể, beta-caroten có thể bảo vệ da trước tác động bất lợi của ánh sáng, được dùng để tạo màu vàng cam, có lợi cho da khô và bị bong tróc. Beta-caroten có thể được tổng hợp hoặc thu được từ các loại rau củ quả có màu vàng cam như: mơ, cà rốt, xoài và cam. Đây là chất màu vàng chính của cà rốt, bơ và lòng đỏ trứng. Chiết xuất dưới dạng tinh thể màu đỏ hoặc dạng bột tinh thể, được sử dụng tạo màu trong mỹ phẩm hay dùng để sản xuất vitamin A. Nồng độ carotene trong máu quá cao có thể dẫn đến “carotenemia”, da có vàng – đỏ nhạt dễ bị nhầm lẫn với vàng da, đây là tình trạng lành tính và sẽ khỏi khi hạn chế carotene từ chế độ ăn uống. Beta-caroten có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn so với vitamin A, không độc hại. Ủy ban chuyên gia chung về phụ gia thực phẩm (JECFA) kết luận rằng không có phản đối việc sử dụng chiết xuất thực vật làm chất phụ gia màu.
Beta-endorphin:
Thường hoạt động trong hệ thần kinh trung ương của con người như thuốc giảm đau. Tác động phổ biến nhất của beta-endorphin là tạo ra sự hưng phấn dưỡng quá trình tập thể dục. Beta-endorphin cũng được sản xuất bên ngoài hệ thống thần kinh trung ương. Gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng các tế bào da có thể sản xuất beta-endorphin. Từ khám phá này, các nhà khoa học tin rằng nó có vai trò liên quan đến sự điều chỉnh sự biệt hóa tế bào. Đổi lại, beta-endorphin được chứng minh là kích thích sự di chuyển của các tế bào sừng và tăng sản xuất melanin trong các tế bào melanocyte. Vì vậy, hầu hết các nhà sản xuất mỹ phẩm tín rằng hoạt chất này có thể kích thích tái tạo da và làm lành tổn thương.
Beta-glucan:
Bản chất polysaccharide trọng lượng phân tử cao, có nguồn gốc từ thành tế bào ngũ cốc, nấm men, vi khuẩn, nấm. Có khả năng thúc đẩy tự sửa chữa và phục hồi cấu trúc làn da, giữ ẩm cấp nước và kích thích sản sinh collagen. Thành phần này được sử dụng trong các mỹ phẩm chống lão hóa để giảm các đường rãnh và nếp nhăn. Tan trong nước và glycerin. Nồng độ sử dụng thường từ 1-5%.
18-beta-gJycerrhentinic acid:
(Glicerrhetic Acid) có tính chống viêm, giảm đau và đỏ, được dùng để tái tạo biểu mô trong các loại sữa, kem và gel dành cho da nhạy cảm, thu được bằng cách thủy phân acid glycyrrhizic. Xem glycyrrhizic add.
Beta-hydroxy acid (BHA):
Giảm độ dày của lớp sừng bằng cách tẩy da chết. Beta-hydroxyl acid – BHA (hoặc sự kết hợp của AHA và BHA) là thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da. Mặc dù cả AHA và BHA đều hoạt động tẩy tế bào chết nhưng BHA có hiệu quả trong việc giảm nếp nhăn và cải thiện kết cấu da mà không gây kích ứng thường xuyên khi sử dụng như AHA. BHA phù hợp trong các sản phẩm điều trị mụn, giảm dấu hiệu lão hóa da. Acid salicylic (hoặc các chất liên quan, chẳng hạn như salicylate, natri salicylate và chiết xuất từ cây liễu) là beta hydroxy acid được sử dụng phổ biến nhất. Xem salicylic acid.
Betaine:
Có trong củ cải đường và nhiều loại rau quả khác. Đây là chất hoạt động bề mặt, chất giữ ẩm, tạo bọt, làm đặc, làm mềm và mịn da. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để tạo độ nhớt và tạo bọt cho sản phẩm. Nó được dùng trong các sản phẩm như: dầu gội đầu, sản phẩm làm sạch da và sữa tắm.
Beta-lipo hydroxy acid:
Còn được gọi là LHA. Dẫn xuất của acid salicylic được dùng để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt có thể ngăn ngừa mụn trứng cá tái phát sau khi điều trị thành công. Nó có thể làm tróc lớp sừng, giúp ngăn chặn sự hình thành nhân mụn nhỏ trên da. Beta-lipo hydroxy acid cũng giúp cải thiện khả năng dung nạp của da với tretinoin khi dùng kết hợp với retinoid.
Beta-naphthol:
Được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc, các chế phẩm thay da, thuốc mọc tóc và nước hoa. Được điều chế từ naphthalene (nguồn từ nhựa than đá). Nuốt phải có thể gây tổn thương thận và mắt, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, thiếu máu và tử vong. Ngộ độc gây tử vong từ việc dùng ngoài đã được báo cáo. Dùng tại chỗ có thể gây bong tróc da, theo sau đó là viêm da.
Beta-sitosterol:
Sterol trong thực vật, được phân lập từ mầm lúa mì, mầm lúa mạch đen hoặc dầu hạt bông, sử dụng để điều trị cholesterol cao và u tuyến tiền liệt, dùng trong mỹ phẩm như một chất dưỡng da.
Betoxycaine:
Chất giảm đau, góp phần chữa lành vết thương. Thành phần thường gây ra sự nhạy cảm, bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Betula:
(Chi bạch dương) thu được từ bạch dương trắng châu Âu và nhựa than đá, được sử dụng như một thành phần chống oxy hóa, tạo hương thơm trong nhiều sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Trong thuốc nhuộm tóc, nó làm hồng da đầu và tạo cảm giác ấm áp do tăng lưu lượng máu, được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm và chất làm se. Lá betula trước đây được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp. Xem salicylates.
Betony extract:
(Chiết xuất cây hoắc hương) thu được từ loài Stachys officinalis, thường được sử dụng trong các chứng rối loạn da liễu như làm da êm dịu và chống châm chích.
BHA:
(Butylated hydroxy anisole) chất bảo quản có tính chống oxy hóa.
BHT:
(Butylated hydroxy toluene) tan trong nước 1,1 mg/L ở 20°c, chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo quản và át mùi. Cách sử dụng: cho vào pha dầu, hàm lượng sử dụng điển hình từ 0,01 – 0,1%, sử dựng tốt nhất khi kết hợp với EDTA. Xem butylated hydroxytoluene.
Bicarbonate of soda:
Natri bicarbonate.
Bidens pilosa:
(Cây đơn buốt) được sử dụng làm thành phần dưỡng da và chất giữ ẩm.
Bifida ferment lysate:
(Dịch lọc lên men khuẩn Bifidobacterium) được sử dựng như một chất dưỡng da. Xem bifidus factor.
Bifidus factor:
Tên khoa học Lactobacillus bifidus, loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột của trẻ bú sữa mẹ, được hình thành từ niêm mạc dạ dày của lợn và được sử dụng như một chất bổ trợ dinh dưỡng trong thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh. Dùng làm chất làm mềm trong mỹ phẩm.
Bilberry fruit extract:
(Chiết xuất quả việt quất) tên khoa học Vaccinium myrtillus, còn được gọi là quả việt quất châu Âu hay việt quất. Nó có đặc tính làm se da, kháng viêm, chống oxy hóa, có khả năng làm giãn cơ nhẹ và có khả năng bảo vệ collagen trước sự thoái hóa, Thành phần chính góp phần tạo nên hoạt tính của chiết xuất quả việt quất là anthocyanin (còn được gọi là anthocyanosid). Đây là một flavonoid có màu xanh, đỏ hoặc tím (cũng có trong quả lý chua, nho, củ cải đường và cây cà). Ngoài ra, anthocyanin còn giúp tăng độ bền mao dẫn, giảm tính thâm và át mùi. Đặc tính kháng viêm thấy rõ trong việc ngăn chặn quá trình hình thành yếu tố gây viêm như histamin. Ngoài anthocyanin, việt quất còn chứa các thành phần như: đường, các vitamin, tannin, pectin, quercetin, catechin và các acid. Một trong những khó khăn trong quá trình điều chế là khi quả chín thì anthocyanin tăng trong khi hoạt tính của các chất trong lá lại giảm. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của công thức bào chế. Nồng độ thường dùng từ 2 -10% (theo khuyến cáo nhà sản xuất). Chỉ sử dụng ngoài da.
Bile salt:
Các muối của acid mật, là các thành phần làm sạch mạnh mẽ và hỗ trợ trong việc hấp thụ chất béo từ ruột.
Binder:
(Chất kết dính) gôm arabic, gôm tragacanth, glycerin, sorbitol phân tán, trương nở hoặc hấp thụ nước để tăng độ nhớt và giữ các thành phần lại với nhau.
Blueberry juice:
(Nước ép việt quất) thu được từ loài Vaccinium sp., tùy thuộc vào loài việt quất mà nước ép thu được sẽ có những tác dụng khác nhau như: loài Vaccinium angustifolium giúp se da và mềm mịn da, loài Vaccinium virgatum thì giúp giữ ẩm cho da. Quả việt quất chứa polyphenol và anthocyanin, vitamin A, B, c, E và K cũng như các khoáng chất magne, kali và kẽm.
Bioflavonoids:
Các hợp chất có hương vị cam quýt cần thiết để duy trì các thành mạch máu khỏe mạnh, có nhiều trong các loài thực vật, đặc biệt là hoa quả họ cam quýt và rose hip.
Biological additive:
(Phụ gia sinh học) việc sử dựng các thành phần động vật và thực vật đã tăng vọt, ví dụ: aloe và collagen. Hiện nay, các sản phẩm từ con người cũng như các sản phẩm từ các loài hoặc thực vật có nguy cơ tuyệt chủng bị cấm bởi EU.
Bioresmethrin:
Thuốc trừ sâu bọ. Xem pyrethrum.
Biosaccharide gum-1:
Chất làm mềm, làm mịn da và giữ ẩm cho da. Nó là một dẫn xuất của sorbitol. Xem sorbitol.
Biotin:
(Biotine, vitamin B7/vitamin H) dạng bột tinh thể màu trắng, quan trọng cho sự tăng trưởng. Nó hoạt động như một coenzym trong sự hình thành một số chất béo cần thiết và tham gia vào các phản ứng liên quan đến carbon dioxide. Thành phần này cần thiết cho sự lưu thông bình thường của hồng cầu. Trong mỹ phẩm, chúng đóng vai trò là một chất chống tiết bã nhờn, làm lành da và điều trị mụn trứng cá. Biotin là hỗn hợp các vitamin B (chủ yếu là B7). Sự thiếu hụt vitamin này có thế dẫn đến da đầu bị nhờn hoặc hói đầu.
Biotite:
Chất làm đặc. Xem mica.
Birch:
(Cây bu lô) tên khoa học Betula sp., cây bu lô và dẫn xuất của cây bu lô có tác dụng làm se da, khử trùng, làm sạch da, làm mềm da, kích thích tuần hoàn và có thể điều trị một số vấn đề về da. Các đặc tính của cây có xu hướng khác nhau, tùy thuộc vào phần nào của cây được sử dụng. Trong dân gian, cây bu lô dùng để điều trị bệnh phát ban và thiếu tóc. Các thành phần quan trọng trong cây bu lô gồm: glanonoid, hyperosid, tannin, saponin và quercetin. Xem birch bark extract.
Birch back extract:
(Chiết xuất vỏ cây bu lô) có tác dụng chống kích ứng và khử trùng, điều trị mụn, cháy nắng, có ở lotion làm dịu da và các sản phẩm dùng sau cạo râu. Dầu của nó làm se da, được dùng trong điều trị mụn và eczema. Trong y học cổ truyền, chiết xuất vỏ cây bu lô được dùng để làm sạch nguyên nhân gây phát ban trên da. Khi chưng cất, lớp biểu bì màu trắng của vỏ cây sẽ bị phá hủy và thu được một loại dầu khét được gọi là Oleum rusd hoặc dagget. Đây là một loại chất lỏng đặc, màu đen hơi nâu, mùi hăng và thơm. Nó giàu hàm lượng các chất như: methylsalicylate, creosol và guaiacol, gần giống với dầu cây lộc đề xanh.
Birch leaf extract:
(Chiết xuất lá cây bu lô) có tính sát trùng, làm se da và dịu da. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng trong điều trị phát ban da. Lá cây bu lô có mùi thơm đặc biệt, dễ chịu và có vị đắng, tiết ra nhựa có tính acid. Lá cây bu lô có chứa các thành phần gồm: flavonoid, tannin và tinh dầu.
Birch sap:
(Nhựa cây bu lô) có tác dụng giữ ẩm trên da.
Bisabolol:
Có tính kháng viêm và làm mềm da, được chiết xuất từ cúc La Mã và/hoặc cỏ thi. Thành phần được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, bao gồm xà phòng tắm, tẩy trang mắt, nước hoa, khử mùi, phân nền, kem cạo râu, son,….
Bisamino PEG/PPG-41/3 aminoethyl PG-propyl dimethicone:
Sử dụng đế chống nấm trong mỹ phẩm và trên da, điều chế bằng cách hòa tan oxit kẽm vào acid undecylenic loãng.
1,3-bis (2,4-diaminophenoy) propane HC1:
Tạo màu tóc.
Bis-hyđroxyethyl biscetyl malonamide:
Được sử dụng làm chất dưỡng da.
Bis-hydroxyethyl rapeseedmonium chloride:
Sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện.
Bismark brown:
Điều chế từ phenylenediamine và acid nitrous. Đây màu nâu cơ bản được sử dụng trong nhuộm lụa, len và da. Có thể gây viêm da tiếp xúc.
Bismuth citrate:
Màu bị hạn chế sử dụng, chỉ dùng trong thuốc nhuộm tóc.
Bismuth compounds:
Bột màu xám trắng, ánh kim loại. Nó có trong vỏ trái đất và đã được sử dụng để điều trị bệnh giang mai. Bismuth subgallate có màu xám đen, không mùi, không vị, được sử dụng như một chất khử trùng và trong bột trang điểm. Bismuth subnitrate không mùi, không vị và được sử dụng trong kem dưỡng trắng, tàn nhang và nhuộm tóc. Bismuth oxychloride đôi khi được gọi là “ngọc trai tổng hợp” và được sử dựng làm chất bảo vệ da. Hầu hết các hợp chất bismuth được sử dụng trong mỹ phẩm có độc tính thấp khi nuốt phải nhưng có thể gây ra phản ứng dị ứng khi thoa lên cho da.
Bis-digylceryl polyacryladipate-2:
Chất tổng hợp thay thế cho lanolin, có đặc tính làm mềm da.
Bis-hydroxyethyl bicetyl malonamide:
Chất làm mềm và mịn da.
Bismuth oxychloride:
Chất tạo màu vô cơ, được sử dụng trong mỹ phẩm trang điểm và ít khi được sử dụng trong mỹ phẩm dưỡng da. Có thể được dùng tạo độ óng ánh cho mỹ phẩm.
Bismuth oxychloride and mica and silica:
Sự phối hợp của các chất khuếch tán và lan tỏa ánh sáng. Nó được dùng trong các chế phẩm trang điểm như phấn mắt nhằm tạo ra một hiệu ứng làm mờ, không rõ nét, do đó có thể che đi các nếp nhăn, làn da không hoàn hảo và những thâm quầng xung quanh mắt.
Bis-PEG-4-dimethicone:
Thành phần dưỡng tóc và dưỡng da.
Bisphenol A:
Được sử dụng chủ yếu để sản xuất nhựa polycarbonate, resin, làm vật chứa cho một số loại mỹ phẩm. Năm 2003, Viện Khoa học Y tế Môi trường Quốc gia Hoa Kỳ ủng hộ báo cáo trong Current Biology rằng một lượng nhỏ hóa chất này có thể gây dị tật bẩm sinh ở chuột. Nam 1997, nghiên cứu tại Đại học Missouri-Columbia cho rang BPA có hoạt tính estrogen. Thành phần này bị cấm sử dụng ở Canada và Mỹ.
Bisphenylhexamethicone:
Silicone được sử dụng để chống tạo bọt, dưỡng da và làm mềm da.
Bis-phenylpropyl dimethicone:
Dầu xả tóc.
Bistort extract:
(Chiết xuất rễ quyền sâm) được sử dụng làm chất làm se.
Bisulfites:
Tác nhân sử dụng trong duỗi tóc thay cho các chất thioglycolates, tạo ra những thay đổi trong các liên kết hóa học của tóc. Hiệu quả của bisulfite tương tự như dùng nhiệt nhưng lâu dài hơn, tương đương với các chất alkali và hơn thioglycolate. Thành phần ít gây kích ứng da đầu và ít gây hại cho tóc so với các phương pháp khác nhưng không nên sử dụng nếu da gàu hoặc da nhạy cảm, bị trầy xước. Tác dụng có hại phát sinh thương do không sử dụng theo hướng dân sử dựng. Xem thêm sodium bisulfite.
Bithionol:
Được sử dụng làm chất diệt khuẩn trong các loại kem, chất làm mềm, thuốc mọc tóc, các loại lotion sau cạo râu, sản phẩm làm sạch, dầu gội đầu, che khuyết điểm. Nó liên quan chặt chẽ đến hexachlorophene (đã bị FDA cấm). Bithionol đã được loại bỏ khỏi nhiều sản phẩm được bán tại Hoa Kỳ vì nó gây tăng cảm với ánh sáng, phát ban và sưng. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy bithionol có thể gây nhạy cảm chéo với các hóa chất thường được sử dụng khác như salicylanilit halogen hóa và hexachlorophene. Do đó theo FDA, bithionol là một chất có hại, sẽ gây hại cho người dùng. EU và FDA đã cấm dừng trong mỹ phẩm.
Bitter almond oil:
(Dầu hạnh nhân đắng) thu được từ loài Prunus amygdalus, không màu đến vàng nhạt, gần như không mùi và thu được dầu từ hạt chín của hạnh nhân ngọt nhỏ được hồng ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp, có mùi hạnh nhân mạnh và vị nhạt, được sử dụng trong sản xuất nước hoa, nước rửa móng tay, kem mat, chat nó cũng có chứa recemostin. Rê là bộ phận pho bien nhat được sử dụng để chữa bệnh.
Black currant extract:
(Chiết xuất quả lý chua đen) thu được từ loài Ribes nigrum, có đặc tính làm se, làm mềm mịn và là hương liệu. Ngoài ra, nó cũng có tính kháng viêm. Đặc tính của các chiết xuất phụ thuộc vào từng bộ phận lá, vỏ và rễ.
Black currant seed oil:
(Dầu hạt chua lý chua đen) có tác dụng chống nhiễm trùng da và bảo vệ lớp sừng. Dầu hạt chua lý đen chứa acid béo, acid linolenic và linoleic. Khi thoa lên da khô, nó có thể làm tăng hàm lượng những thành phần thiếu hụt trước đó của da.
Black locust:
(Dương hòe) tên khoa học Robinia pseudoacacia, mùi thơm của hoa có thể được ngửi thấy từ rất xa vào mùa xuân.
Black malva:
(Cẩm quỳ màu hoa cà lá tròn) tên khoa học Malva rotundafolia, hoa thảo mộc được sử dụng trong dầu gội.
Black mustard extract:
(Chiết xuất mù tạc đen) thu được từ loài Brassica nigra, thành phần này được sử dụng trong y học để điều trị viêm khớp, đau thần kinh tọa và các cơn đau khác. Nó cũng được sử dụng như một chất gây nôn để đào thải các chất độc ăn vào. Hạt mù tạc được dùng để kích thích sự thèm ăn. Mù tạc là một phương pháp điều trị phổ biến cho chứng đau và sưng. Nó được sử dụng trong điều trị chấn thương trong bóng đá và cảm lạnh. Thành phần này được hấp thụ nhanh chóng, có thể gây kích ứng da và có thể gây bỏng chậm hồi phục.
Black pepper:
(Tiêu đen) tên khoa học Piper nigra, được sử dụng trong sản phẩm tắm, dưỡng da và dầu gội, thuốc giảm đau và thuốc bổ.
Black poplar:
(Cây dương đen) tên khoa học Populus nigra. Xem poplar extract.
Black thorn:
(Mận gai) tên khoa học Prunus spinosa, loài cây mọc ở châu Âu với cây bụi có gỗ cứng, mang những bông hoa nhỏ màu trắng quả nhỏ màu tím hoặc xanh lam. Được sử dụng như chất làm se.
Black pepper oil:
(Dầu tiêu đen) công dụng của dầu tiêu đen trong mỹ phẩm không rõ ràng, mặc dù nó có thể dùng để điều trị viêm da và điều trị vết thương sâu. Loại dầu này chiết xuất từ các bụi tiêu đen có hạt nhỏ trồng ở vùng đồi núi Jamaica.
Black walnut extract:
(Chiết xuất cây óc chó) thu được từ loài Juglans nigra, đây là chất khử trùng và là một nguyên liệu thô không gây mụn. Xem walnut.
Black willow bark extract:
(Chiết xuất vỏ liễu đen) thu được từ loài Salix nigra, được dùng gây bong tróc da bởi có thành phần add salicylic. Xem willow extract.
Blackberry extract:
(Chiết xuất mâm xôi) thu được từ loài Rubus villous, cây quả mọng, lá và vỏ rễ được sử dụng để điều trị sốt, cảm lạnh, đau họng, tiêu chảy và kiết lỵ. Quả chứa các add isocitric, add malic, đường, pectin, monoglycosid của cyanidin, vitamin c và A. Lá và vỏ cây được cho là có tác dụng hạ sốt, làm se và cầm máu, cân bằng da do có chứa hàm lượng tannin cao ở trong rễ và lá. Lá còn được sử dụng trong các sản phẩm làm dịu làn da, điều trị mụn trứng cá. Xem malic acid.
Blackthorn:
(Mận gai) tên khoa học Prunus spinosa, tác dụng của nó trong điều chế mỹ phẩm phụ thuộc vào bộ phận của cây và dạng dùng. Ví dụ như chiết xuất từ hoa có đặc tính làm mềm da, làm mịn da và giữ ẩm cho da; phần nước hoa có đặc tính làm cân bằng da. Nước ép cũng có tác dụng làm cân bằng da cũng như làm se và làm mềm min da. Chiết xuất từ vỏ gỗ có tính chống oxy hóa (loại bỏ các gốc tự do) và có đặc tính làm se da giống như các bộ phận khác của cây. Ngoài ra, mận gai cũng có khả năng làm lành và làm êm dịu da. Các thành phần của nó bao gồm: flavonoid, đường, tannin, add hữu cơ, vitamin c, pectin và một lượng nhỏ các chất khác.
Blackstrap powder:
(Mật mía dạng bột) thành phần hương liệu tự nhiên.
Bladder wrack extract:
(Chiết xuất rong biển đen) thu được từ loài Fucus vesiculosus, được sử dụng trong mỹ phẩm như lotion chống nắng.
Blessed thistle extract:
(Chiết xuất kế thiêng) thu được từ loài Cnicus benedictus, chứa tannin, lacton, chất nhầy và tinh dầu. Nó được sử dụng bởi các nhà thảo dược để điều trị bệnh về dạ dày và gan. Thành phần này giúp phá vỡ cục máu đông, giảm vàng da, viêm gan và ngừng chảy máu, làm tăng sự thèm ăn và làm giảm sốt.
Bletia hyacinthina extract:
(Chiết xuất cây đại chi), thân rễ được thu hái từ tháng 8 đến tháng 11, được làm sạch và sấy khô. Thuốc chế biến từ thành phần này được sử dụng để điều trị bệnh lao, ho ra máu, loét dạ dày – tá tràng, cũng như chảy máu và nứt da trên bàn chân, bàn tay. Các công dụng khác bao gồm tạo hưng phấn, thanh lọc máu, bổ phổi, trị mủ, nhọt, áp xe, viêm loét và ung thư vú. Thân củ cũng đã được sử dụng như một thành phần điều trị viêm và da bị nứt nẻ. Bột rễ trộn với dầu được sử dụng như một chất làm mềm, làm dịu cho các vết bỏng và các bệnh ngoài da.
Bloodroot:
(Rễ máu) tên khoa học Sanguinaria canadensis. Rễ cây chứa alkaloid isoquinoline, bao gồm cả sanguinaria và berberine. Các nhà thảo dược sử dụng nó để điều trị ho, đau cổ họng. Với liều lượng nhỏ hơn, nó là chất kích thích mồ hôi và loãng đờm. Xem berberis.
Blue 1:
CI 42090, màu triphenylmethane, được sử dụng trong dầu gội, sản phẩm chăm sóc da, sản phẩm tắm và răng giả.
Blue 4:
CI 42090, một màu triphenylmethane, được sử dụng trong dầu tắm, muối, các sản phẩm cơ thể, tay và dầu gội đầu. Xem D&c blue No.4.
Blue algae:
Giàu vitamin E, kẽm, sắt, đồng, có tác dụng làm mềm da, trong các sản phẩm chống lão hóa. Xem haslea ostrearia.
Blueberry:
(Việt quất) tên khoa học Vaccinium angustifolium. Xem billberry extract.
Blue cohosh:
(Thiên ma) tên khoa học Caulophyllum thalictroides, một loại thảo mộc thân cao của miền đông Bắc Mỹ và châu Á. Nó có lá ba cánh và một bông hoa nhỏ màu vàng xanh hoặc tím. Rê được sử dụng như một chất khử trùng. Xem thêm cohosh root.
Blue flag:
(Hoa iris xanh) tên khoa học Iris versicolor. Thân rễ có chứa acid salicylic và add isophthalic, dầu dễ bay hơi, iridin (một glycosid), gôm và sterol. Các nhà thảo dược sử dụng trong điều trị bệnh gan, các tuyến bị sưng, viêm gan, vàng da, các bệnh về da và chán ăn, giúp thư giãn.
Blue 1 lake:
CI 42090, được sử dụng trong son môi.
Blue violet:
Sử dụng trong bột mặt ngà voi, được làm từ ngọc lưu ly. Xem ultramarine blue.
Boerhavia diffusa root extract:
(Chiết xuất rễ sâm đất) có tính kháng viêm, làm dịu da, kháng nấm và bảo vệ da. Chiết xuất rễ sâm đất phù hợp với da bị kích ứng và nhạy cảm. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong điều chế các sản phẩm dùng sau cạo râu.
Boesenbergia pandurata:
(bồng nga truật) một loại thực vật thuộc họ gừng Zingiberaceae phổ biến ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Nó được sử dụng như một hương liệu, thành phần hương thơm và dưỡng da.
Bois de rose oil:
(Dầu hoa hồng bois) hương liệu cây gỗ thu được thông qua chưng cất hơi nước, là một hương liệu có mùi thơm long não nhẹ. Tinh dầu này được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước gỗ đã bào từ cây cẩm lai (rosewood) ở vùng nhiệt đới. Dầu hoa hồng bois không có độc tố.
Bombyx:
Dịch tiết con tằm. Xem silk.
Bone black:
Màu cho các sản phẩm mỹ phẩm dùng ngoài. Nó được cho phép bởi EU.
Bone lerow lipids:
Xem marrow lipids.
Borates:
Sử dụng rộng rãi như các thành phần sát trùng và chất bảo quản trong mỹ phẩm bất chấp cảnh báo lặp đi lặp lại của các nhà khoa học y tế. Ngộ độc cấp xảy ra sau khi nuốt phải, tiêm, sử dụng bột và thuốc mỡ để mài mòn da. Borate ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, đường tiêu hóa, thận, gan và da.
Borax:
(Natri borat) được sử dụng trong các loại cream, kem nền, thuốc dùng làm sạch màu tóc, uốn tóc vĩnh viễn và kem cạo râu. Nó được để làm mềm nước, bảo quản và ổn định trong các sản phẩm cream. Xem boric acid để biết về độc tính
Boldine:
Có tính chống oxy hóa mạnh, có tác dụng bảo vệ da trước tác động của tia UVB. Boldin là một chất của cây Boldo Peumus boldus mol. có nguồn gốc ở Chile, chất này được tìm thấy trong lá và vỏ cây.
Borage extract (borago):
(Chiết xuất hoa lưu ly) thu được từ loài Borago Officinalis, có đặc tính kháng viêm là chủ yếu, được dùng trên da nhạy cảm và da bị dị ứng. Borago chứa kali, canxi và các acid khoáng. Đây là loại cây chịu rét, sống trong thời gian 1 năm, lá cây có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn và hoa là bộ phận được dùng.
Borage seed oil:
(Dầu hạt hoa lưu ly) có nguồn gốc từ cây Borago officinalis, cây hàng năm, được trồng tại Địa Trung Hải, Trung Đông, Bắc Phi, Châu Âu và Nam Mỹ. Dầu hạt được sử dụng trong y học với hoạt động chống viêm, điều trị viêm da dị ứng, viêm khớp dạng thấp và các bệnh khác. Dầu hạt chứa nhiều gamma linolenic acid (GLA) (gấp 2-3 lần dầu hoa anh thảo), trong cơ thể GLA chuyển hóa thành prostaglandin Ei (PGEi) có hoạt tính chống viêm, hỗ trợ trong điều chỉnh mất nước xuyên biểu bì và bảo vệ da. Việc sử dụng dầu Borage tại chỗ cũng có hiệu quả trong điều trị eczema ở trẻ nhỏ trong một số nghiên cứu. Dầu hạt hoa lưu ly không thể thay thế NME (thiếu trong eczema) nhưng tác dụng giữ ẩm và chống viêm rất có lợi. Không có vấn đề về sự an toàn nào với dầu hạt borage được báo cáo bới CIR vào ngày 14 tháng 12 năm 2010. Theo WebDM, dầu hạt an toàn cho hầu hết người lớn và trẻ em nếu dầu không chứa pyrrolizidine alkaloid (PA). Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các sản phẩm được chứng nhận và dán nhãn không chứa PA.
Boric Acid:
Chất bảo quản chống lên men hiệu quả. Nồng độ được dùng từ 0,01% – 1%, có đặc tính sát trùng và diệt nấm, có thể được dùng làm chất đệm và là chất làm biến tính. Acid boric được điều chế từ acid sulfuric và borax tự nhiên, nếu dùng ở nồng độ cao có thể gây ra châm chích và phát ban da. Công dụng của acid boric trong điều chế mỹ phẩm thì chưa được phổ biến. Thành phần được sử dụng trong phấn bột trẻ em, kem mắt, bột lỏng, nước súc miệng, kem bảo vệ, lotion sau cạo râu, xà phòng và sản phẩm phục hồi da. Hiện vẫn được sử dụng rộng rãi bất chấp cảnh báo lặp đi lặp lại từ Hiệp hội Y khoa Mỹ về nguy cơ độc tính. Nhiễm độc nặng xảy ra cả khi nuốt phải hoặc bôi tại chỗ trên vùng da bị trầy xước. Nó được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ống tai ngoài bằng cách ức chế vi khuẩn có trong ống tai. Dùng để giảm tạm thời da nứt nẻ, khô, trầy xước, bong tróc, bỏng nhẹ, cháy nắng, côn trùng cắn và kích ứng da khác. FDA đưa ra thông báo vào năm 1992 rằng add boric chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả cho các tuyên bố trong các sản phẩm OTC, bao gồm chất làm se trong thuốc. CIR cho rằng thành phần này an toàn trong mỹ phẩm ở nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng 5%. Tuy nhiên, các công thức mỹ phẩm có chứa add boric na-ữi tự do ở nồng độ này không nên được sử dụng trên da trẻ sơ sinh hoặc da bị tổn thương. Trên cơ sở các thông tin có sẵn, EƯ đã cấm dùng cho trẻ em dưới ba tuổi và khuyến cáo các sản phẩm cho tóc có chứa borax nên được rửa sạch. Borax cũng không nên được sử dụng trên da bị bong hoặc bị kích ứng. Cảnh báo không bắt buộc khi add boric được sử dụng làm chất điều chỉnh pH và nồng độ dưới 0,1%. Xem thêm tetraborates.
Bornelone:
Hợp chất bảo vệ sản phẩm mỹ phẩm khỏi bị suy giảm bởi tia cực tím. Xem bomeol và pentane.
Borneol:
Được dùng trong điều chế nước hoa nhờ có mùi tiêu. Borneol là chất có nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy ở cây rau mùi, dầu gừng, dầu chanh lá cam, cây hương thảo, dâu, hứng tây, cây sả và cây nhục đậu khấu. Bomeol có độc tố giống long não. Xem camphor.
Bornyl acetate:
Chất lỏng không màu có nguồn gốc từ bomeol, nó được sử dụng trong nước hoa, hương liệu và làm dung môi.
Bornyl formate:
Sử dụng trong nước hoa, xà phòng và như một chất khử trùng. Xem borneol.
Boron:
Tồn tại dưới dạng các hợp chất, không bao giờ tồn tại ở dạng nguyên tố, được bổ sung trong chế độ ăn uống lên đen 1 mg mỗi ngày. Muối boron được sử dụng rộng rãi làm chất khử trùng mặc dù các nhà độc học cảnh báo về các phản ứng có hại có thể xảy ra. Borat được hấp thụ bởi các màng nhầy và có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu đường tiêu hóa, phát ban da và kích thích hệ thần kinh trung ương. Liều gây chết với người lớn là một ounce. Chế phẩm chống lão hóa cơ thể chứa 2 mg boron trong thực phẩm chức năng. Nó cũng được cho là làm tăng sản xuất testosterone.
Boron nitride:
Có dạng bột, được tổng hợp giống bột talc, màu trắng, có thể phản chiếu ánh sáng và tạo hiệu ứng lấp lánh cho sản phẩm, mỹ phẩm. Bên cạnh đó, nó còn là thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da do có đặc tính cải thiện độ mịn và độ trơn của sản phẩm.
Boswellia carterii and serrata:
(Chiết xuất nhũ hương) thu được từ loài Boswellia carterii, được sử dụng trong cola, trái cây, gia vị cho đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng, dùng trong sản xuất nước hoa và các sản phẩm chăm sóc da.
Botanical glycerin:
Glycerin có nguồn gốc từ thực vật, không phải mỡ động vật, được sử dụng trong sản xuất xà phòng. Xem glycerin.
Botryfodadia occidentalis:
Sử dụng để dưỡng da và như một chất chống đông máu.
Bovine:
Dùng để chỉ các loài gia súc, trâu và bò rừng hoặc các yếu tố có liên quan đến gia súc.
Boysenberry:
(Mâm xôi lai) tên khoa học Rubus deliclosus, có quả lán, được sử dụng làm hương liệu.
Boxwood:
(Gỗ hoàng dương) tên khoa học Buxus semperoirens, chất giúp mềm mịn da, có đặc tính hấp thụ. Thành phần của gỗ hoàng dương bao gồm: saponin, chlorophyll, tannin và sáp. Sáp của nó có thể gây châm chích và kích ling da.
Bran extract:
(Chiết xuất cám) được dùng trong thay da sinh học và tẩy tế bào chết do nó có đặc tính mài mòn nhẹ.
Brain extract and lipids:
(Chiết xuất từ não bò), được sử dụng trong các loại kem chống lão hóa.
Brazil nut oil:
(Dầu hạt dẻ Brazil) thu được từ loài Bertholletia excelsa, được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da bởi nó có đặc tính làm mềm mịn da giúp da mượt mà và dẻo dai hơn. Thành phần của dầu hạt Brazil gồm: acid linoleic, acid oleic, acid palmitic và add stearic. Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng cao beta-tocopherol có khả năng chống oxy hóa.
Brasenia schreberi:
(Rau nhút) các bộ phận chìm và mặt dưới của lá được bao phủ bởi một chất thạch nhớt được sử dụng trong mỹ phẩm.
Brassica gemmifera:
(Mầm cải brussel) dùng làm chất dưỡng da.
Brassica oleracea botrytis extract:
(Chiết xuất súp lơ) dùng làm chất làm mềm da.
Brassica oleracea capitata juice:
(Nước ép bắp cải) được sử dụng trong các sản phẩm da.
Brassica rapa (turnip) root:
Xem turnip extract.
Brazilwood:
(Cây vang) được trồng ở Brazil, sử dụng trong sản xuất màu Red lake pigment (màu nâu ấm trong nhuộm tóc).
Breath fresheners:
Chất làm ngọt có chứa hương liệu, chất làm ngọt nhân tạo, nước và alcohol. Chúng được đóng trong các chai thủy tinh, chai nhựa nhỏ hoặc phim ra từ bình xịt. Tuy nhiên, khí đẩy trong bình xịt có thể gây độc.
Brevoortia:
Xem menhaden oil.
Brewer’s yeast:
(Nấm men bia) nguồn cung cấp vitamin B và protein. Thành phần này có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Brilliant black 1:
Cl 28440, màu diazo.
Brewing grain extracts:
(Chiết xuất hạt ủ men) có tính kháng viêm và chống kích ứng. Chiết xuất hạt ủ men còn có tính kháng nấm, ngăn chặn ban đỏ và giảm châm chích da. Các hạt gồm: lúa mạch và lúa mì.
Bromates:
Muối của acid bromic, được sử dụng các sản phẩm trung hòa khi uốn tóc. Nhiễm độc nặng có thể gặp khi do nuốt phải hay bôi trên da bị trầy xước.
Bromelain:
Enzym tiêu hóa protein được tìm thấy trong dứa, được sử dụng để tẩy lớp da trên cùng. Bởi vì nó gây ra bong tróc da nên nó có thể gây kích ứng và phản ứng dị ứng, đặc biệt là nếu bị dị ứng với dứa.
Bromelia balansea:
(Nước ép dứa) đây là các tác nhân oxy hóa mạnh ở trạng thái rắn. Được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm và dược phẩm.
Bromides, potassium and sodium:
Nhóm thuốc an thần hiện nay hiếm khi được sử dụng. Kali bromua đã được sử dụng như một thuốc an thần và thuốc chống co giật. Natri bromua được sử dụng như một thuốc an thần và gây ngủ. Các bromua có thể gây phát ban da. Liều lớn của bromua có thể tác động đến hệ thống thần kinh trung ương gây trầm cảm và dùng kéo dài có thể gây suy giảm tinh thần.
Bromine:
Chất lỏng màu nâu đỏ sẫm có nguồn gốc từ nước biển và nước muối tự nhiên do quá trình oxy hóa muối brom. Độc tính có thể xảy ra do uống và hít phải. Nó phản ứng với nhiều kim loại để tạo thành bromua. EU và ASEAN đã cấm dùng trong mỹ phẩm.
Bromo acid:
Xem D&c Red No.21.
Bromochlorophene:
Thành phần diệt khuẩn và khử mùi.
Bromocinnamal:
Hương liệu. Xem cinnamon.
Bromocresol green:
Màu nhựa than đá, không được sử dụng ở Hoa Kỳ nhưng lại được cho phép ở châu Âu.
5-bromo-5-nitrol,3-dioxane:
Có thể giải phóng formaldehyde, gây kích ứng da và mắt đáng kể khi nghiên cứu trên động vật ở nồng độ cao hơn 0,1%. Có lo ngại rằng nó có thể hình thành nitro-samin gây ung thư. CIR kết luận đây là một thanh phan an toàn ở nồng độ lên đen 0,1% trừ phản ứng với amin hoặc amid có thể dẫn đến sự hình thành nitrosamin. Nồng độ cho phép có thế bằng hoặc thấp hơn 0,1% ở Canada nhưng không được phối hợp chung với amin hay amid.
2-bromo-2-nitropropane-l,3-diol:
Chất bảo quản. QR kết luận đây là một thành phần an toàn ở nồng độ lên đến 0,1% trừ trường hợp phản ứng của nó với amin hoặc amid có thể dẫn đến sự hình thành nitrosamin. Có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Xem bronopol
Bromothymol blue:
Màu nhựa than đá, không được chấp nhận sử dựng ở Mỹ nhưng được phép ở BU.
Bronopol:
(2-bromo-2-nitropropane -1,3-diol) đây là chất bảo quản cỏ tác dụng chống lại vi sinh vật nhưng hiệu quả cao nhất trên nấm và nấm men, Tinh thể không mùi được sử dụng rộng rãi như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân. Trong các thử nghiệm ở châu Âu, tỷ lệ nhạy cảm vái thành phần này được coi là thấp hơn so với paraben. Dung môi được sử dụng cho sơn móng tay, chất béo, dầu và thuốc nhuộm, trong sản xuất mỹ phẩm. Nó ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men, được sử dụng như một chất bảo quản cho dầu gội đầu, cream, lotion, nước sóc miệng và trang điểm mắt. Đây là một nguyên liệu an toàn (trừ trường hợp phản ứng với amin và amid tạo ra nitrosamin và nitrosamid). Nó không ổn định ở nhiệt độ cao và sẽ không có tác dụng nếu trong công thức có chứa lưu huỳnh, phân hủy ở pH trung tính hay kiềm tạo formaldehyde gây ung thư và một hoặc hai hay nhiều hợp chất brom. Nó đứng thứ năm trong danh sách các chất bảo quản gây viêm da tiếp xúc theo American College of Dermatology Test Trays. EU và FDA đã cẩm chloroform trong mỹ phẩm. Nồng độ được sử dụng từ 0,01 – 0,1%; không độc, không gây kích ứng và không gây nhạy cảm.
Bronze powder:
Tên gọi cho bất kỳ kim loại nào như hợp kim đồng hoặc nhôm dạng mảnh mịn được sử dụng làm chất màu. Thành phần này được sử dụng trong nhuộm tóc để tạo độ bóng hay tạo màu lấp lánh trong các mỹ phẩm khác.
Broom oil:
(Dầu đậu chổi) thu được từ loài Cytisus scoparius. Đây là một loại cây bụi, nó từ lâu đã được sử dụng bởi các nhà thảo dược như một thuốc lợi tiểu và tẩy xổ.
Brown mustard extract:
(Dầu hạt mù tạc) thu được từ loài Brassica juncea.
Broussonetia kazinoki:
Thành phần dưỡng dã. Chất xơ từ vỏ cây được sử dụng để làm giấy, vải và dây thừng.
Brown 1:
CI20170. Màu diazo. Xem D&c Brown No.l
Brucine sulfate:
Muối của chất độc lấy từ hạt của cây mã tiền, có vị đắng và được sử dụng chủ yếu trong alcohol biến tính và các loại tinh dầu được sử dụng trong mỹ phẩm. Trên da, độc tính chưa được ghi nhận, cho phép sử dụng ở Canada với hông độ bằng hoặc nhỏ I hơn 0,1%. Bị cấm trong mỹ phẩm bởi EU và ASEAN.
Buchu:
Lá khô của Barosma betulina hoặc B. crenulata, họ cam quýt được trồng ở Nam Phi. Nó được sử dụng rộng rãi ở quốc gia đó cho mục đích y học. Các nhà thảo dược sử dụng nó trên toàn thế giới để điều trị các bệnh về thận, đường tiết niệu và tuyến tiền Bệt Lá có chứa camphor và tinh dầu. Khi được cho làm ấm, nó kích thích tiết mồ hôi. Năm 1992, FDA đã đề xuất một lệnh cấm chiết xuất bột buchu trong các sản phẩm thuốc điều hòa kinh nguyệt đường uống vì không chứng minh được tính an toàn và hiệu quả như các tuyên bố đã nêu.
Buckbean extract:
(Chiết xuất thủy nữ ba lá) tên khoa học Menyanthes trifoliata, cây phổ biến ở vùng đầm lầy, nó được sử dụng bởi các nhà thảo dược như một loại thuốc bổ và hạ sốt. Nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da do thấp khớp. Tùy thuộc liều lượng, tác động của nó dao động từ một loại thuốc bổ đắng đến thuốc tẩy và chất xúc tác. Trong y học dân gian, nó được sử dụng để điều trị sưng phù, sốt, bệnh ghẻ.
Buckthorn:
(Hắc mai) cây bụi hoặc cây mọc trên bờ biển Địa Trung Hải của châu Phi, nó thường có chứa chất nhuận tẩy trong vỏ hoặc nhựa cây. Trái được sử dụng như một nguồn thuốc nhuộm màu vàng và màu xanh lá.
Buckwheat:
(Kiều mạch) chứa rutin – tinh thể màu vàng nhạt được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, đặc biệt là kiều mạch. Được sử dụng như là một chất bổ sung vào chế độ ăn uống trong những trường hợp mao mạch yếu.
Buddleja:
(Cây mật mông hoa) tên khoa học Buddleja officinalis, được sử dụng trong dưỡng da.
Buffalo fat:
(Mỡ trâu) sử dụng trong dưỡng da.
Bugleweed:
(Cỏ giáp hạng) tên khoa học Lycopus virginicus, được trồng ở Bắc Mỹ. Chứa dầu dễ bay hơi, nhựa, tannin, được sử dụng trong nước hoa.
Bumetrizole:
Chất hấp thụ nước. Xem phenol.
Bupleurum faritaum:
(Cây sài hồ) thành phần này giúp giảm bớt độc hại trên gan, rối loạn tiêu hóa và chống vi khuẩn. Nó có thể được sử dụng để làm giảm co thắt, căng cơ, cục u, chảy máu do nhiệt và rối loạn kinh nguyệt. Trong mỹ phẩm, nó được cho là có đặc tính kháng viêm.
Bupleurum falcatum root extract:
(Chiết xuất rễ sài hồ bắc) có tính kháng viêm do có chứa thành phần saikosaponin. Ngoài ra, nó cũng có tính chống cellulite.
Burdock root extract:
(Chiết xuất rễ cây ngưu bàng) thu được từ loài Arctium lappa, có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và có thể điều chỉnh sản xuất bã nhờn, được dùng trong việc điều trị mụn li ti. Chiết xuất này có thể làm giảm thâm tím và viêm khi được đắp lên da. Thành phần của cây ngưu bàng gồm: inulin, chất nhầy, đường, glucosid kết tinh được gọi là lappin, dầu dễ bay hơi, dầu không bay hơi và một số acid tannic. Chiết xuất từ quả (dễ bị nhầm lẫn với hạt) được dùng trong điều trị bệnh về da kinh niên. Chiết xuất từ rễ phơi khô có khả năng chữa bệnh.
Buriti pulp oil:
(Dầu của thịt quả aguaje) tên khoa học Mauritia flexuosa, có đặc tính làm mềm da, chống oxy hóa và thanh lọc các gốc tự do. Nó giàu các carotenoid (bao gồm beta-caroten) và các acid béo thiết yếu (cụ thể là acid oleic và acid palmitic), được dùng nhằm để tái tạo lớp hydrolipid của da. Ngoài ra, dầu của thịt quả aguaje còn được dùng trong trường hợp da bị bỏng hoặc rám nắng, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và giúp da cải thiện độ đàn hồi. Nó được điều chế trong các sản phẩm dành cho da bị lão hóa, da khô, eczema, các sản phẩm dành cho chăm sóc da, môi và tóc.
Butadiene/acrylonitrile copolymer:
Có thể gây chàm. Butadiene là chất gây ung thư đối với các công nhân nhà máy cao su.
Butadiene/isoprene copolymer:
Thành phần dưỡng da. Butadiene gây ra bệnh bạch cầu trong công nhân nhà máy cao su theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas Medical Branch ở Galveston. Xem polymer và butadiene/acrylonitrile copolymer.
Butalbital compounds:
Được sử dụng trong việc giảm căng thẳng hoặc co cơ, nhức đầu và đau nhức khác. Các thành phần hoạt tính là aspirin, codeine hoặc acetaminophen, caffeine và butalbital barbiturate. Các phản ứng bất lợi thường gặp nhất là buồn ngủ và chóng mặt. Phản ứng bất lợi ít thường xuyên hơn: buồn nôn, nôn, cũng có thể gây phản ứng da.
Butane:
(N-butane, isobutane) được dùng trong chất chống mồ hôi/chất khử mùi cho cả nam giới và phụ nữ, tạo kiểu tóc, xịt tóc, cream, cạo râu (nam), chống nắng, sản phẩm tạo màu tóc và tẩy trắng. Đây là một loại khí dễ cháy, có nguồn gốc từ dầu mỏ, dùng làm dung môi, trong chất làm lạnh và trong thực phẩm, cũng được sử dụng như một chất đẩy hoặc bình xịt trong mỹ phẩm. Nguy cơ chính là cháy và nổ, nhưng nó có thể gây nghiện ở liều cao và gây ngạt thở. Nó đã được xác định bởi Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Quốc gia là một chất gây ung thư cho động vật.
Butanedioic acid:
Xem succinic acid.
2,3-butanediol:
Alcohol được sử dụng như chất dưỡng da và chất giữ ẩm. Xem butylene glycol.
Butchers broom extract:
(Chiết xuất cây đậu chổi) tên khoa học Ruscus aculeatus, chiết xuất thảo dược này chưa được chứng minh là có lợi ích trong chăm sóc da. Một số nguồn tài liệu cho rằng nó có khả năng làm thon gọn và giảm bớt vùng mỡ dưới da, có tác dụng lợi tiểu và chống châm chích. Cây đậu chổi là cây thường xanh mọc thành bụi rậm, thấp. Bộ phận dùng: phần thảo dược và rễ. Trong các thí nghiệm trên động vật, các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả của chiết xuất trong điều trị máu đông mãn tính ở chi dưới và giãn tĩnh mạch.
Butoxy chitosan:
Dẫn xuất của chitosan và add axetoacetic, được sử dụng như chất tạo phim và thành phần làm đặc. Xem chitin.
Butoxyethanol:
(Butyl cellosolve) dung môi cho nitrocellulose, resin, tinh dầu và albumen. Nó được sử dụng như một dung môi toong các sản phẩm chăm sóc tóc và móng tay. Thành phần gây kích ứng mắt nghiêm trọng xảy ra ở dạng không pha loãng trên thỏ. ƠR kết luận thành phần này an toàn khi dùng cho các sản phẩm đắp và rửa trên da ở nồng độ không quá 10%. Xem polyethylene glycol để hiểu về độc tính.
Butoxyethyl acetate:
Dung môi. Xem ethylene glycol.
Butoxyethyl nicotinate:
Ester của niadto, được sử dụng như một chất dưỡng da.
Butters:
(Bơ) các chất tồn tại thể rắn ở nhiệt độ phòng nhưng tan chảy ồ nhiệt độ cơ thể. Bơ là một nhóm chất béo tự nhiên, có thể được sử dụng trong mỹ phẩm như son môi hoặc tạo kết cấu phù hợp với nhiều loại thành phẩm. Tất cả các loại bơ này chứa 50 đến 60% add béo bão hòa, chủ yếu là add stearic và có tới 47% add không bão hòa (acid oleic). Bơ add là dạng tổng hợp và phụ gia hương liệu phô mai cho đồ uống, cream, kẹo (2.800 ppm) và các loại bánh nướng. Các bơ ester là dạng tổng hợp chơ caramel và các phụ gia tạo hương vị sô cô la cho đồ uống, cream, bánh nướng, topping và bỏng ngô (1.200 ppm). Bơ chưng cất là một phụ gia hương liệu tổng hợp cho cream, bánh nướng và shortening (12*000 ppm). Butter ca cao là một trọng những loại butter được sử dụng phổ biến nhất trong cả thực phẩm và mỹ phẩm. Các loại bơ mới hơn được làm từ chất béo tự nhiên bằng cách hydro hóa, làm tăng điểm nóng chảy của bơ hoặc làm thay đổi độ dẻo của nó. Xem fatty acids.
Buttermilk:
(Bơ sữa) chất lỏng còn lại sau khi bơ được tạo thành từ cream đã khuấy, cũng có thể được làm từ sữa ngọt bằng cách bổ sung một số nền hữu cơ, được sử dụng là chất làm se. Thoa lên da và để khô khoảng 10 phút. Rửa sạch bằng nước mát. Thành phần này cũng được dùng làm thuốc tẩy tàn nhang.
Butylacetate:
Chất lỏng không màu với mùi trái cây được sử dụng trong nước hoa, sơn móng tay và nước rửa sơn móng tay, cũng được sử dụng trong sơn mài, sản xuất da nhân tạo, nhựa và kính bảo hộ. Nó có thể gây kích ứng mắt (viêm kết mạc), một chất gây mê ở nồng độ cao và độc hại cho con người khi hít vào ở mức 200 ppm. Trên cơ sở dữ liệu có sẵn, CIR kết luận rằng thành phần này là an toàn, được sử dụng trong mỹ phẩm.
Butytracrylate/hydroxyethylmethaciylate:
Chất tạo phim Xem acrylates.
Butyl alcohol:
Chất lỏng không màu có mùi khó chịu, được sử dụng như một thành phần tạo độ trong trong dầu gội, cũng là một dung môi cho sáp, chất béo, resin và shellac. Butyl alcohol là một chất ổn định nhũ tương và có tác dụng làm mềm mịn da. Nó là mono-octadecyl ether của glycerin, có thể gây kích thích màng nhầy, đau đầu, chóng mặt và buồn ngủ khi nuốt phải. Hít phải ít nhất là 25 ppm gây ra các vấn đề về phổi ở người. Nó cũng có thể gây viêm da tiếp xúc khi áp dụng cho da. ƠR kết luận đây là một thành phần an toàn trong các sản phẩm làm móng.
n-butyl alcohol:
Sử dụng làm dung môi.
t-butyl alcohol:
Dung môi. Xem butyl alcohol.
Butyl aminoethyl methyl acrylate:
Sử dụng trong thuốc xịt tóc. Xem acrylates.
Butyl benzoic add/phthalic anhydride/trimethylolethane copolymer:
Polymer hình thành khi tách nước ra khỏi acid phthalic và kết hợp với các monome trimethylolethane.
Butyl benzyl phthalate:
Ester được sử dụng như chất khử trùng và chất làm dẻo. CIR kết luận đây là một thành phần an toàn khi dùng trong mỹ phẩm.
Butyl ester of ethylene/namic anhydride copolymer:
Nhựa được làm từ ethylene và anhydrid maleic. Được dùng trong thuốc xịt tóc, lotion và là chất làm đặc trong mỹ phẩm.
Butyl ester of PVM/MA copolymer:
Butylester của poly (metyl vinyl ether, add maleic). Vật liệu nhựa được tạo thành từ vinyl metyl ether và anhydrid maleic, được sử dụng trong thuốc Xịt tóc và lotion và như một chất làm đặc trên cơ sở dữ liệu có sẵn, QR kết luận rằng thành phần này an toàn sử dụng trong mỹ phẩm.
Butyl glycolate:
Chất làm dẻo trong sơn mài. Xem butyl acetate.
Butyl glycoside:
Thu được bằng cách ngưng tụ butyl alcohol với glucose, được sử dụng làm chất nhũ hóa.
t-butyl hydroquinone:
Chất chống oxy hóa. Một chất làm sáng da yếu ở 1,0 và 5,0%. The CIR kết luận đây là một thành phần an toàn ở nồng độ không vượt quá 0,1%. Xem hydroquinone.
Butyl p-hydroxybenzoate:
Hậu như không mùi, tinh thể không màu, nhỏ hoặc bột màu trắng, được sử dụng làm chất bảo quản kháng khuẩn.
Butyl lactate:
(Bơ tổng hợp) đây là thành phần hương liệu trái cây cho đồ uống, kem; kẹo và bánh nướng, được sử dụng trong mỹ phẩm: cream, lotion, nước hoa và xà phòng với vai trò dung môi.
Butyl methoxydibenzoylmethane:
BMDM, avobenzone) khi đưa chất này vào điều chế, butyl methoxydibenzoylmethan được xem như avobenzone, một chất chống nắng có tác dụng bảo vệ da trước tia UVA phổ rộng.. Tuy nhiên, nó vẫn được xem là một chất hấp thụ tia UV,,giúp duy trì độ ổn định sản phẩm trên da mặt khi tiếp xúc với ánh nắng. Ví %; khi nhũ tương được đựng trong hộp thủy tinh hoặc nhựa trong, màu của nhũ tương sẽ biến mất vì có tác động của tia UV? (xuyên qua vật liệu trong suốt). Khi thêm BMDM vào công thức sản phẩm, có thế giúp giảm bớt hay hạn chế sự mất màu của nhũ tương hoặc những biến đổi do tia uv gây ra. CIR đã đánh giá lại thành phần này an toàn theo FDA. Xem avobenzone.
4-tert-butyl-3-methoxy-2,6-dinotrotoluene:
Được sử dụng rộng rãi như là một thành phần hương thơm trong nước hoa, xà phòng chất tẩy rửa, cream, dưỡng da và kem đánh răng ở Hoa Kỳ với mức ước tính 100.000 pound mỗi năm. Nó đã được báo cáo là gây tổn hại bao myelin sợi thần kinh, có thể gây ra nhạy cảm ánh sáng và viêm da tiếp xúc. Bị ASEAN cấm dùng trong mỹ phẩm
Butyl myristate:
Alcohol béo được sử dụng trong các sản phẩm đánh bóng móng tay, các chất tẩy sơn móng tay, son môi và cream bảo vệ da, có nguồn gốc từ acid myristic và alcohol butyl. Nó gây kích ứng hơn ethanol nhưng ít hơn so với một số alcohol khác.
Butyl oleate:
Ester của rượu butyl và acid oleic, chất lỏng màu sáng vái mùi nhẹ, có tính nhờn, giữ ẩm và làm mềm da. Nó là một chất tạo độ dẻo, đặc biệt là cho polyvinyl clorua và được sử dụng trong chống thấm, dung môi và chất bôi trơn. Trong mỹ phẩm, được sử dựng như một chất dưỡng da và làm mềm da.
Butyl PABA:
Ester của rượu butyl và acid para-aminobenzoic. Butyl palmitate: được sử dụng trong dầu gội để giữ tóc mượt. Xem palmitic acid.
Butyl paraben:
Chất bảo quản giúp chống lại nấm mốc và nấm men, có thế làm tăng nhẹ mức độ nhạy cảm trên da. Butyl paraben được dùng kết hợp với các chất bảo quản khác nhằm tăng khả năng bảo quản. Butyl paraben chỉ có hiệu quả trong môi trường pH add. Xem parabens.
Butyl phthalyl butyl glycolate:
Xem butyl glycolate.
Butyl phenyl methylpropional:
Hương liệu.
Butyl stearate:
Acid stearic được sử dụng vói hàm lượng rất ít trong mỹ phẩm, đóng vai trò là một chất nhũ hóa cho các loại kem dưỡng da và lotion. Nó còn là một thành phần chống tạo bọt tổng hợp được sử dụng trong sản xuất đường từ củ cải đường, dùng làm chất kết dính, chất hoạt động bề mặt chất dưỡng da. Thanh phần này an toàn sử dụng trong mỹ phân. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến việc thúc đẩy mụn trứng cá và gây ra dị ứng.
Butyl diadipate:
Chất làm mềm da và điều chỉnh pH với tính thẩm thấu tốt.
Butylated hydroxyanisole:
Chất bảo quản và chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống, sáp rắn màu trắng hơi vàng, mùi đặc trưng nhẹ, có thể gây phản ứng dị ứng.
Butylated hydroxytoluene:
Chất bảo quản và chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống. Chất rắn tinh thể màu trắng có mùi nhẹ, đặc trưng, bị cấm làm phụ gia thực phẩm ở Anh. Về mặt hóa học tương tự như BHA, có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Butylated polyoxymethylene:
Hợp chất điều chế từ formaldehyde và ure.
Butylated polyoxymethylene urea:
Sản phẩm của một loại nhựa amino resin với ure và formaldehyde.
Butylated xylenone:
Chất chống oxy hóa. Xem phenol.
ButylCarbamate:
Ester của acid carbamic, có trong máu và nước tiểu của động vật cổ vú, sử dụng trong kem chống nắng.
Butylene glycol:
Dung môi có tính kháng khum tố, giúp cải thiện đặc tính bảo quản của paraben. Butylene glycol cung là một chất giữ ấm, điều chỉnh độ nhớt và che mùi. Chất giữ ẩm này có khả năng giữ được độ aim cao. Nó giữ lại mùi hương và chống hư hỏng. Thành phần này có độc tính tương tự như ethylene glycol, khi nuốt phải có thể gây kích thích thoáng qua hệ thần kinh trung ương, sau đó trầm cảm, nôn mửa, buồn ngủ, hôn mê, suy hô hấp, co giật, tổn thương thận có thể tiến triển đến suy thận và tử vong. Nồng độ thường dùng 1 -10%.
1,3-butylene glycol:
Chất lỏng trong suốt, không màu, nhớt với hương thơm nhẹ. Đây là một dung môi, tác dụng điều chỉnh độ nhớt và là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trọng điều chế mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh cá nhân, chất hút ẩm chống lại độ ẩm cao giữ lại mùi hương và bảo tồn chống hư hỏng . Thành phần có độc tính tương tự như ethylene glycol, khi nuốt phải có thể gây kích thích thoáng qua hệ thần kinh trung ương, sau dó trầm cảm, nôn mửa, buồn ngủ, hôn mê, suy hô hấp và co giật; tổn thương thận có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường và tử vong
Butylene glycol montanate:
Hỗn hợp các ester của montan wax với ethyelene glycol và butylene glycol, được sử dụng như chất hoạt động bề mặt và chất Ịàm đặc.
Butylphenyl methlypropional:
Hương liệu tổng hợp, có khả năng gây dị ứng.
Butyloctyl benzoate:
Chất làm dẻo, chất dưỡng da, chất làm mềm và dung môI kết luận đây là một thành phần an toàn. Xem benzoic add.
Butyloctyl candelillate:
Thành phần dưỡng da và bao phủ da. Xem candelilla wax.
Butylparaben:
Sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như một chất bảo quản chống nấm, là ester của rượu butyl và acid p-hydropxybenzoic.
Butylphthalimide:
Thành phần dưỡng da. Xem phthalic add.
4-butylresordnol:
Chất chống oxy hóa. Xem resorcinol.
Butyraldehyde:
Thành phần hương liệu tổng hợp được tìm thấy từ nhím trong cà phê và dâu tây, được sử dụng trong bơ, caramel, trái cây, rượu, và hương liệu hạt cho đồ uống; kem, giá, kẹo; bánh nướng, uống có cồn. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất cao su nhựa tổng hợp và chất làm dẻo. Thành phần có thể gây kích thích và gây mê.
Butyric acid:
Chất lỏng trong suốt không màu có trong bơ (butter) ở 4 đến 5%, được sử dụng trong butterscotch, caramel và hương liệu trái cây, kẹo cao su và bơ thực vật; cũng như trong mỹ phẩm. Thành phần được tìm thấy một cách tự nhiên trong táo;hoa phong lữ, dầu hoa hồng, nho, dâu tây và tinh dầu giun Độc tính thấp nhưng có thể gây kích ứng nhẹ.
Butyrolactone:
Hợp chất lacton lỏng sử dụng chủ yếu như một dung môi cho resin. Nó cũng là một chất trung gian trong sản xuất polyvinylpyrrolidone và dung môi cho sơn móng tay. Độc tính với con người chưa được biết.
Butyrospermum parkii:
Xem shea butter
Butyrum:
Tên của bơ (butter) theo EU