Acacia gum: (gôm keo acacia)
Loài cây này sinh sống phổ biến ở châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam nước Mỹ, không mùi, không màu, không vị, chứa nhiều polysaccharide như acid glucoronic và galacturonic. Gôm có tính nhũ hóa nhẹ cho các nhũ tương dầu trong nước (HLB 10 -11). Thành phần này khác các dạng gôm tự nhiên ở chỗ rất dễ tan trong nước. Gôm arabic là chất ổn định nhũ tương và bọt, chất làm đặc, có các đặc tính tạo màng và kết dính, là chất nhũ hóa dầu trong nước và là tác nhân phân tán. Có tác dụng chống viêm và làm dịu da. Nó cũng được sử dụng làm đây sản phẩm. Ở dạng chiết xuất, acacia gum được sử dụng cho da khô và da nhạy cảm. Tuy nhiên, acacia gum có thể gây dị ứng. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của công thức, nồng độ thường dùng là 1 -10%. Chi sử dụng ngoài da. Tên gọi khác: acacia gum, black catechu, gum acacia, gum arabic.
Acacia dealbata lead wax:
(Sáp lá keo bạc) có nguồn gốc từ một loại cây bụi gai ở Ai Cập. Chúng được sử dụng để nuôi dưỡng, làm mềm và bảo vệ da trong mỹ phẩm, sản phẩm làm sạch, blusher, kẻ mắt và lớp nền trang điểm.
Acacia famessian extract:
(Chiết xuất keo thơm) sử dụng hoa và thân cây keo thơm Acacia famessian. Nó được sử dụng như một chất làm săn se.
Acada famessian gum:
Được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như một chất kết dính trong mascara, xà bông tắm dạng thỏi, chất tẩy rửa và một số sản phẩm cho tay và toàn thân, trừ kem cạo râu. Nó cũng được sử dụng dưỡng chế phẩm nhuộm tóc.
Acai:
(Mận Brazil) chứa thành phần chống oxy hóa, amino acid, omega, chất xơ, protein và được sử dụng trong các sản phẩm chống oxy hóa, chăm sóc da và tóc.
Acai pulp oil:
(Dầu thịt quả acai) thuộc họ cọ có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có khả năng điều chỉnh lipid da, giúp hồi phục da, Thành phần của dầu thịt quả acai chứa các acid béo thiết yếu (omega-6, omega-9), vitamin c, các polyphenol và các phytosterol, Có tác dụng giữ ẩm, phục hồi da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và làm mềm da.
Acanthopanax senticosus:
(Sâm vùng Siberia) thành phần dưỡng da
Acefulline methylsilanol mannuronate:
Thành phần dưỡng da
Acenocoumarol:
Ở Anh trước đây gọi là nicoumalone. Trong y học, đây là một chất chống đông máu. Tác dụng phụ: ban đỏ, tiêu chảy, dị ứng, rụng tóc, độc trên gan, buồn nôn, nôn, dễ chảy máu, viêm tụy, câm dùng trong mỹ phẩm ở Anh, trừ khi sử dụng trong nước hoa.
Acer:
Hoạt động tương tự như tannin.
Acerola extract:
(Chiết xuất sơ ri) chứa hàm lượng acid ascorbic cao nên có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ được gốc tự do. Ngoài ra, chiết xuất sơ ri cũng có tính dưỡng ẩm và làm bền thành mạch, phù hợp cho da đỏ và viêm.
Acesulfame K:
Loại đường không năng lượng, ngọt gấp 2000 lần đường mía. Động vật được cho ăn loại đường này có khả năng bị khối u cao hơn so với bình thường.
Acetal:
Một chất lỏng bay hơi có nguồn gốc từ acetaldehyde và cồn, sử dụng làm dung môi trong nước hoa tổng hợp tương tự jasmine, làm gia vị trái cây và thuốc gây ngủ. Đây là một chất ức chế thần kinh, giống như paraldehyde nhưng độc hơn. Paraldehyde là một chất an thần, gây ngủ, có tác dụng phụ là ức chế hô hấp, tuần hoàn, đáp ứng tăng huyết áp. Chưa có tài liệu về độc tính trên da.
Acetaldehyde:
Một chất dễ cháy. Đây là một loại chất lỏng không màu, mùi đặc trưng, tồn tại tự nhiên trong táo, bắp cải, phô mai, cà phê, nho và một số loại rau quả khác. Thành phần được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Hợp chất này gây kích thích màng nhầy, nuốt phải lượng lớn có thể gây liệt hô hấp, có thể gây kích ứng da.
Acetamide MBA:
Được tổng hợp từ acetamide và monoethanolamine, sử dụng như dung môi, chất làm dẻo, chất ổn định sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó có tác dụng giữ ẩm được sử dụng trong bào chế nhũ tương, xà phòng và các sản phẩm cho tóc khác. Acetamide còn có đặc tính làm dịu các kích thích da nhẹ. Dạng tinh khiết có khả năng hút ẩm, không màu. Thành phần này có thể gây ung thư trên chuột khi dùng liều thử nghiệm 5000 mg/kg, an toàn ở nồng độ không quá 7,5%. Tuy nhiên, nó có thể hình thành dạng nitrosamine.
Acetamidoethoxybutyl trimonium chloride:
Sử dụng trong sản phẩm dưỡng tóc, da và các sản phẩm khác.
Acetaminophen:
Có nguồn gốc từ nhựa than đá, sử dụng rộng rãi trong thuốc giảm đau, hạ sốt. Nó cũng được sử dụng như một chất chống oxy hóa và chất ổn định trong mỹ phẩm.
Acetaminopropyl trimonium chloride:
Chất chống tĩnh điện trong sản phẩm chăm sóc tóc, xà phòng, dầu gội và các chất tẩy rửa khác. Xem quaternary ammonium compound.
Acetaminosalol:
Có nguồn gốc từ ammonia và acid salicylic, có khả năng hấp thụ tia UV.
Acetanilide:
Thường được tạo ra từ anilin và acid acetic. Đây là một loại dung môi trong sơn móng tay, trong bột nhão, tạo chế phần mờ đục. Nó cũng được sử dụng trong sản phẩm tạo mùi. Hoạt chất là tiền chất của penicillin và được sử dụng như một chất kháng khuẩn, có thể được sử dụng trong dược phẩm, tuy nhiên vẫn còn nhiều chất có độ an toàn cao hơn. Thành phần này có thể gây hạ oxy máu và eczema khi thoa trên da, gây khối u khi thử nghiệm trên chuột với liều 3500mg/kg.
Acetarsol:
Bột trắng đục, mùi acid nhẹ, tan trong nước, sử dụng trong nước súc miệng, kem đánh răng, thuốc trứng. Thành phần có khả năng gây kích ứng da.
Acetate:
Muối của acid acetic, sử dụng như chất tạo mùi hương rượu, kem, nước uống, bánh, kẹo,… tùy theo từng loại muối acetat khác nhau sẽ có chức năng khác nhau.
Acetic acid:
Dạng dung dịch trong suốt, không màu, mùi hăng, dùng làm dung môi cho gôm, resin, tinh dầu bay hơi trong sản phẩm tạo mùi và ổn định pH, sản phẩm lotion trị tàn nhang, lotion tay và thuốc nhuộm tóc. Thành phần tồn lưu tự nhiên trong táo, phô mai, cô ca, cà phê, nho, sữa gầy, cam, đào, dứa, dâu tây và nhiều loại cây khác. Dấm thường chứa acid acetic 4 – 6%. Acid acetic khan có tính ăn mòn cao, gây tắc nghẽn phổi. Dung dịch dưới 5% gây kích ứng da. Thành phần này có thể gây ung thư trên chuột khi uống hoặc tiêm. ASEAN cẩm sử dụng trong mỹ phẩm.
Acetic anhydride:
Chất lỏng không màu, mùi mạnh, thu được từ quá trình oxy hóa acetaldehyde. Nó được sử dụng như một tác nhân loại nước và acetyl hóa trong thuốc nhuộm, nước hoa, nhựa, thực phẩm và aspirin. Đây là một chất gây kích ứng da và hại trên mắt.
Acetoin:
Chất lỏng acetyl methyl carbinol, một thành phần tạo mùi trong nước hoa, có trong bông cải xanh, nho, lê, sản phẩm nuôi cấy từ sữa, thịt bò, thịt gà chín. Thành phần này không màu hay vàng nhạt, dạng lỏng hay bột trắng, mùi thơm và cần bảo quản trong bình tránh ánh sáng. Độc hại khi tiêm dưới da, kích thích da vừa phải. Nhiệt phân hủy tạo ra khói.
Acetolamide:
N-acetyl ethanolamine, được sử dụng trong dung dịch uốn tóc, các chất nhũ tương.
Acetone:
Không màu, điều chế từ quá trình oxy hóa hoặc lên men và được sử dụng chủ yếu để rửa sơn móng tay, đôi khi dùng trong toner, không gây bít tắc lỗ chân lông. Tùy vào nồng độ và tần suất sử dụng, acetone có thể làm khô da hay gây khó chịu cho da. Nó có thể gây bong tróc móng, phát ban trên các ngón tay và các nơi khác, làm móng tay giòn. Hít phải có thể kích thích phổi, dùng với lượng lớn trở thành chất gây mê, gây ra các triệu chứng của say rượu tương tự như ethanol. Năm 1992, FDA đã đề xuất cấm. sử dụng acetone trong các sản phẩm làm se (astringent) vì không chứng minh được tính an toàn và hiệu quả như đã tuyên bố.
Acetonitrile:
(Methylcyanide) chất lỏng không màu với mùi dễ chịu. Được sử dụng làm dung môi trong quá trình chiết và cho phân tách các acid béo từ dầu thực vật. Nó cũng được sử dụng để rửa sơn móng tay và trong nước hoa. Độc tính xuất hiện do hấp thụ qua da hay hít phải. Thành phần bị cấm dùng cho mỹ phẩm của ASEAN và Anh, ngoại trừ trong nước hoa.
Ma-acetonylbenzyl)-4-hỵdroxycoumarin and the salts:
Bị cấm ở Anh ngoại trừ nước hoa.
Acetophenetidin:
Xem phenacetin.
l-acetoxy-2-methylnaphthalene:
Chất nhuộm tóc.
Acetum:
Xem vinegar.
Acetyl benzoyl peroxide:
(Benzo-benzone) dạng tinh thể màu trắng phân hủy chậm. Đây là một chất diệt khuẩn, được sử dụng để tẩy trắng bột. Thành phần này độc khi nuốt phải, kích thích da và màng nhầy mạnh. Benzoyl peroxide nằm trong danh sách lưu ý của Canada, cũng bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm bởi EU.
Acetylcysteine:
Được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như một chất chống oxy hóa và dưỡng da. Trong các loại thuốc, nó được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn niêm mạc mũi, xoang và đường hô hấp. Bởi vì hoạt chất làm thay đổi tính chất của chất nhầy trong dạ dày, acetylcysteine có thế gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là ở những người bị loét dạ dày tá tràng.
Acetyl dipeptide-1 cetyl ester:
Acid amin kết hợp với ester. Nó được sử dụng trong sản phẩm dưỡng da và tóc.
N-acetyl dihydrosphingosine:
Cấu trúc gồm một alcohol kết hợp với một amide, được sử dụng trong dưỡng da và tóc.
N-aeetyl glucosamine:
Dạng bột màu trắng, mùi đặc trưng, tan trong nước tối đa 25%, tuy vậy chi độ tan < 10% mới tạo dịch trong suốt. Đây là thành phần trong da, nằm ở khoang kẽ giữa các tế bào, tạo rào cản chống mất nước ở da. Cấu tạo gồm nhóm amino gắn vào gốc đường. Nó có khả năng làm tăng sản sinh collagen, giữ ẩm, tăng độ đàn hồi da, tẩy tế bào chết, sáng da và tăng tốc độ làm lành vết thương. Đây là một amino monosaccharide tự nhiên, thúc đẩy sản sinh tế bào sừng, nguyên bào sợi và sinh tổng hợp glucosaminoglycan, do đó kích thích sản xuất acid hyaluronic Acetyl glucosamine làm giảm sự xuất hiện các nếp nhăn. Acetyl glucosamine cũng được thay thế cho các alpha hydroxy acid trong công thức tẩy tế bào chết. Bên cạnh đó, acetyl glucosamine còn có đặc tính chống viêm và ngăn ngừa tăng sắc tố do ức chế sản xuất men tyrosinase, vì vậy có thể điều trị tăng sắc tố sau viêm. Thành phần này có thể được tổng hợp hoặc thu được từ enzym tự nhiên.
Acetyl ethyl tetramethyl tetralin (AETT):
FDA khuyến cáo nó có thể gây ra rối loạn thân kỉnh nghiêm trọng và làm đổi màu của các cơ quan nội tạng. Nước Anh đã earn sử dụng trong mỹ phẩm ngoại trừ nước hoa.
Acetyl glucosamine:
Được sử dụng thành phần dưỡng da trong mỹ phẩm, glucosamine được tìm thấy trong chitin, màng tế bào, các phức hợp protein và đường trong máu. Nó đã là một loại thuốc kháng viêm xương khớp phổ biến.
A cetyl glutamic acid:
Thành phần dưỡng da.
Acetyl glyceryl ricinoleate:
Được sử dụng trong dưỡng da.
Acetyl hexamethyl indan:
Thành phần tạo hương thơm, có nguồn gốc từ nhựa than đá, có thể gây kích ứng da và mắt.
Acetyl hexamethyl tetralin:
Được sử dụng trong nước hoa, nó liên quan chặt chẽ với acetyl ethyl tetramethyl tetralin (thành phần được loại bỏ khỏi nước hoa do gây tổn thương thần kinh ở động vật). Yếu tố “hexyl” được thêm vào để hạn chế bay hơi và giảm khả năng kích ứng của nước hoa.
Acetyl hexapeptide-1:
Peptid điều hòa melanin nhằm kích thích sản xuất melanin tiên da. Acetyl hexapeptide bảo vệ da chống lại tia UVB, vì vậy hoạt chất này được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng hoặc sản phẩm điều trị các đốm lão hóa.
Acetyl hexapeptide-3:
Peptid nhân tạo, có khả năng ngăn chặn tín hiệu thần kinh gây co cơ, thư giãn cơ nhưng không gây liệt cơ như botox và làm ngưng quá trình chuyển hóa hóa học gây teo cơ, hình thành các đường rãnh trên da cũng như nếp nhăn mới. Đồng thời, nó còn làm giảm nếp nhăn đang tồn tại. Hoạt chất này được sử dụng trong kem chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và kem sử dụng ở vùng mắt.
Acetyl hexapeptide-8:
Peptid tổng hợp giúp làm mờ nếp nhăn, giảm bớt độ sâu của các nếp nhăn đang tồn tại. Chất này được đưa vào các sản phẩm xóa nếp nhăn như botox dùng để tiêm tại chỗ.
Acetyl histidine:
Có nguồn gốc từ protein, là một acid amin được sử dụng trong các chất làm mềm và các loại kem dưỡng da khác, chất giữ ẩm.
Acetyl mandelic acid:
Điều chỉnh pH.
Acetyl methionine:
Một acid amin được acetyl hóa, sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da.
Acetyl pentapeptide-1:
Có nguồn gốc từ protein, nó được sử dụng trong dưỡng da.
Acetyl propionyl:
Chất lỏng màu vàng, hòa tan trong nước, được sử dụng như một loại butterscotch (kẹo làm bằng bơ đun với đường) hoặc hương vị socola. Xem propionic acid.
Acetyl tetrapeptide-2:
Có nguồn gốc từ protein, nó được sử dụng trong dưỡng da.
Acetyl tributyl citrate:
Thành phần tạo hương thơm, chất làm dẻo được sử dụng trong các sản phẩm sơn móng tay và chì kẻ mày, eyeliner, mascara.
N-acetyl-l-cysteine:
Hoạt chất giúp mềm mịn da, có tác dụng chống lão hóa, làm giảm sự xuất hiện của các đường rãnh trên da và các nếp nhăn.
Acetylated lanolin:
Hoạt chất làm mềm da, giúp hình thành màng kỵ nước trên da.
Acetylated lanolin alcohol:
Ester steroid được tìm thấy trên da, có đặc tính làm mềm da và chống dị ứng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt chất có thể gây nổi mụn và kích ứng nhẹ.
Acetyl triethyl citrate:
Chất lỏng trong suốt, dầu, không mùi, được sử dụng làm dung môi. Xem citric acid.
Acetyl triethylhexyl citrate:
Chất làm dẻo và chất làm mềm.
Acetyl tripeptide-1:
Có nguồn gốc từ protein, được sử dụng trong dưỡng da.
Acetyl trioctyl citrate pectin:
Pectin trong họ cam chanh, màu sáng, là một loại bột thạch tạo ra từ vỏ cam quýt và được sử dụng chất làm đặc để tạo thành gel đường và acid.
Acetyl tyrosine:
Sử dụng trong gel, cream hay dung dịch chống nắng. Nó là một tổ hợp của protein và được sử dụng trong mỹ phẩm để giúp các loại kem hấp thu vào da.
Acetylated:
Hợp chất acetyl hóa, bất kỳ hợp chất hữu cơ nào được làm nóng với acetic anhydride hoặc acetyl chloride đế loại bỏ nước. Ví dụ, các loại lanolin được acetyl hóa sử dụng trong các loại kem dưỡng da tay và kem dưỡng da. Acetic anhydride có thế gây kích thích và hoại tử các mô ở trạng thái hơi và nguy cơ nguy hại khi tiếp xúc với da và mắt.
Acrylamide/sodium acryloyldimethyl taurate copolymer:
Đóng vai trò là chất làm đầy, chất ổn định và không gây kích ứng. Xem thêm polymer.
Acetylated castor oil:
Dầu dưỡng da.
Acetylated cetyl hydroxyprolinate:
Được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da, có nguồn gốc từ amoniac và acid amin.
Acetylated glycol stearate:
Được sử dụng như một thành phần nhũ hóa, chất ổn định và chất dưỡng da.
Acetylated hydrogenated cottonseed glyceride:
Được sử dụng làm chất dưỡng da và chất làm mềm. Xem cottonseed oil.
Acetylated hydrogenated lanolin:
Dưỡng da.
Acetylated hydrogenated tallow glycerides:
Thành phần dưỡng da.
Acetylated lanolin:
Chất nhũ hóa và làm mềm, hấp thụ nước tốt hơn lanolin đem giản và không tạo thành nhũ tương. Nó được sử dụng tạo một lớp phim kháng nước khi sử dụng cho da và làm giảm mất nước qua da; chất làm mềm và tạo “cảm giác mượt mà” cho các sản phẩm em bé và cho da, tóc, các chế phẩm tắm như cream, lotion, bột, thuốc xịt; dùng trong son môi, cream, chế phẩm cạo râu, các sản phẩm làm sạch như kem, chế phẩm lỏng, bông thấm và trang điểm mắt cũng như dưỡng tóc. Nó cũng có trong suntan gel (gel chống nắng) và gói bùn. Xem lanolin.
Acetylated lanolin alcohol:
Thành phần dưỡng da và tóc. Được sử dụng trong phấn mắt, kem dưỡng ẩm da, gel chống nắng, sản phẩm chăm sóc tóc, xà phòng tắm và phấn thơm cho trẻ em. The CIR nhận định hoạt chất an toàn.
Acolylated lanolin ridnoleate:
Dẫn xuất lanolin, là chất dưỡng da.
Acetylated lard glyceride:
Chất làm mềm và dưỡng da.
Acetylated sucrose distearate:
Thành phần dưỡng da.
Acetylcholine:
Được sử dụng làm chất xúc tác trong mỹ phẩm. Là chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng bởi các tế bào thần kinh và kích thích các tế bào thần kinh khác hoặc các cơ và các cơ quan trong cơ thể. Chất dẫn truyền thần kinh này có liên quan đến chức năng bộ nhớ. Acetylcholine làm giãn mạch máu và tăng nhu động ruột. Trong dung dịch chloride cho mắt, nó gây ra các cơn co thắt mống mắt, dẫn đến sự co đồng tử, được sử dụng sau phẫu thuật mắt, không có phản ứng bất lợi nào được báo cáo ở dung dịch 1%. ASEAN đã cấm sử dụng trong mỹ phẩm. Anh cũng cẩm sử dụng trừ khi dùng trong nước hoa.
Acetylene chloride:
Được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. Xem vinyl chloride.
Acetylene diurea/formaldehyde/tosylamide crosspolymer:
Thành phần tạo màng phim.
Acetylisoeugenol:
(Isoeugenol acetate) tinh thể màu trắng với mùi cay, giống mùi đinh hương, được sử dụng trong nước hoa.
Acetylmethionyl methylsilanol elastinate:
Một dẫn xuất protein. Nó là một ester của methionine và elastinate, được sử dụng trong dưỡng tóc và da.
Acetylphytosphingosine:
Có nguồn gốc từ protein, được sử dụng trong tóc và dưỡng da.
Acetylmethylcarbinol:
Xem acetoin.
Acetyl-p-aminophenol:
Xem phenyl acetaldehyde.
Achillea millefolium:
(Dương kỳ thảo), được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm làm sạch tóc khác, dầu gội đầu, sản phẩm chăm sóc da, mặt nạ,…
Achyranthes fauriei:
Có chứa chất steroid. Loài này có gai nhọn và do đó có thể gây chấn thương cơ học. Ngộ độc quang sau khi uống cũng đã được báo cáo. Xem amaranthus caudatus.
Achyrodine satureoides:
Loại thảo dược hàng năm có kích thước trung bình, hoa nhỏ màu trắng, nhị vàng và lá màu xanh có răng cưa, được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian, có tác dụng chống viêm và giảm đau trong các sản phẩm chăm sóc da.
Acid:
Là một chất có khả năng làm đổi màu giấy quỳ sang đỏ và tạo thành các ion H+ khi hòa tan trong nước. Nước có độ pH là 7. Dung dịch acid có pH nhỏ hơn 7. Acid citric được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, có pH từ 2,3 đến 3,5.
Acid black 1:
Thuốc nhuộm diazo.
Acid black 52:
Màu monoazo.
Acid black 131:
(Nigrosine) màu xanh – đen. Màu được tạo thành bằng cách thêm acid như acid adipic vào tartaric. Độc tính phụ thuộc vào thành phần sử dụng.
Acid blue 1:
Nhóm màu triphenylmethane.
Acid blue 3:
Nhóm màu triphenylmethane.
Acid blue 9:
Nhóm màu triphenylmethane.
Acid blue 9 aluminum lake:
Xem triphenylmethane group and lakes.
Acid blue 9 ammonium salt:
Nhóm triphenylmethane.
Acid blue 74:
Màu xanh indigo.
Acid brown 13:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, được phân loại nhóm màu nitro.
Acid dyes:
Khả năng nhuộm màu, duy trì và chống phai với ánh sáng tốt. Loại bền với nước và ánh sáng là các hợp chất được kết hợp với kim loại, Chúng được sử dụng rộng rãi trong thuốc nhuộm rẻ tiền cho nhựa, vecni và một số chất màu khác.
Acid green 1:
Màu nitro.
Acid green 25:
Được phân loại nhóm màu anthraquinone.
Acid green 50:
Màu triphenylmetan.
Acid orange 6:
Màu monoazo.
Acid organge 7:
Màu monoazo.
Acid organge 24:
Thuốc nhuộm diazo.
Acid red 14:
Màu monoazo.
Acid red 18:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, nó được phân loại monoazo.
Acid red aluminium lake 18:
Xem acid red 18 and lakes.
Acid red 27:
Màu monoazo.
Acid red 33:
Màu monoazo.
Acid red 35:
Màu monoazo, muối dinatri của acid napihalenedisulfomc, tan tốt. Đây là một chất gây ung thư (theo NIOSH).
Acid red 51:
Màu xanthene, bị cấm tại Hoa Kỳ, việc sử dụng nó như một chất tạo màu mỹ phẩm cũng có thể bị hạn chế ở các quốc gia khác.
Acid red 52:
Màu xanthene.
Acid red 73:
Thuốc nhuộm diazo.
Acid red 87:
Màu xanthene, muối natri của solvent red.
Acid red 92:
Màu xanthene, muối natri của solvent red.
Acid red 95:
Màu xanthene, muối natri của solvent red.
Acid red 184:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, được phân loại màu monoazo.
Acid red 195:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, được phân loại màu monoazo.
Acid violet 9:
Thuốc nhuộm nhựa than được sử dụng trong nhuộm tóc, nó được phân loại là nhóm màu xanthene.
Acid violet 43:
Nhóm màu anthraquinone.
Acid yellow 1:
Nhóm màu nitro
Acid yellow 3:
Hỗn hợp các muối dinatri mono và disulfonic của indanedione, một loại thuốc chống đông máu.
Acid yellow 23:
Nhóm màu pyrazole.
Acid yellow 23 aluminium lake:
Thuốc nhuộm nhựa than đá, được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc.
Acid yellow 73 sodium salt:
Màu fluoran.
Acid yellow 104 aluminium lake:
Muối không hòa tan của màu sunset yellow.
Acidophilus:
Tên khoa học Lactobacillus acidophilus, một loại vi khuẩn lên men sữa và được sử dụng để điều trị rối loạn đường ruột. Nhờ khả năng thay đổi hệ sinh vật đường ruột. Loại vi khuẩn này được báo cáo làm giảm 1/3 số ca nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ. Acidophilus được sử dụng trong chất làm mềm của mỹ phẩm. Nó cũng được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa và làm giảm tiêu chảy, đặc biệt là khi dùng thuốc kháng sinh.
Acidophilus/grape ferment:
Thu được bằng cách lên men nho bằng Acidophilus, được sử dụng trong các loại kem chống lão hóa da.
Aconitine:
Alkaloid chính của cây Ô đầu, tên khoa học Aconitum napellus và các muối của nó, bị ASEAN cấm bởi sử dụng trong mỹ phẩm. Anh cấm trong mỹ phẩm ngoại trừ nước hoa.
Aconitum napellus leaves and roots and galenical preparations:
Aconite được tìm thấy ở nhiều vùng, từ đồi đến vùng rừng. Loài cây này phát triển tốt nhất trong các khu vực ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Từ “aconite” có nguồn gốc từ thành phố Acona, một phần thuộc quốc gia Eraclea. Trong tiếng Hy Lạp, acona có nghĩa là đá, bởi vì cây mọc ở chân núi. Aconitum reclinatum Gray (hoa trắng), Aconitum uncinatum (hoa màu xanh) được tìm thấy ở vùng núi Georgia và phía bắc đến Ohio, New York. Aconitum được sử dụng như các tác nhân chống viêm trong y học cổ truyền Trung Quốc. Khỉ sử dụng cho da, nó gây ra cảm giác ngứa ran tiếp theo là cảm giác tê. Aconite đã từng được sử dụng rộng rãi để điêu trị đau dây thần kinh, đau thần kinh tọa và thấp khớp. Liều gây chết cho người lớn là khoảng 5 miligram và nó được tin là đã được sử dụng như vũ khí đầu độc người. Thành phần này bị cấm bởi EU và ASEAN trong mỹ phẩm.
Acophyllum nodosum:
Tảo nâu, được sử dụng để dưỡng da. Xem algae.
Acorns:
Tên này có nghĩa là “quả của cây rừng”. Nó là hạt của cây sồi. Acoms được sử dụng trong trà và trong thực phẩm như một chất dinh dưỡng và làm dịu da, chứa tannin, flavonoid, đường, tính bột và chất béo; được người Mỹ da đỏ sử dụng đế điều trị bệnh tiêu chảy và làm thức ăn thiết yếu.
Acorus calamus:
Thân rễ chứa tinh dầu, chất nhầy, glycoside, acid amin và tannin. Dầu thu được bằng cách chưng cất hơi nước của thân hoặc rễ, được sử dụng như một thành phần hương liệu và dùng trong nước hoa. Rễ calamus là một loại thảo dược cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc được sử dụng để điều trị tăng acid dạ dày, loạn nhịp tim, huyết áp thấp, ho và thiếu tập trung tinh thần. Người Mỹ bản địa nhai rễ cây để tăng sức bền chạy những quãng đường dài. Thành phần này bị FDA cấm sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm.
Acryl glutamate:
Một chất hoạt động bề mặt Xem glutamate.
Acrylamide:
Tinh thể không màu, không mùi, hòa tan trong nước, có nguồn gốc từ acrylonitrile và acid sulfuric. Được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, chất kết dính và mặt nạ. Thành phần này độc hại do chứng được hấp thu qua da.
Acrylamide copolymer:
Một chất tạo phim và chất làm đặc. Xem acrylamide.
Acrylamides/DMAPA:
Một chất tạo phim trên tóc và da, có thể gây dị ứng, được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và kem dưỡng ẩm.
Acrylates/methoxy PEG methacrylate copolymer:
Chất tạo màng phim và chống tính điện được sử dụng trong các sản phẩm phục hồi tóc
Acrylamidopropyltrimonium chloride/acrylamide copolymer:
Thành phần chống tính điện và tạo phim được sử dụng trong các sản phẩm tóc. Xem acrylamide.
Acrylates:
Muối hoặc ester của acid acrylic, được sử dụng như thanh phần làm đặc và là thành phần của sơn móng tay, tính kích ứng mạnh. Xem acrylic monomer.
Acrylates/acetoacetoxyethyl methacrylate copolymer:
Chất tạo phim và phục hồi tóc, cũng được sử dụng để làm đặc chất lỏng. Xem acrylates.
Acrylates/acrylamide copolymer:
Tạo màng phim liên tục cho móng tay hoặc để kiểm soát sự hình thành màng phim trong keo xịt tóc. Xem acrylates.
Acrylates copolymer:
Copolymer acrylic đã carboxylat hóa có trọng lượng phân tử lớn, kỵ nước. Polymer có tính kháng ẩm nên có thể được sử dụng trong kem chống nắng kháng nước cũng như nhiều loại kem và lotion bảo vệ khác. Tuy nhiên, do copolymer acrylate là một anion nên cần đánh giá tính tương thích khi phối hợp với các thành phần cation. Thành phần này còn có khả năng hấp thụ các chất tiết của da, giúp làm giảm độ bóng nhờn. Acrylates copolymer tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng mỹ phần và làm giảm độ nhem rít mà sản phẩm gây ra. Khi sử dụng kết hợp với glycerin, cyclomethicone, retinyl palmitate và dầu thực vật, acrylates copolymer có tác dụng tăng thời gian tiếp xúc với da, ngoài ra giúp khắc phục nhược điểm cũng như làm tăng ưu điểm của các thành phần đó. Ví dụ, acrylates copolymer giúp làm giảm độ dính của glycerin và cải thiện sự ổn định của retinyl palmitate. Cách sử dụng: có thể phối hợp vào pha dầu nóng của công thức, hòa trộn với glycerin, propylene glycol, alcohol hoặc nước nóng đã được trung hòa (ví dụ: nước, TEA 0,5%, 2% copolymer acrylate). Rắc nhẹ vào dung dịch và hòa trộn kỹ. Trước khi thêm copolymer acrylate, tất cả các thành phần pha dầu cần được phối hợp và đun nóng đến 80°C/176°F. Sau đó copolymer acrylate được rắc từ từ vào và hòa trộn khoảng nửa tiếng. Nồng độ sử dụng là 2 – 7%. Chỉ sử dụng ngoài da. Ổn định khi giữ trong bao bì kín ở nơi mát và khô ráo.
Acrylates/C10-30 alkyl acrylate crosspolymer:
Dạng polymer thấm ướt nhanh (3-5 phút), ổn định các công thức và nhũ tương, tạo độ nhớt và độ trong cho các gel, ổn định các công thức có chứa chất diện hoạt gần giống như carbomer nhưng khả năng chống thấm nước tốt hơn carbomer. Cách sử dụng: nồng độ sử dụng tùy thuộc vào độ nhớt mong muốn/ bản chất và số lượng của các thành phần công thức, thường dùng là 0,2 – 3%. Rắc lên bề mặt của nước đã khử ion và sau đó thêm các chất diện hoạt, chất dưỡng da silicon và các thành phần khác. Sau đó điều chỉnh pH đến 4,5 – 5 để đạt được độ trong mong muốn. Khi không trung hòa pH, có thế công thức hơi đục nhẹ. Chỉ sử dụng ngoài da.
Acrylates/C10-30 alkyl methacrylate copolymer:
Chất làm đặc không nhũ hóa, tạo thành dạng gel trong suốt và mịn. Tạo độ nhớt cho dầu gội và sữa tắm. Giúp giữ nếp lâu so với các polymer tạo kiều khấc. Đạt được hiệu quả tối ưu khỉ được sử dụng kết hợp với các polymer như PVP. Cách sử dụng: kết hợp với nước hoặc thêm vào pha nước của công thức, nồng độ thường sử dụng là 0,5 – 2%. Gel tạo thành 6 pH 5-7, điều chỉnh pH bằng xút hoặc triethanolamine. Chỉ sử dụng ngoài da.
Acrỵlates/diacetone acrylamide copolymer:
Thành phần tạo màng phim.
Acrylates/dimethicone methacrylate copolymer:
Chất làm mềm có khả năng tạo màng và ngăn chặn hiện tượng vón cục của các thành phần mỹ phẩm.
Acrylates/octylacrylamide copolymer:
Chất tạo màng phim. Xem acrylates copolymer.
Acrylates/steareth-50 acrylate copolymer:
Chất làm đặc. Xem acrylates copolymer.
Acrylates/t-octylpropenaide copolymer:
Có vai trò giữ ẩm, ngăn chặn sự thoát hơi nước và có đặc tính chống thấm nước. Đây là hoạt chất có trong các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi các thành phần tạo màng như kem chống nắng chống thấm nước, sản phẩm bôi vùng mắt giữ không cho lem khi ra mồ hôi, các sản phẩm giữ ẩm cho tay và cơ thể, chống bị trôi và giữ mùi.
Acrylic acid/acrylonitrogens copolymer:
Chất nhũ hóa có khả năng điều chỉnh độ bám dính và độ nhớt. Với chức năng tạo màng trên bề mặt da, thành phần này đóng vai trò như chất giữ ẩm trong các sản phẩm. Bên cạnh đó, acrylic acid/acrylonitrogens copolymer còn cé mặt trong các sản phẩm chống thấm nước.
Acrylic acid polymers:
Chất làm dây, chất ổn định thành phần phân tán và là chất điều chỉnh độ nhớt không gây kích ứng hay phản ứng da.
Acrylic monomer:
Loại vật liệu cao su cứng dẫu tiên được sử dụng trong móng tay giả, từng được sử dụng để lấp đầy răng. Móng tay giả thường bao gồm acrylate, chất xúc tác như peroxide và chất làm dẻo. Để có hiệu quả, hợp chất phải hóa rắn ở nhiệt độ phàng. Nếu hít vào, acrylate có thể gây ra phản ứng dị ứng ở người Thành phần có thế thấm qua găng tay cao su, có thể chứa hydroquinone, benzoyl peroxide và các amin bậc TTT.
Acrylic resins:
Polymer của acrylic. Được sử dụng trong dầu sáp, lớp phủ bảo vệ và chống thấm nước. Nếu hít phải, acrylate có thế gây phản ứng dị ứng ở ngực
Acrylonitrile copolymers:
Được sử dụng trong vật liệu đóng gói, khi bị nung nóng dễ phân hủy, tạo ra khói và gây kích thích.
Acrylonitrile polymer with styrene:
Được sử dụng trong màng của vật liệu đóng gói. Người tạ không hạn chế sử dụng, nhưng xyanua và các hợp chất của nó nằm trong danh sách các chất cần thận trọng. Xem styrene.
Actinidia chinensis:
(Kiwi vàng) thực vật có hoa họ Dương Đào, sống ở Trung Quốc. Thành phần giàu lutein, vitamin c, được sử dụng như chất chống oxy hóa.
Adansonia digitata:
(Bao báp) đâu được sử dụng trong dưỡng da. Bột được sử dụng như một thành phần làm đặc.
Additive:
Các chất được thêm vào mỹ phẩm để cải thiện tính chất, bảo quản hoặc làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn
Adenine:
(Vịtamin B4) có nguồn gốc từ trà hoặc nấm men. Được sử dụng trong dưỡng da.
Adenosine:
Dạng amino acid, bột tinh thể màu trắng vị muối nhẹ hoặc đắng, có khả năng mờ vết nhăn và làm mịn da. Adenosine đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa như: adenosine triphosphate (ATP) và adenosine diphosphate (ADP) có vai trò chuyển hóa năng lượng, adenosine monophosphate vòng (cAMP) có vai trò trong việc truyền tín hiệu.
Adenosine phosphate:
Nucleotide (một thành phần cơ bản cấu tạo nên acid nucleic) được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da để giữ ẩm. Xem adenosine triphosphate.
Adenosine triphosphate:
(Acid adenylic) hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ adenosine. Đây là một đơn vị cơ bản của acid nucleic, một nguồn năng lượng cho sự biến đổi sinh hóa trong thực vật, quang hợp và cũng cho nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể khác, đặc biệt là những phản ứng liên quan hoạt động của cơ bắp. Được sử dụng trong dưỡng da.
Adeps bovis:
Mỡ bò.
Adeps suillus:
Mỡ heo.
Adiantum capillus-veneris:
(Tóc vệ nữ) cây có mạch thuộc họ Adiantaceae. Chiết xuất từ cây này có tính săn se, hiệu quả trong trị gàu, dưỡng da.
Adipic acid:
(Acid hexanedioic) không màu, hình kim, không hòa tan trong nước, tìm thấy trong củ cải đường, đóng vai trò là chất đệm.
Adipic acid dihydrazide:
Thành phần bị cấm trong mỹ phẩm ở EU.
Adonis vernalis:
(Hoa mắt chim trĩ) được tìm thấy trong đất giàu vôi của miền Đông và Nam Châu Âu và ở Châu Á, chứa nhựa và kích thích tố thực vật, được sử dụng như một loại thuốc bổ cho tim. Nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm ở một số loại kem chống lão hóa.
Adrenal gland:
Hai tuyến thượng thận nằm trên đỉnh mỗi quả thận. Mỗi tuyến thượng thận có hai phần. Phần đầu trên là tủy, sản sinh ra epinephrine và norepinephrine, hai loại hormone đóng vai trò kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Tín hiệu từ não kích thích sản xuất các kích thích tố này. Phần thứ hai là vỏ não thượng thận, tạo ra ba nhóm hormone steroid. Các hormone trong một nhóm kiểm soát kích thích tố khác nhau trong cơ thể. Ví dụ, chúng ngăn chặn sự mất quá nhiều natri và nước vào nước tiểu. Aldosterone là hormone quan trọng nhất trong nhóm này. Các kích thích tố trong nhóm thứ hai có chức năng chuyển đổi carbohydrate hoặc tính bột thành glycogen cung cấp năng lượng trong gan. Hydrocortisone là hormone chính trong nhóm này. Nhóm thứ ba bao gồm các hormone nam androgen, các hormone nữ estrogen và progesterone. Kháng androgen với cấu trúc steroid bị ASEAN cấm dùng trong mỹ phẩm.
Aesculus hippocastanum:
Hạt dẻ ngựa. Xem horse chestnut.
Agar:
Được sử dụng như chất nhũ hóa và chất làm mềm trong mỹ phẩm, thay thế cho gelatin trong thực phẩm, được chiết xuất từ nhiều loại rong biển khác nhau. Dùng như một thuốc nhuận tràng, thường gây dị ứng.
Agarose:
Chiết xuất rong biển graceilaria, được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da như chất giữ ẩm và chất làm đặc.
Agave lechuguilla:
Thuộc họ Măng tây, có nguồn gốc từ vùng ẩm áp của Hoa Kỳ. Lá được sử dụng làm nước uống. Trong mỹ phẩm, thành phần này hoạt động như một chất kết dính và được sử dụng trong dược phẩm như một thuốc lợi tiểu. Không có độc tính trên da.
Agrimony extract:
(Chiết xuất cỏ long nha) có tên khoa học Agrimonia eupatoria. Sở hữu đặc tính làm se da, được sử dụng trong các dung dịch cân bằng da. Cây có hoa màu vàng và nhiều trái, chứa tannin, flavonoid, acid nicotinic, vitamin B, K, sắt và các loại tinh dầu. Nó đã được sử dụng trong y học dân gian Mỹ như một chất làm se (astringent), giảm đau, cũng như để ngăn chặn chảy máu và điều trị viêm. Nó cũng được sử dụng trong thuốc mỡ và để thu nhỏ búi trĩ, thuốc bổ và để điều trị áp xe trong bệnh gút.
AHA:
Viết tắt của alpha hydroxy acid.
Ahnfeltia concinna:
Có nguồn gốc từ Ahnfeltia concinna, một loại tảo, nó được sử dụng trong dưỡng da.
Ailanthus altissima:
(Cây xú xuân) còn được gọi loài cây của thiên đàng, sử dụng trong dưỡng da.
Ajuga turkestanica:
Loại thảo mộc lâu năm thuộc họ bạc hà Lamiaceae. Có hơn 300 loài thuộc chi Ajuga được tìm thấy trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi, châu úc và Bắc Mỹ. Ajuga Turkestanica thuộc về Uzbekistan. Tên của nó có nguồn gốc từ thực tế do chứa một ecdysteroid mạnh gọi là turkesterone. Ecdysterone là một nhóm sterol thực vật có tác dụng giống steroid trên cơ thể người. Loài cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để kháng nấm, trị giun sán, kháng viêm, kháng khuẩn. Vào tháng 11 năm 2000, bằng sáng chế của Hoa Kỳ số 7060693 đã được đệ trình để sử dụng mỹ phẩm chứa A. Turkestanica (được trao tặng năm 2006) bởi các nhà khoa học tại Dior Research. Thành phần hoạt tính được tìm thấy trong cây A. Turkestanica gồm: clerodane diterpene (được công nhận là nguồn kháng khuẩn, kháng virus, kháng ung thư, kháng sinh), phytoecdysteroid và iridoid glycoside (chống ung thư). Một số phytoecdysteroid hiện diện trong cây như: turkesterone, 20-hydroxyecdysone, cyasterone, cyasterone22-acetate, aỷugalactone, ajugasterone B, a-ecdysone và ecdysone 2,3-monoacetonide. Chiết xuất của A. turkestanica được chứng minh chứa đủ các ecdysteroid và các thành phần hoạt tính khác để cải thiện sự biệt hóa của tế bào sừng, tạo điều kiện cho hydrat hóa làn da và các hiệu ứng chống lão hóa. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng chiết xuất này đặc biệt hiệu quả trong việc điều hòa nước ở lớp biểu bì và vận chuyển glycerol, cải thiện hydrat hóa lớp nền bằng cách phối hợp hoặc tăng cường aquaporin 3 (AQP-3). Theo CIR, A. turkestanica an toàn sử dụng trong mỹ phẩm.
Alanine:
Amino acid dạng tinh khiết không màu, có vai trò dưỡng ẩm cho da và thường được dùng kết hợp với các amino acid khác.
Alanroot oil:
(Dầu thùy dương) thu được từ loài Inula helenium, bị cấm ở Anh và FD A khi sử dụng như một thành phần hương liệu, có hại cho da, gây dị ứng.
Albumen:
Một nhóm các protein đơn giản bao gồm các nguyên tố nitơ, carbon, hydro, oxy và lưu huỳnh hòa tan trong nước. Albumen thường có nguồn gốc từ lòng trắng trứng và được sử dụng làm chất nhũ hóa trong thực phẩm và mỹ phẩm. Có thể gây phản ứng quá mẫn trên những người dị ứng với trứng.
Albumin:
Xem albumen.
Alchemilla extract:
(Chiết xuất cỏ chân thỏ) thu được từ loài Alchemilla vulgaris. Sở hữu đặc tính làm săn se, giúp ngưng chảy máu và làm lành vết thương. Chiết xuất alchemilla còn có tính kháng khuẩn và làm dịu da. Thêm vào đó, nó còn có khả năng loại các gốc tự do và lọc tia UV. Thành phần gồm các tannin, saponin, acid salicylic, acid béo, sterol và amino acid. Rễ, thân và lá là những bộ phận được sử dụng. Xem lady’s mantle extract.
Alcohol:
Ethyl alcohol, alcohol SD-40, alcohol SDA-40, ethanol, ethyl alcohol, là một dung môi được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Alcohol C12-16:
Hỗn hợp các alcohol béo (dài từ 12 đến 16 carbon). Hỗn hợp này có thể tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần khác có thể xâm nhập vào da hoặc phối hợp tạo ra một phân tử lớn hơn ban đầu.
Alcohol C14-22/C12-20 alkylglucoside:
Chất nhũ hóa thích hợp cho các sản phẩm dạng xịt.
Alcohol denat:
Cồn biến tính.
Alcohol free:
Trong quá khứ, thuật ngữ này dùng để chỉ những mỹ phẩm không chứa cồn ethanol. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể chứa các alcohol khác như rượu cetyl, stearyl và cetearyl hoặc lanolin (được gọi là alcohol béo).
Alcohol SD-40:
(Alcohol 40; Alcohol SDA-40) SD là từ viết tắt của “specially denatured” và 40 là độ cồn, đây là một dạng cao cấp của ethyl alcohol được sản xuất riêng biệt để điều chế mỹ phẩm, bay hơi rất nhanh (dường như là ngay tức thì). Ngoài ra, alcohol SD-40 còn có đặc tính kháng khuẩn.
Aldehyde:
Loại hợp chất hóa học hữu cơ trung gian giữa acid và rượu. Aldehyde chứa ít oxy hơn acid và ít hydro hơn so với alcohol. Formaldehyde (chất bảo quản) là một ví dụ về aldehyde được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm. Benzaldehyde và aldehyd cinnamic được sử dụng để tạo hương thơm nước hoa. Hầu hết chúng gây kích ứng da và đường tiêu hóa.
Aldioxa:
(Nhôm dihydroxy allantoinate) chất làm se, chất chống mồ hôi được bào chế với aluminium chlorohydroxy allantoinate. Được sử dụng là chất làm se (astringent), ly giải sừng, chất kích thích mô, trong mỹ phẩm, không gây nhạy cảm và không kích ứng. CIR cho rằng không có đủ thông tin để đánh giá sự an toàn của hợp chất này trong mỹ phẩm.
Aldol:
Điều chế từ acetaldehyde, tôn tại trong tự nhiên ở táo, bông cải xanh, phô mai, cà phê, bưởi, các loại rau, trái cây khác. Đây là một chất lỏng không màu, sánh, được sử dụng trong sản xuất cao su và trong nước hoa, cũng được sử dụng như một thuốc an thần và thôi miên trong y học. Có thể gây viêm da tiếp xúc.
Aleppo gall extract:
(Chiết xuất nụ sồi) chiết xuất thực vật lấy từ những nụ trên cây sồi Valonia. Chiết xuất này có thể bảo vệ da nhờ đặc tính ngăn ngừa được tác động của tia UVA và lọc tia UVB. Ngoài ra, chiết xuất nụ sồi còn có đặc tính làm se da, có đặc tính sát khuẩn, được dùng trong điều trị bỏng, làm lành vết thương, điều trị bệnh chàm và các chứng bệnh khô da khác. Thành phần trong chiết xuất nụ sồi gồm. chất nhầy, đường, nhựa, acid gallotannic chiếm tỷ lệ lớn, polyphenol và một dạng của acid tannic cũng được tìm thấy trong nụ sồi. Acid gallic là một phenol có đặc tính chống oxy hóa, làm se da và chống nấm.
Aleuritic acid:
Chất rắn màu vàng thu được từ shellac. Nó được sử dụng trong nước hoa.
Aleuritic moluccana:
(Cây lai) acid béo thu được từ loài Aleurites moluccana, được sử dụng trong dưỡng da. Xem kukui nut oil.
Alfalfa extract:
(Chiết xuất cỏ linh lăng) thu được từ loài Medicago sativa. Cây lâu năm được trồng rộng khắp, có thế mọc hoang ở ven cánh đồng và thung lũng thấp. Đây là loại thực vật có đặc tính thông mũi và cân bằng da, chiết xuất của nó thu được từ lá.
Algae extract:
(Chiết xuất tảo biển) hoạt chất được dùng để phục hồi độ ẩm của da, cung cấp các chất bổ dưỡng và đảm bảo sự bền vững cho lớp biểu bl. Rong biển có nhiều loại và mỗi loại có các đặc tính khác nhau. Tùy từng loại mà sẽ mang lại các lợi ích cho da như khả năng miễn dịch; loại bỏ các gốc tự do, giữ ẩm, giảm bớt nếp nhăn và phục hồi các mô. Rong biển có vai trò như một chất tạo màng, chất giữ ẩm, dưỡng ẩm và chất làm mềm da. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của công thức bào chế. Nồng độ thường dùng từ 1 -10% (theo hướng dẫn nhà sản xuất). Chỉ sử dụng ngoài da.
Algae extract and pullulan:
(Chiết xuất tảo kết hợp pullulan) có khả năng làm săn chắc da do hoạt hóa và tăng cường sản sinh collagen cho da. Polysaccharide chứa trong algae (pullulan là một loại đường tự nhiên với khả năng hình thành màng và giữ ẩm) có khả năng chống oxy hóa. Chiết xuất algae và pullulan được sử dụng trong các mỹ phẩm có đặc tính chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn.
Algae protein:
(Protein tảo) khi dùng ở nồng độ thấp, algae protein có khả năng giữ ẩm cho da. Dùng ở nồng độ cao và có kết hợp với collagen nguồn gốc động vật sẽ làm giảm cảm giác dính. Xem algae extract, seaweed extract.
Algin:
(Alginic acid; potassium alginate; sodium alginate) được dùng trong sản xuất mỹ phẩm với vai trò là chất làm đặc, ổn định và tạo gel. Gấc hoạt chất algin có nguồn gốc từ các loại tảo nâu khác nhau.
Alginate:
Chất làm đầy, được sử dụng trong các chế phẩm vi nang và thu được từ chiết xuất marin. Đây là tất cả các dẫn xuất của acid alginic với amoni, canxi, kali và natri. Những chất keo này thu được từ một số loại rong biển nhất định yà được sử dụng làm chất nhũ hóa trong lotion dưỡng da, chất tạo đặc trong dầu gội, lotion. Natri alginate từ rong biển nâu được sử dụng là chất tạo đặc trong các loại kem đánh răng. Alginate cũng được sử dụng như chất ổn định và chất giữ nước trong nhiều loại thực phẩm.
Alginic acid:
Một chất ổn định trong mỹ phẩm, acid alginic tan chậm trong nước, tạo thành chất lỏng sánh.
Alizarin:
Thu từ rễ của cây Thiên thảo, được biết đến và được sử dụng ở Ai Cập cổ đại, Ba Tư và Ấn Độ. Ngày nay được sản xuất tổng hợp từ anthracene, một loại nhựa than đá. Nó tạo ra các màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào kim loại trong đó. Màu được sử dụng trong mỹ phẩm đỏ turkey, xanh blue, cam, đỏ, màu hoa hồng, đen, tím, tử đinh hương, vàng và nâu đậm. Được sử dụng để nhuộm len. Thành phần có thể gây viêm da tiếp xúc.
Alkaloid:
Một hợp chất thực vật có chứa nitơ hữu cơ, có khả năng kết hợp với acid để tạo thành muối tinh thể. Các alkaloid tạo ra phản ứng sinh học mạnh mẽ ở người, ngay cả với một lượng nhỏ. Các alkaloid hóa học thường kết thúc bằng vần “in hay me” trong tên gọi, chẳng hạn như betaine từ củ cải đường, caffeine từ hạt cà phê và cocaine từ lá của cây coca.
Alkane:
Hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn. Chúng có tự nhiên trong dầu mỏ và khí tự nhiên, bao gồm methane, propane và butane. EU ưu tiên nghiên cứu các tác động bất lợi tiềm ẩn đối với môi trường và một số có thể là tác nhân gây ung thư của nhóm hợp chất này.
Alkanet root:
(Rễ cây alkanet) có màu đỏ thu được từ việc khai thác rễ cây, được sử dụng tạo màu đồng hoặc màu xanh (khi kết hợp với kim loại) cho các loại dầu tóc và mỹ phẩm khác. Có thể trộn với thuốc nhuộm tổng hợp cho màu sắc khác nhau. Trước đây được sử dụng là chất làm se (astringent).
Alkannin:
Bột màu đỏ, thành phần chính của alkanet root, được sử dụng là chất làm se tạo màu trong mỹ phẩm và làm thực phẩm.
Alkanolamides:
Được sử dụng chủ yếu làm phụ gia tẩy rửa, tính chất tạo bọt thấp, bảo vệ chống gỉ và thân thiện với môi trường.
Alkanolamines:
Nhóm hợp chất được sử dụng trong cream, chì kẻ mắt, làm dung môi và điều chỉnh pH. Những hợp chất này tương đối nhớt, không màu, tạo thành xà phòng với các acid béo. Triethanolamine là một ví dụ điển hình.
Alkohl:
Một dạng phấn trang điểm (phấn côn) được sử dụng ở Saudi Arabia.
Alkyl:
Thường có nguồn gốc từ alkane. Thành phần này thường được sử dụng với chất hoạt động bề mặt.
Alkyl arylpolyethylene glycol ether:
Chất phân tán cho các loại cream cạo râu, nhưng về cơ bản là một thành phần làm ướt. Nó hiếm khi gây nhạy cảm hoặc kích thích da người.
Alkyl benzene sulfonate:
Chất diện hoạt được sử dụng trong sữa tắm bọt xà phòng và dầu gội đầu. Thí nghiệm trên động vật không ghi nhận được bằng chứng về độc tính, nhưng các thành phần như vậy thường làm mất chất béo và do đó dễ làm khô da.
Alkyl benzoate, C12-15:
Chất nhũ hóa được sử dụng trong kem chống nắng, có khả năng hòa tan oxybenzone và tạo cảm giác dễ chịu trên da. Đây là hỗn hợp các alcohol tổng hợp.
Alkyl ethylhexanoate, C12-13:
Chất làm mềm và mịn da.
Alkyl sodium sulfates:
Được sử dụng trong dầu gội vì chúng có khả năng làm sạch và rửa sạch dễ dàng hơn xà phòng. Alcohol sulfate có độc tính cấp tính và mãn tính thấp, chúng có thể gây kích ứng da.
Alkyl sulfates:
Chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm. Người Đức trong thế chiến II, đã phát triển các hợp chất này khi chất béo và dầu thực vật bị khan hiếm. Một số lượng lớn alkyl sulfate đã được bào chế từ alcohol bằng cách xử lý với acid sulfuric. Alcohol thường được chế biến từ các acid béo. Alkyl sulfate có độc tính cấp tính và mãn tính thấp nhưng có thể gây kích ứng da.
Alkyl alcohol, ester, ether and their salts:
Các thành phần nước hoa sau đã bị cấm hoặc hạn chế trong mỹ phẩm bởi EU và ASEAN vì chúng có thể gây kích ứng da: allyl cinnamate, allyl cyclohexaneacetate, allyl cydohexanepropionate, allyl heptanoate, allyl hexanoate, allyl isovalerate, allyl octanoate, allyl phenoxyacetate, allyl phenylacetate và allyl- 3,5,5-trimethylhexanoat.
Allantoin:
Chiết xuất thu được từ cây Liên mộc (comfrey) có tác dụng làm lành, làm dịu, mịn da và không gây dị ứng. Nó có thể bảo vệ da khỏi những tác động gây hại từ môi trường. Allantoin chống kích ứng tạm thời hiệu quả và có tác dụng làm lành da tổn thương bằng cách kích thích sự phát triển mô mới, rất thích hợp cho làn da nhạy cảm, bị kích ứng và bị mụn trứng cá. Thành phần này thường được sử dụng trong các loại lotion, kem dưỡng da tay, thuốc nhuộm tóc, lotion cạo râu và các loại mỹ phẩm làm dịu da khác vì khả năng giúp chữa lành vết thương/ loét da, kích thích sự tăng trưởng của mô khỏe mạnh. Các tinh thể không màu, hòa tan trong nước nóng/ nó được điều chế tổng hợp bởi quá trình oxy hóa acid uric hoặc bằng cách làm nóng acid uric với acid dichloroacetic. Cách sử dụng: thêm vào pha nước của các công thức hoặc sau quá trình nhũ tương hóa. Sử dụng nồng độ 0,2 – 2%, có thể kết tinh nếu thêm ở nhiệt độ nóng và sau đó nhanh chóng làm nguội. Lưu ý: allantoin đã được phân loại bởi FDA là một hoạt chất OTC, loại I (an toàn và hiệu quả) trong bảo vệ da, được chấp thuận cho sử dụng ở nồng độ 0/5 – 2% trong công thức mỹ phẩm và chỉ sử dụng ngoài da.
Allantoin acetyl methionine:
Hoạt chất hóa học được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm tiết bã nhờn và làm lành vết thương/ có tác dụng làm dịu da và chữa lành các tổn thương do mụn trứng cá gây ra. Vì thế, allantoin acetyl methionine được dùng trong các sản phẩm điều trị mụn trứng cá và/hoặc có viêm tiết bã nhờn. Ngoài ra, hoạt chất này còn được sử dụng trong dầu gội trị gàu cũng như dầu xả và các sản phẩm xịt tạo kiểu tóc.
Allantoin ascorbate:
Dạng muối của allantoin vci acid ascorbic. Thành phần dưỡng da.
Allantoin calcium pantothenate:
Sự kết hợp giữa muối của vitamin nhóm B với thành phần chữa bệnh của allantoin, được sử dụng để làm dịu da trong các sản phẩm làm mềm da.
Allantoin galacturonic acid:
Allantoin và acid galacturonic, có nguồn gốc từ pectin, được sử dụng để làm mềm mịn, dưỡng và bảo vệ da.
Allantoin glycyrrhetinic acid:
Được sử dụng như tác nhân bảo vệ và làm dịu da.
Allantoinate:
Muối của allantoin.
Allyl alcohol:
Thành phần nước hoa, nó được phân loại là một chất độc hại và gây kích ứng. Theo EU: chỉ sử dụng khi nồng độ rượu allyl tự do trong ester nhỏ hơn 0,1%. Ngoài ra hoạt chất còn có khả năng gây kích ứng chậm, hạn chế sử dụng.
Allyl alpha-ionone:
Mùi hương tổng hợp, được sử dụng trong chất tẩy rửa, thuốc nước có cồn, chất làm mềm vải, chất chống mồ hôi, bồn tắm bọt, thuốc tẩy, que khử mùi, dầu gội đầu, chất tẩy rửa và xà phòng.
Allyl isothiocyanate:
Thành phần này bị cấm dùng trong mỹ phẩm bởi EU và ASEAN.
Allyl heptanoate:
Xem heptanoic acid.
Allyl methacrylates crosspolymer:
Chất có khả năng mang thành phần hoạt tính (như retinol), các chất bay hơi (hương liệu), các chất dễ hòa tan (như avobenzone trong kem chống nắng).
Allyl pelargonate:
Dạng lỏng, mùi trái cây, sử dụng làm hương liệu và nước hoa.
Almond:
Dầu hạnh nhân đã được báo cáo là có khả năng làm giảm cholesterol, được sử dụng như một hương liệu ở Hoa Kỳ, được chưng cất để loại bỏ acid dihydrocyanic (acid prussic), rất độc. Bột hạnh nhân được sử dụng để tạo ra các chế phẩm làm mịn da. Bột nhão hạnh nhân paste cũng chứa amygdaline, một loại thuốc chống ung thư gây tranh cãi mà FDA sẽ không cho phép bán trên thị trường.
Almond flour:
(Bột hạnh nhân) được sử dụng như một thành phần cơ bản trong xà phòng do có khả năng tạo độ đặc và có hoạt tính tẩy rửa.
Almond meal:
(Bột hạnh nhân) được dùng trên các mỹ phẩm ma sát làm sạch da, đóng vai trò như một chất tẩy tế bào chết và không gây tác động trực tiếp lên da. Bột hạnh nhân thu được từ vỏ hạnh nhân, đa dạng về kích thước, bị giữ lại ở rây 1 (rất nhỏ, mịn) đến 10 (rất lớn).
Almond milk:
(Sữa hạnh nhân) một hỗn hợp dạng cream gồm hạnh nhân, keo (acacia), đường và nước pha trộn tạo thành bột nhão mịn, được sử dụng như một thành phần làm dịu da, đặc biệt là trong mỹ phẩm. Xem bitter almond oil.
Almond oil, bitter:
(Dầu hạnh nhân đắng), thu được từ loài Prunus amygdalus amara. Được chưng cất từ quả hạnh nhân đắng, dễ bay hơi, được dùng để tạo mùi và vị. So với dầu hạnh nhân ngọt, dầu hạnh đắng tươi lâu hơn. Thành phần này là chất làm mềm và cũng như chất dẫn, giúp da tươi trẻ và tăng tính dàn trải trên da của kem, lotion, dầu tắm. Khi sử dụng ở nồng độ cao, dầu hạnh nhân đắng có thể gây tác dụng phụ như đau đầu. Dầu hạnh nhân có thể gây kích ứng và phản ứng phụ trên da.
Almond oil, sweet:
(Dầu hạnh nhân ngọt) thu được từ loài Prunus amygdalus dulcis, triglyceride (dầu thực vật) thu được từ cây hạnh nhân. Thành phần này là một chất làm mềm và cũng như chất dẫn, giúp da tươi trẻ và tăng tính dàn trải trên da của các sản phẩm kem, lotion, dầu tắm. Thành phần chính của dầu hạnh nhân ngọt là olein, acid linoleic và glyceride chiếm một tỷ lệ nhỏ. Loại dầu này có thành phần rất giống với dầu ô liu.
Almond paste:
(Bột nhão hạnh nhân) chất làm sạch đầu tiên của châu Âu, được làm từ hạt chín khô của hạnh nhân ngọt.
Almond protein:
(Protein của hạnh nhân) có nguồn gốc từ bột hạnh nhân (almond meal) và có chức năng giữ ẩm.
Almondamide DEA:
Acid béo từ hạnh nhân.
Almondamidopropalkonium:
Acid béo có nguồn gốc từ dầu hạnh nhân, được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện và dưỡng tóc.
Almondermin: tên thương mại của 2 hỗn hợp khác nhau đều chứa chiết xuất dầu hạnh nhân ngọt, chiết xuất thục quỳ (Althaea officinalis), dầu hạt lanh và xanthan gum. Almondermin có đặc tính giữ ẩm, làm mịn da, tạo cảm giác dễ chịu cho da và giúp da trắng sáng hơn. Thành phần trong almondermin gồm: acid galacturonic, acid glucuronic, rhamnose, galactose, xylose, glycose và các chuỗi peptide. Almondermin thích hợp cho tất cả các loại da, được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng ẩm, sản phẩm chống nắng, chống lão hóa và các sản phẩm chăm sóc tóc.
Aloe extract:
(Chiết xuất lô hội) còn được gọi là gel lô hội, có nguồn gốc từ lá, có hoạt tính kháng sinh, kháng viêm và có thể làm lành vết thương. Ngoài ra, lô hội còn có khả năng giữ ẩm cho da và giúp da mềm mịn. Chiết xuất lô hội thích hợp cho làn da khô và nhạy cảm, được dùng trong điều trị cháy nắng hoặc những vết bỏng khác, vết côn trùng cắn hoặc kích ứng da. Xem aloe vera.
Aloesin:
Dẫn xuất hydroxymethyl C-glycosylated chromone có trọng lượng phân tử trung bình, được phân lập từ lá lô hội tươi. Trong y học cổ truyền, A. vera dùng ngoài giúp điều trị tình trạng viêm, sẹo và rối loạn sắc tố. Aloesin đã được chứng minh gây ức chế hoạt động của men tyrosinase ở người, chuột và nấm. Bằng cách ngăn chặn sự hydroxyl hóa tyrosine thành 3,4-dihydroxyphenylalanine (DOPA) cũng như quá trình oxy hóa DOPA thành dopaquinone, ngăn chặn quá trình sản xuất melanin trong tế bào sinh sắc tố bình thường. Aloesin và một vài chất liên quan đến chromone, đặc biệt là 5-methyl-7-methoxy-2 (2′-benzyl-3′-oxobutyl) – chromone có hoạt tính ức chế tyrosinase mạnh hơn arbutin và acid kojic. Do tính thân nước, aloesin ít có khả năng thâm nhập sâu vào da so với hydroquinone, tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng sự thâm nhập vào da chậm hơn sẽ làm cho aloesin có tiềm năng làm sáng da lớn hơn so với hydroquinone. Mặc dù ít hiệu quả hơn so với hydroquinone khi sử dụng đơn trị, nhưng aloesin an toàn hơn và đã được sử dụng thành công nhất trong phác đồ điều trị kết hợp với hai hoặc nhiều tác nhân theo nhiều cơ chế khác nhau. Aloesin là thành phần sáng da phù hợp cho loại da nhạy cảm. Thành phần này nên kết hợp với niacinamide, chất chống oxy hóa, retinoid, a-hydroxy acid và chất ức chế tyrosinase khác. Thử nghiệm Ames đã chứng minh không có độc tính di truyền hoặc gây đột biến liên quan đến aloesin và qua phân tích tế bào cũng cho thấy không có độc tính gây độc tế bào. Thành phần này được xem là an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm.
Aloe juice:
(Nước ép lô hội) thu được khi pha loãng gel lô hội. Xem aloe vera.
Aloe vera:
(Lô hội, nha đam) có tên khoa học là Aloe barbaden- sis, loại cây có thân mọng nước, sống lâu năm giống như xương rồng, hiện nay phân bố rộng rãi trên toàn châu Phi, châu A, miền nam châu Âu, châu Mỹ và những vùng có khí hậu nhiệt đới khác. Trong y học cổ truyền dân gian, lô hội có thể dùng ngoài da để chữa viêm, sẹo và rối loạn sắc tố trên da. Y văn đã ghi nhận việc sử dụng lô hội bắt nguồn tại Ai Cập cổ đại từ 2500 năm trước (ở đây chúng được xem như một loài cây bất tử), Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mexico. Loại thảo dược này đã được các nữ hoàng Ai Cập là Nefertiti và Cleopatra sử dụng để dưỡng da, dùng trong nghi lễ ướp xác và lễ tang của các pharaoh, đế chữa những vết thương trên chiến trường dưới thời Alexander đại đế và được Christopher Columbus sử dụng hơn 1500 năm sau. Việc sử dụng lô hội trong y học hiện đại bắt đầu từ những năm 1930, loài cây này đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm da mãn tính và nghiêm trọng do bức xạ. Năm 1983, PDA cho phép sử dụng lô hội dùng ngoài da để chữa viêm. A.vera cũng được chấp nhận làm chất tạo mùi cho thực phẩm và là thuốc nhuận tràng (nhựa lô hội). Thành phần lô hội chứa lượng glucomannan và các polysaccharide hàm lượng lơn, gel và nhựa lô hội từ lá giúp chữa lành, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời thúc đẩy tăng sinh collagen. Nghiên cứu trong những năm gần đây đã xác định được lô hội chứa 3 thành phần có khả năng chống khối u như emodin, mannose và lectin. Bên cạnh đó, lô hội còn có khả năng kháng viêm nhờ nhóm hợp chất salicylate (cho tác dụng giống như aspirin) và C-glucosylchromone (có tính kháng viêm tương đương với hydrocortisone). Thành phần magnesium lactate giúp ức chế sự sản sinh histamine, bất hoạt bradykinin và thromboxan, từ đó cho tác dụng giảm đau, kết hợp glycoprotein góp phần vào quá trình tái tạo, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Các nghiên cứu lâm sàng gân đây nhận thấy dịch chiết từ lô hội thật sự hiệu quả trong việc giảm viêm, kháng khuẩn, vẩy nến, làm lành vết thương và bảo vệ da khỏi tác hại uv. Theo CIR, nồng độ anthraquinone trong các sản phẩm lô hội không được vượt quá 50 phần triệu (ppm) và phải được xác định rõ ràng; độc tính quang học có liên quan đến một số anthraquinone nhưng nghiên cứu cho thấy điều này không đáng lo ngại. Việc sử dụng các sản phẩm lô hội ngoài da được công nhận là an toàn, ít biến chứng nhưng các tác dụng phụ ngoài da như eczema cấp tính mề đay tiếp xúc và viêm da đã được ghi nhận.
Aloe vera gel:
(Gel lô hội) là một dạng chất nhầy được lấy từ cây lô hội. Xem aloe vera.
Aloin:
Hỗn hợp các thành phần hoạt tính được chiết xuất từ lô hội, tinh thể màu vàng với vị đắng. Các nhà sản xuất mỹ phẩm loại bỏ nó tò gel lô hội hoàn chỉnh vì gây tác dụng phụ trên da, bị cẩm bởi FDA vào nấm 1992 khi dùng làm thành phần trong thuốc nhuận tràng.
Alpha-arbutin:
Thành phần hoạt chất tổng hợp, có chức năng làm sáng da. Alpha-arbutin giúp làm da đều màu và sáng hơn, làm giảm mức độ sạm da sau khi tiếp xúc với tia cực tím cũng như giảm thiểu các đốm đồi mồi. Thành phần này được sinh tổng hợp từ bearberry, cũng được tìm thấy trong lúa mì, có tính chống oxy hóa và tẩy trắng. Hoạt động như một chất ức chế tyrosinase bằng cách chuyển thành hydroquinone và ngăn chặn hình thành melanin. Cách sử dụng; nồng độ 0,2 – 2%; thêm vào pha nước của công thức, cho kết quả tốt nhất khi sử dụng sản phẩm có chứa alpha-arbutin trong ít nhất 2-3 tháng.
Alpha-bisabolol:
Bisabolol tổng hợp. Xem thêm bisabolol.
Alpha-glucan oligosaccharide:
Một loại carbohydrate được sử dụng trong dưỡng da và dưỡng tóc.
Alpha-hydroxy acid:
(AHA) tên gọi chung của một nhóm các acid tự nhiên, hay được gọi là “acid trái cây”. AHA được sử dụng trong các sản phẩm giữ ẩm, làm mềm và tẩy tế bào chết cho da, thay da hóa học. AHA làm nới lỏng liên kết mặt ngoài của da, làm lớp này bong ra và thay mới. AHA cũng được dùng để điều trị các tổn thương do ánh nắng mặt trời, do tăng sắc tố hay bệnh eczema, bệnh vảy cá. Lợi ích mà AHA mang lại phụ thuộc vào dạng và nồng độ AHA cũng như pH của công thức. Các sản phẩm AHA tiên thị trường thường bán cho người tiêu dùng có nồng độ 10% hoặc thấp hơn, bán cho các chuyên viên da liễu là 20 – 30%, còn được bác sĩ sử dựng có thể lên đến khoảng 50 – 70%.
Tác dụng của AHA bao gồm: giảm đường rãnh, nếp nhăn, làm mờ các vết tăng sắc tố, giúp da mềm mịn và dịu, phục hồi lớp sừng bằng cách loại bỏ các tế bào chết, tạo cấu trúc da bền vững, hoạt hóa acid hyaluronic, tăng khả năng giữ ẩm và dưỡng ẩm cho da… Theo thống kê có 6 loại acid trái cây có trong thành phần của nhiều loại rau củ quả như acid glycolic (được tìm thấy đường mía), acid lactic (được tìm thấy trong sữa và nước ép cà chua), acid malic (có trong táo), acid tartric (trong nho và rượu) và acid citric (có trong chanh, dứa, cam và nhiều loại trái cây khác). Acid pyruvic cũng là một acid thuộc nhóm AHA. FDA có một mối quan tâm đặc biệt về AHA bởi vì khác với mỹ phẩm truyền thống, AHA có khả năng thâm nhập vào hàng rào da. Khi xem xét các dữ liệu hạn chế về AHA, FDA đã kết luận trong một báo cáo năm 1996 rằng một số công thức nhất định của sản phần AHA có thể ảnh hưởng đến da theo cách tương tự như thay da hóa học tức là tăng tỷ lệ thay mới của tế bào và giảm độ dày của da. Mức độ tác động phụ thuộc vào pH của sản phẩm (đo lường độ acid), nồng độ AHA cũng như cách sử dụng sản phẩm (cả tần suất sử dụng và vị trí trên da). Độ nhạy với ánh sáng mặt trời cũng là mối quan tâm của FDA theo báo cáo bổ sung năm 1996 về độ an toàn của nhóm hợp chất này.
Một số người đã báo cáo phản ứng bất lợi dẫn đến tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu khác đã xem xét tác động của acid glycolic lam tăng mức độ cháy nắng da, cho thấy những người sử dụng AHA khi tiếp xúc với tia cực tím có tổn thương tế bào gấp đôi so với những người được điều trị bằng sản phẩm không phải AHA. Năm 1997, CIR kết luận rằng acid glycolic, acid lactic của AHA cùng các hợp chất hóa học liên quan của chúng an toàn khi sử dụng ưong các sản phẩm dành cho người tiêu dùng với nồng độ 10% hoặc thấp hơn. Các công thức của acid glycolic hay acid lactic ở nồng độ 30% hoặc thấp hơn cũng như pH là 3,0 hoặc cao hơn chỉ để sử dụng “ngắn hạn” một lần, sau đó rửa sạch và chống nắng cẩn thận. Mỗi nhà sản xuất sản phẩm AHA nên tiến hành thử nghiệm thích hợp trên sản phẩm để đo lường sản phẩm có làm tăng độ nhạy của người dùng với bức xạ tia cực tím hay không; và nếu có, cần thêm biện pháp chống nắng vào sản phẩm, đồng thời cảnh báo người tiêu dùng các bước bổ sung để tự bảo vệ mình mọi lúc.
Alpha-hydroxy caproic acid:
Khi được thêm vào công thức mỹ phẩm có thể ngăn ngừa được hiện tượng tróc da do phơi nắng quá mức.
Alpha-isomethyl ionone:
Được sử dụng để che mùi trong công thức.
Alpha-linolenic acid:
Còn được gọi là omega-3. Xem Linolenic acid.
Alpha-lipoic acid (ALA):
Còn được gọi là thioctic acid, có nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn thực phẩm như rau bina, gan và men bia, cơ thể có khả năng tự sản xuất một lượng nhỏ. Đây là chất chống oxy hóa rất mạnh và có khả năng trung hòa gốc tự do. ALA có tính chống oxy hóa giống với vitamin C, giúp duy trì tính năng của các chất như vitamin C, E và coenzym Q10, có thể kích hoạt chức năng của tế bào. Trong y học, ALA được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Trong điều chế mỹ phẩm, ALA được dùng ưong các sản phẩm chống oxy hóa và chống lão hóa.
Alpha-olefin sulfonate:
Được làm chủ yếu từ dầu dừa. Chứa 40% hoạt chất. Chất lỏng màu vàng nhạt, hơi nhớt, mùi nhẹ. Tan trong nước, có pH 8 (dung dịch 10%). Chất diện hoạt anion dịu nhẹ có khả năng tạo bọt và nhũ hóa tốt, không gây khô da và màng nhầy. Có khả năng làm ướt, tạo bọt tốt, tăng độ nhớt nhẹ và tương thích với các chất diện hoạt khác bao gồm các chất trung tính, lưỡng tính hoặc anion. Có thể được dùng để điều chế các sản phẩm làm sạch không chứa sulfate. Cách sử dụng: nồng độ sử dụng khuyển cáo từ 4 – 30% tùy thuộc vào hiệu quả tạo bọt và làm sạch mong muốn.
Alpha-tocopherol:
Xem vitamin E.
Alpha-tocopheryl ferulate:
Chất có tác dụng điều trị tăng sắc tố do phơi nắng, ngăn chặn sản sinh melanin bằng cách ức chế hoạt tính của tyrosinase. Alpha-tocopheryl ferulate thu được từ phản ứng giữa alpha-tocopherol ester với acid ferulic (giống alpha-tocopherol, acid ferulic cũng là một chất chống oxy hóa). Alpha-tocopheryl ferulate là một chất hấp thụ tia uv. Xem tocopherol.
Alteromonas ferment extract:
(Chiết xuất lên men) thành phần giúp da mềm mịn, thích hợp cho da khô hoặc da bị tổn thương, ngoài ra nó cũng có tính kháng viêm. Chiết xuất này thu được qua quá trình lên men Alteromonas macleodii – một vi khuẩn biên.
Althaea extract:
(Chiết xuất thục quỳ), thu được từ loài Althaea officinalis, chứa hydroglycolic tự nhiên từ rễ cây thục quỳ, có khả năng làm mềm, làm dịu và làm lành da. Chiết xuất cây thục quỳ được dùng trong các sản phẩm sau khi cạo râu, các sản phẩm điều trị cháy nắng và da khô.
Althaea root:
(Rễ phù dung quỳ) thu được từ loài Hibiscus moscheutos, rễ khô được sử dụng trong làm hương liệu đồ uống, được sử dụng trong thuốc mỡ để làm dịu da và màng nhầy.
Althaea rosea powder:
Hoa khô được nghiền nát của cây mãn đình hồng Althaea rosea. Xem marshmallow root.
Alum:
(Kali alum, nhôm amoni, kali sulfate) chất rắn không màu, không mùi, tinh thể, hòa tan trong nước, được sử dụng trong các loại lotion làm se, lotion sau cạo râu và có khả năng cầm máu. Cũng được sử dụng để ngăn chặn nhôm clorua gây kích ứng da trong các sản phẩm chống mồ hôi. Trong các dung dịch cô đặc, alum có thể gây ra tổn thương nướu và xuất huyết đường ruột dẫn đến tử vong. Nó có độc tính thấp ở động vật thí nghiệm, nhưng uống 30 gram cũng đủ giết chết một người trưởng thành, gây tổn thương thận. FDA đã ban hành thông báo vào năm 1992 rằng kali alum và nhôm amoni không chứng minh được tính an toàn cũng như hiệu quà trong các sản phẩm OTC. Không có tác dụng có hại cụ thể nào được báo cáo trong mỹ phẩm.
Alumina:
(Nhôm oxit) có đặc tính làm mài mòn, hấp thụ, chống kết khối, cản quang và điều chỉnh độ nhót. Nồng độ alumina cao có thể gây kích ứng đường hô hấp và các vấn đề về phổi. Không có độc tính trên da.
Aluminum PCA:
Có đặc tính se da và khử trùng.
Aluminum acetate solution:
(Dung dịch aluminum acetate, dung dich Brown) có đặc tính làm se da và kháng khuẩn, được sử dụng trong nước hoa hồng làm se da, chất chống mồ hôi, chất khử mùi và kem bảo vệ da. Đây là hỗn hợp gồm muối axetate của kim loại kiềm, acid acetic, dihydroxy aluminium acetate và acid boric (đóng vai trò là chất ổn định), uống liều lượng lớn có thể gây buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu. Phơi nhiễm kéo dài và liên tục có thể gây ra tình trạng tróc da nghiêm trọng, gây phát ban da ờ một số người.
Aluminum bromhydrate:
Tinh thể màu trắng, vàng nhạt. Dạng không chứa nước có tính ăn mòn cao trên da. EU cấm dùng trong mỹ phẩm.
Aluminum chlorohydroxy allantoinate:
Được sử dụng trong các loại cream sau cạo râu và các chất làm se khác. Không gây nhạy cảm và không kích ứng. Xem allantoin.
Aluminum chloride:
Dạng muối chống mồ hôi đầu tiên được sử dụng và vẫn có hiệu quả cao nhất. Nó cũng có tính sát trùng nhưng có thể gây kích ứng da nhạy cảm và gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.
Aluminum chlorohydrate:
Sử dụng rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm chống mồ hôi (giảm tiết mồ hôi) và chất khử mùi (bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn), nguy cơ gây kích thích rất thấp. Sử dụng thông thường 5 – 25% (25% là tối đa được cho phép bởi FDA và Bộ Y tế Canada).
Aluminum chlorohydrex:
Dẫn xuất của aluminum chlorohydrate kết hợp với propylene glycol, làm cho nó hòa tan trong alcohol tốt hơn, được sử dụng trong chất khử mùi và chất chống tiết mồ hôi.
Aluminum dicetyl phosphate:
Muối nhôm được sử dụng làm chất ổn định nhũ tương.
Aluminum dichlorohydrate:
Một thành phần chống mồ hôi.
Aluminum dichlorohydrex PEG và PG:
Aluminum dichlorate và propylene glycol trong đó một số phân tử nước đã được thay thế bằng propylene glycol, được sử dụng làm chất làm se.
Aluminum dimyristate:
Được sử dụng trong xà phòng.
Aluminum distearate:
Chất kết dính giữ bột lỏng dính nhau khi nén thành dạng bánh rắn.
Aluminum fluoride:
ít độc hơn khi nuốt phải so với các loại florua khác, nó được sử dụng để ức chế quá trình lên men và sử dụng trong kem đánh răng. Nồng độ flo không được vượt quá 0,15 phần trăm trong một sản phẩm.
Aluminum formate:
Được sử dụng như một chất chống mồ hôi, dùng để tạo ra các muối nhôm khác ít acid và ăn mòn các loại vải.
Aluminum hydrate:
Thường thu được dưới dạng bột trắng, vô định hình. Thực tế không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong dung dịch kiềm. Được sử dụng như chất hấp phụ, chất nhũ hóa và kiềm trong chất tẩy rửa, chất chống mồ hôi và chất tẩy trắng răng. Được sử dụng như một thuốc kháng acid dạ dày. Không còn được cho phép sử dụng để tạo màu trong mỹ phẩm.
Aluminum hydrogenated tallow glutamate:
Muối nhôm của mỡ được sử dụng trong phân trang điểm dùng cho mặt.
Aluminum hydroxide:
Hợp chất vô cơ tạo độ mờ đục, có vai trò dưỡng ẩm, làm mềm, làm mịn, chất làm se, kiềm nhẹ, bảo vệ da và điều chỉnh độ nhớt sản phẩm. Aluminum hydroxide được sử dụng trong các loại mặt nạ và mỹ phẩm trang điểm, các chất chống mồ hôi, kem đánh răng. Nó có màu trắng, được sử dụng như một thành phần làm khô, chất xúc tác, chất hấp phụ và thành phần màu trong nhiều quy trình thẩm mỹ. Thực tế không hòa tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Hydroxyđe nhôm có độc tính thấp nhưng có thế gây táo bổn nếu nuốt phải. Không có độc tính trên da. Xem aluminum salts and deoderants.
Aluminum isostearates/laurates/stearates:
Muối nhôm của hỗn hợp acid isostearic, lauric và stearic, được sử dụng như một thành phần tạo gel.
Aluminum isostearate/myristates:
Muối nhôm của hỗn hợp acid isostearic và acid myristic, được sử dụng như một thành phần tạo gel
Aluminum isostearate/palmitates:
Muối nhôm của acid palmitic và acid isostearic, được sử dụng như một thành phần tạo gel.
Aluminum lactate:
Các muối nhôm của acid lactic. Thành phần săn se, khử mùi và được sử dụng như chất điều chỉnh.
Aluminum magnesium hydroxy stearate:
Chất phụ gia và ổn định công thức cho các nhũ tương nước/dầu. Nó giúp cải thiện độ treo của một số tiểu phân hoặc các phẩm màu không tan trong quá trình bào chế, được sử dụng trong điều chế gel trong suốt.
Aluminum myristates/palmitates:
Muối nhôm của hỗn hợp acid palmitic và acid isostearic, được sử dụng như một thành phần tạo gel.
Aluminum palmitate:
Dạng hạt màu trắng, không hòa tan trong nước, được sử dụng như một chất bôi trơn và vật liệu chống thấm, sử dụng như một chất chống mồ hôi Xem aluminum salts and deoderants.
Aluminum PCA:
Muối nhôm của acid carboxylic pyrrolidone, được sử dụng trong dưỡng da. Pyrrolidone có nguồn gốc từ acetylene và formaldehyđe. Acid carboxylic là một acid béo.
Aluminum phenolsulfonate:
(Aluminum sulfocarbolate) bột màu hồng, tan trong nước, được sử dụng trong các loại cream làm se và phim khử mùi với đặc tính sát trùng và tẩy rửa, dùng làm phấn thơm. Xem aluminum sulfate để biết về độc tính.
Aluminum phosphate:
Tinh thể màu trắng, không tan trong nước Được sử dụng trong gốm sứ, xi măng nha khoa và mỹ phẩm như một thành phần tạo gel, ăn mòn mô.
Aluminum powder:
Bột nhôm, một phụ gia màu chứa các hạt nhôm mịn, được sử dụng trong phấn dùng trên mặt và thuốc nhuộm tóc. Được EDA niêm yết vĩnh viễn vào năm 1977 để sử dựng làm chất tạo màu.
Aluminum salt:
Muối nhôm (aluminum acetate, aluminum caprylate, aluminum chloride, aluminum chlorohydrate, aluminum diacetate, aluminum distearate, aluminum glycinate, aluminum hydroxide, aluminum lanolate, aluminum methionate, aluminum phenolsulfonate, aluminum silicat, aluminum stearate, aluminum sulfate, aluminum tristearate) được sử dụng trong chất chống mồ hôi để chống mùi hôi cơ thể. Mùi mồ hôi là do tác động của vi khuẩn lên độ ẩm. Các muối này ngăn ngừa tiết mồ hôi bằng cách cản trở hoạt động của mồ hôi và hoạt động như một chất kháng khuẩn. Các loại muối mạnh có thể gây kích ứng da và làm hư hại các loại vải. Do đó, các thành phần đệm được thêm vào bởi các nhà sản xuất mỹ phẩm để chống lại các tác dụng phụ như vậy. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cầm máu.
Aluminum sesquichlorohydrate:
Muối nhôm được sử dụng như chất chống mồ hôi và các thành phần làm sạch.
Aluminum sesquichlorohydrex:
Aluminum sesquichlorohydrex PG và PEG, là một phức hợp của aluminum sesquichlorohydrate và polyethylene glycol trong đó một số phân tử nước gắn vào kim loại đã được thay thế bằng polyethylene glycol.
Aluminum silicate:
Được khối màu trắng, không tan trong nước, thu được từ đất sét hoặc được tổng hợp, sử dụng như một thành phần chống đóng bánh và là chất tạo màu trong mỹ phẩm dạng bột. Là thành phần mài mòn, chất độn, thành phần cản quang, được sử dụng rộng rãi trong các loại cream, lotion, kem đánh răng, mascara và nhiều mỹ phẩm khác, về cơ bản, thành phần này vô hại khi uống hay bôi cho da. Xem aluminum salts.
Aluminum starch octenylsuccinate:
Chống đóng bánh và chất làm đặc, nó được sử dụng trong bột trang điểm, kem bôi tay, cơ thể, lotion và các loại bột sau cạo râu. Được dùng trong thực phẩm dạng bột, thuốc xịt, chì kẻ mắt, chất khử mùi, nước hoa và các sản phấn chống nắng khác. Xem aluminum phenolsulfonate.
Aluminum starch octenylsuccinate:
(Tính bột nhôm octenyl succinat) là chất táng cường chống nắng, đặc biệt khi được sử dụng kết hợp với titanium dioxide. Đây là một chất kỵ nước và thường được sử dụng để làm giảm sự trơn nhờn của sản phẩm.
Aluminum stearate:
Dạng muối của acid stearic, là chất làm đầy, nhũ hóa và ổn định trong các sản phẩm nhũ tương. Aluminum tristearate là một vật liệu nhựa cứng được sử dụng như một chất tạo đặc và tạo màu trong mỹ phẩm. Không phải là chất màu được chấp thuận ở Hoa Kỳ. CIR nhận thấy chất này an toàn vào đầu những năm 1980 nhung đang xem xét thông tin mới để xác định xem đánh giá an toàn cuối cùng có nên được tái khẳng định, sửa đổi hoặc bổ sưng hay không.
Aluminum sucrose octasulfate:
Muối nhôm của acid sulfuric kết hợp với sucrose, được sử dụng trong dưỡng da.
Aluminum sulfate:
Tinh thể không màu, tan trong nước, được sử dụng như chất khử trùng, chất làm se trong các sản phẩm chống tiết mồ hôi, khử mùi. Có thể gây ra nổi mụn dưới cánh tay hoặc phản ứng dị ứng ở một số người. FDA đã ban hành một thông báo vào năm 1992 rằng aluminum sulfate đã không chứng minh được tính an toàn và hiệu quả cho các tuyên bố đã nêu trong các sản phẩm OTC.
Aluminum triformate:
Muối nhôm của acid formic được sử dụng làm chất điều chỉnh độ pH. Xem formic acid.
Aluminum tristearate:
Chất dưỡng da, được sử dụng trong mascara, toner và các sản phẩm làm tóc khác. Trên cơ sở các thông tin có sẵn, CIR kết luận rằng thành phần này an toàn dùng trong mỹ phẩm.
Aluminum undecylenoyl collagen amino acid:
Muối nhôm của acid amin của collagen, được sử dụng trong các chất tạo màu tóc và kem dưỡng da. Xem collagen và amino acid.
Aluminum zinc oxide:
Thành phần chống gàu, cũng được sử dụng như một chất khử mùi.
Aluminum zirconium hydroxide complexes:
Được sử dựng làm chất chống mồ hôi. Nồng độ giới hạn ở mức 20% của EU, bị cấm khi dùng ở dạng khí dung.
Aluminum zirconium octachlorohydrate:
Muối nhôm được sử dụng làm các chất chống mồ hôi, chất làm se và khử mùi.
Aluminum zirconium pentachlorohydrate:
Muối nhôm được sử dụng làm chất chống mồ hôi.
Aluminum zirconium tetrachlorohydrate và PEG:
Muối nhôm zirconium được sử dụng làm chất chống mồ hôi và chất khử mùi.
Aluminum zirconium tdchlorohydrex glyc:
Được sử dụng làm chất chống mồ hôi (trừ dạng khí dung).
Amalaki:
(Cây me rừng) tên khoa học Phyllanthus emblica, thảo dược đã được sử dụng hàng ngàn năm ở Ấn Độ để điều trị ho, rối loạn tiêu hóa và bình thường hóa chức năng ruột. Nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh về da và khối u.
Amaranth:
Xem FD&C Blue No. 2.
Amaranthus caudatus:
(Cây dền gai) tên khoa học Amaranthus hybridus, một loại thảo mộc được sử dụng để trị tiêu hóa, chảy máu, tiêu chảy, đau do kinh nguyệt, kiết lỵ và thực phẩm. Nó có tính chất làm se, cam máu, lợi tiểu, giàu vitamin A và C.
Amber oil, rectified:
Thành phần nước hoa được chưng cất từ thực vật và tinh khiết hóa. Dầu có màu vàng nhạt đến màu nâu vàng và dễ bay hơi, vị chua.
Ambergris:
Gia vị trong thức ăn và nước uống.
Ambrettolid:
Được sử dụng như một hương liệu.
Amerchol:
Nhóm các dẫn xuất lanolin hoạt động bề mặt. Hầu hết là chất rắn mềm được sử dụng làm chất nhũ hóa và chất ổn định cho nhũ tương, chất làm mềm trong mỹ phẩm.
American centaury extract:
(Chiết xuất cây centaury Mỹ) được sử dụng để điều trị chứng vàng da, có tác dụng khử trùng mạnh cho vết cắt và trầy xước, cũng được sử dụng như một loại nước súc miệng.
Amethyst:
Một khoáng chất chứa chủ yếu là silicone dioxide được sử dụng làm chất mài mòn. Xem silicones.
Amide:
Có nguồn gốc từ amoniac, được dùng làm chất làm đặc trong mỹ phẩm và ổn định bọt, chất chống kích ứng để ngăn chặn cảm giác châm chích của các thành phần mỹ phẩm khác. Cocoamide DEA là một ví dụ điển hình.
Amidinoproline:
Một amin được sử dụng như chất giữ ấn dưỡng da.
Amido:
Hợp chất có chứa amoniac
Amines:
Một loại hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ amoniac. Chúng có tính chất cơ bản của các dẫn xuất bán tổng hợp của amoni clorua. Các hợp chất amoni bậc IV được sử dụng trong các chất tẩy rửa là những ví dụ.
Amino acid surfactants:
Acyl glutamate, được sử dụng làm chất chống kích ứng trong mỹ phẩm để ngăn ngừa châm chích của một số thành phần mỹ phẩm.
Amino acid:
Được dùng trong mỹ phẩm nhằm cải thiện khả năng giữ ẩm cho da. Các amino acid có thể xâm nhập vào lớp sừng sâu hơn so với protein, chẳng hạn như collagen với khối lượng phân tử lớn hơn. Cảm giác trên da phụ thuộc vào thành phần amino acid cấu tạo nên protein. Trước kia, collagen có nguồn gốc từ động vật thường được sử dụng. Ngày nay, do nhu cầu của người tiêu dùng còn có amino acid thu được từ rau củ quả. Mặc dù ammo acid là thành phần cơ bản của da nhưng da không dùng amino acid thoa tại chỗ để sản sinh tế bào mới cũng bởi vì vai trò của amino acid trong sự hình thành da là một quá trình phức tạp.
Amino bispropyl dimethicone:
Một thành phần dưỡng tóc. Xem siloxane.
2-amino-l,2-bis (4-methoxyphenyl) ethanol và muối:
Có thể gây ra các phản ling dị ứng. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Y-amino-p-hydroxy butyric acid:
(Gamma-ammo-beta-hydroxy butric acid) các nghiên cứu cho rằng khi kết hợp acid y-amino-|3-hydroxy butyric vái vitamin E sẽ có tác dụng chống lão hóa. y-amino-|3-hydroxy butyric acid tác động đến hệ thống vi tuần hoàn, làm tăng tốc độ chuyển hóa da và cải thiện tình trạng da.
p-aminobenzoic acid (PABA):
Hoạt chất chống nắng, là một phần của phức hợp vitamin B và được tìm thấy trong men bia, được sử dụng thuốc gây tê tại chỗ trong các sản phẩm chống nắng. Trong y học, hoạt chất được dùng để điều trị viêm khớp. Ở những người nhạy cảm, nó có thể gây ra sự nhạy cảm với ánh sáng. Năm 1992, FDA đã đề xuất cấm sử dụng acid aminobenzoic trong các sản phẩm giảm đau vi không chứng minh được tính an toàn và hiệu quả như đã tuyên bố. Xem para-axmnobenzoic.
2-aminobutanol:
Amin được sử dụng làm chất điều chỉnh pH. Xem amino acid.
Amino caproic acid:
Thành phần bị cấm dùng trong mỹ phẩm bởi EU và ASEAN.
5-amino-4-chloro-o-cresol HC1:
Tạo màu tóc.
2-amino-6-chloro-4-nitrophenol:
Thuốc nhuộm tóc từ nhựa than đá. CTR kết luận thành phần này được hấp thu kém qua da, không gây tác dụng phụ trên hệ thống. 2-amino-6-chloro-4-nitrophenol là thuốc nhuộm tóc bán vĩnh viễn hoặc là chất tạo màu trong các công thức thuốc nhuộm oxy hóa (sau khi trộn với hydrogen peroxide theo tỷ lệ 1:1 đến 1:3) ở nồng độ tối đa là 2,0% trong sản phẩm mỹ phẩm đã hoàn chỉnh, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. Thuốc nhuộm tóc này giống như nhiều thuốc nhuộm tóc khác, là một chất gây nhạy cảm da. Xem resorcinol.
Aminobutyric acid:
Amino acid có đặc tính giữ nước và có khả năng chống viêm.
Aminoethyl propanol:
Alcohol có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng tại chỗ, đóng Vai trò điều chỉnh pH trong công thức mỹ phẩm
Amino-m-cresol:
Màu nhuộm nhựa than đá.
4-amino-m-cresol:
Thuốc nhuộm tóc. Năm 2005, EU đánh giá các nghiên cứu và cho rằng 4-amino-m-cresol là chất nhuộm tóc oxy hỏa ở nồng độ tối đa 1,5% trong thành phẩm mỹ phẩm (sau khi trộn với hydrogen peroxide) không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng nhưng có thể gây kích ứng nhẹ.
5-Aminodimethicone:
Được sử dụng như chất bảo vệ da và thuốc xịt tóc. Xem dimethicone.
Amino-2,6-dimethoxy-3-hydroxy-pyridine:
Màu nhuộm nhựa than đá. Xem phenol.
Aminoethanesulfinic acid:
(Hypotaurine) thành phần chứa amin, được sử dụng như một chất chống oxy hóa.
Aminoethylacrylate phosphate/acrylates copolymer:
Được sử dụng trong các sản phẩm tóc như một chất tạo phim. Xem acrylates.
Aminoethylphosphinic acid:
Hợp chất phospho được số dụng trong các sản phẩm dưỡng da.
Aminoeihylpropanediol-AMPD-acrylamide copolymer:
Polymer tổng hợp có chứa ester của acid metacrylic và được sử dụng trong thuốc xịt tóc. Xem acrylates.
5-amino-4-fluoro-2-methylphenol sulfate:
Thuốc nhuộm màu tóc. Xem phenol.
2-amino-4-hydroxyethylaminoanisole hydroxyethylaminoanisole:
Màu nhuộm nhựa than đá. Xem resordnol.
2-amino-3-hydroxypyridine:
Màu nhuộm nhựa than đá. Trong năm 2008, SCCP kết luận rằng một công thức có chứa hoạt chất này trong thuốc nhuộm tóc oxy hóa khoảng 1,0% không gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. Xem resorcinol và coal tar.
4-amino-2-hydroxytoluene:
Được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm tóc. CIR kết luận đây là một thành phần an toàn trong mỹ phẩm. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, thành phần này không có dấu hiệu gây ung thư. Xem toluene.
Aminomethyl-p-aminophenol HC1:
Màu nhuộm nhựa than đá.
Aminomethyl propanediol:
Các tinh thể làm từ hợp chất nitơ, hòa tan trong alcohol và có thể hòa trộn với nước. Được sử dụng như một thành phần nhũ hóa cho các loại cream, lotion và các loại dầu khoáng.
Aminomethyl propanol:
(AMP) alcohol được sử dụng để điều chỉnh pH trong công thức mỹ phẩm, đóng vai trò là một chất nhũ hóa và là một tác nhân tạo gel làm từ hợp chất nitơ, hòa trộn được với nước, hòa tan trong alcohol và được sử dụng như một thành phần nhũ hóa cho các loại cream, lotion, chất khử mùi, dầu gội, lotion sau cạo râu, kem dưỡng ẩm, sản phẩm làm sạch và thuốc xịt tóc. Được sử dụng trong các loại thuốc làm giảm lượng nước cơ thể. Phơi nhiễm trên da kéo dài có thể gây kích ứng do độ kiềm, nhưng trong hầu hết các sản phẩm thương mại, độ kiềm được trung hòa, được sử dụng trong mỹ phẩm lên đến 10%. Dữ liệu thử nghiệm có sẵn sử dụng không vượt quá 1%. Đo đó, CIR nói rằng nồng độ không quá 1% là an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm.
4-amino-2-nitrophenol:
SCCP trong năm 2008 kết luận rằng, ngoài những rủi ro liên quan đến nguy cơ gây nhạy cảm, việc sử dụng 4-amino-3-nitrophenol như một thành phần trong công thức thuốc nhuộm tóc oxy hóa với nồng độ tối đa 1,5% và trong công thức thuốc nhuộm tóc không oxy hóa với nồng độ tối đa là 1,0% không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. 4-amino-3-nitrophenol tự nó không có tiềm năng gây đột biến. Bị cấm trong mỹ phẩm của ASEAN. Xem resorcinol và aminophenol.
Aminophenol:
(M-aminophenol, o-aminophenol, p-aminophenol, 2-amino-5~nitrophenol, 4-amino-2-nitrophenol, 2-amino-6-chloro- 4 -nitrophenol, p-aminophenol HC1) thành phần có mùi thơm, tinh thể không màu có nguồn gốc từ phenol, được sử dụng làm chất trung gian trong thuốc nhuộm tóc màu nâu đỏ và nâu nhẹ. Được phát hiện ở Luân Đôn vào năm 1854, aminophenol cũng được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm lưu huỳnh và azo. Nó có thể gây thiêu oxy trong máu nhưng ít độc hơn aniline ở động vật. Dung dịch trên da gây kích ứng da, phát ban da và nhạy cảm. Hít phải có thể gây hen suyễn. Những thành phần gây đột biến trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Chúng được chuyển hóa theo cách tương tự như acetaminophen, có tác dụng tiềm tàng lên gan. CIR kết luận rằng mặc dù dữ liệu lâm sàng cho các aminophenol bị giới hạn và xét nghiệm da ở chuột lang gây ra độ nhạy, các aminophenol vẫn an toàn dùng trong mỹ phẩm. ASEAN cẩm 2-amino-4-nitrophenol và 2-amino-5-nitrophenol trong mỹ phẩm.
m-aminophenol:
Chất nhuộm màu tóc. Dựa trên thông tin được cung cấp, SCCP cho rằng việc sử dụng chính m-aminophenol là chất nhuộm tóc oxy hóa ở nồng độ tối đa 1,2% trong sản phẩm mỹ phẩm (sau khi trộn với hydrogen peroxide) không gây ra nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu dùng, ngoài tiềm năng nhạy cảm của nó. m-aminophenol không có khả năng gây đột biến trong cơ thể. Xem aminophenol.
o-aminophenol:
Chất nhuộm màu tóc. Bị cấm ở EU và Canada
p-aminophenol:
Chất nhuộm màu tóc. Bị cấm ở EU và Canada
p-aminophenol HCI:
Chất tạo màu tóc.
Aminophylline:
Thuốc theo toa được chấp thuận sử dụng trong điều trị hen suyễn, nó là một thành phần được sử dụng trong nhiều loại cream cho vùng đùi. Đây là loại thuốc lợi tiểu, giãn mạch và chất kích thích tim. Cần thận trọng khi sử dụng trong mỹ phẩm.
Aminopropyl ascorbyl phosphate:
Được sử dụng như một chất chống oxy hóa. Xem ascorbic acid.
Aminopropyl dihydrogen phosphate:
Thành phần dưỡng da.
Aminopropyl dimethicone:
Thành phần dưỡng tóc. Xem dimethicone.
Aminopropyl laurylglutamine:
Thành phần chống tĩnh điện được sử dụng trong dưỡng tóc, cũng được sử dụng như một thành phần làm sạch.
4-aminosalicylic và muối:
Có nguồn gốc từ phenol, bị cấm trong mỹ phẩm ở EU và ASEAN.
Aminotriazine pentane carboxamide MIPA:
Được sử dụng trong dưỡng da. Xem amines.
Amla:
Chống oxy hóa bảo vệ. Quả cũng được sử dụng trong thực phẩm chức năng và mỹ phẩm để chống lại các gốc tự do, chứa tới 2% vitamin C.
Ammi majus:
Chứa furocoumarin trong tất cả các bộ phận của cây, nhưng đặc biệt tập trung trong hạt. Hợp chất này nhạy ánh sáng. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Ammonia:
Chất lỏng thu được bằng cách thổi hơi nước qua than cốc nóng chảy, được sử dụng trong chất làm lạnh, trong sản xuất lotion uốn và tẩy tóc, sản xuất chất tẩy rửa và các chế phẩm làm sạch. Nó có thể gây rụng tóc khi sử dụng trong uốn tóc vĩnh viễn và thuốc tẩy tóc, được dùng để sản xuất thuốc nổ, vải tổng hợp, thuốc diệt cỏ, phân bón, thuốc trừ sâu và là một trong năm hóa chất vô cơ hàng đầu được sản xuất tại Hoa Kỳ. Được chứng minh là có thể gây ung thư da ở liều 1.000 mg/kg trọng lượng cơ thể người, rất độc hại khi hít vào, gây kích ứng cho mắt và màng nhầy. Xem ammonium hydroxide.
Ammonia water:
Nước ammonia, khí amoniac hòa tan trong nước, được sử dụng như một chất kiềm trong thuốc nhuộm tóc, duỗi tóc và kem dưỡng bảo vệ da. Thành phần này không màu, mùi rất hăng, gây khó chịu cho mắt và màng nhầy. Dung dịch đậm đặc có thể gây bỏng và phồng rộp.
Ammoniated mercury:
(Mercuric chloride ammoniated) bột màu trắng, không mùi, có vị kim loại, được sử dụng ở dạng thuốc mỡ để chống nhiễm trùng da và điều trị các rối loạn về mắt. Tất cả các dạng thủy ngân đều độc hại, dùng tại chỗ có thể dẫn đến phát ban da và các biểu hiện dị ứng khác. Việc sử dụng kéo dài có thể gây tăng sắc tố da và khi áp dụng quá mạnh, nó có thể bị hấp thu và gây ngộ độc hệ thống. Hấp thu hoặc nuốt phải có thể dẫn đến tổn thương thận. Nuốt phải cũng gây đau bụng và ói mửa. Không còn được phép sử dụng trong mỹ phẩm ngoại trừ một lượng nhỏ như một chất bảo quản.
Ammonium acrylates copolymer:
Chất kết dính và chất tạo màng phim.
Ammonium acryloyldimethyltaurate/vinyl formamide copolymer:
Chất ổn định nhũ tương và thành phần làm đặc.
Ammonium alginate:
Xem alginate.
Ammonium alum:
Được sử dụng trong các chất làm se và nước súc miệng.
Ammonium benzoate:
Tinh thể màu trắng hoặc bột được sử dụng làm chất bảo quản.
Ammonium beta-sistosteryl sulfate:
Thành phần dưỡng tóc và dưỡng da. Xem sterol.
Ammonium bicarbonate:
Được sử dụng làm chất đệm trong các loại lotion uốn tóc, thioglycolate, có trong nước tiểu của cá sấu. Thường được điều chế bằng cách cho khí carbon dioxide đi qua nước amoniac đậm đặc. Thành phần dạng tinh thể sáng bóng, cứng, không màu hoặc trắng; mùi amoniac nhẹ, được sử dụng như thuốc loãng đàm và loại bỏ khí trong đường ruột. Cũng được sử dụng trong phân ủ tổng hợp để tăng tốc độ phân hủy. Xem ammonium carbonate để biết độc tính.
Ammonium acryloyl dimethyl taurate/VP copolymer:
Chất làm đầy.
Ammonium bisulfite:
Bột không màu, hấp thụ nước, được sử dụng làm chất xúc tác trong công thức uốn tóc.
Ammonium caseinate:
Protein tan trong nước, có nguồn gốc từ sữa, là một chất giữ nước và là chất nhũ hóa. Xem polymer.
Ammonium capiyleth sulfate:
Được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch. Xem capric acid.
Ammonium carbamate:
Điều chỉnh pH
Ammonium carbonate:
Chất kiềm màu trắng, rắn có nguồn gốc từ ammonium bicarbonate, được sử dụng như chất trung hòa, đệm trong các dung dịch uốn tóc và kem, phân hủy khi tiếp xúc với không khí. Cũng được sử dụng trong bột nở để làm sạch lên, trong bình chữa cháy và làm loãng đờm. Ammonium carbonate có thể gây phát ban da trên da đầu, trán hoặc bàn tay.
Ammonium caseinate:
Thành phần dưỡng tóc và dưỡng da. Xem casein.
Ammonium chloride:
Đóng vai trò là một chất làm dầy, được thêm vào trong dung dịch cân bằng da không cồn. Theo một số báo cáo, thành phần ammonium có thể gây đau hoặc tạo cảm giác châm chích. Muối amoni tự nhiên, tinh thể không màu, không mùi hoặc bột màu trắng, có vị mặn và không tồn tại trong chất kiềm. Được sử dụng như một chất acid hóa trong các dung dịch uốn tóc, trong các loại lotion dưỡng da quanh mắt, làm mát và làm sạch da, thuốc tẩy tóc và dầu gội đầu. Trong y học được dùng như một chất làm acid hóa nước tiểu, thuốc lợi tiểu. Nó còn giữ tuyết không bị tan chảy trên các dốc trượt tuyết. Nếu nuốt phải, nó có thể gây buồn nôn, nôn và nhiễm toan. Như bất kỳ hợp chất amoniac nào, các dung dịch cô đặc có thể gây khó chịu.
Ammonium coco-sulfate:
Được sử dụng như một thành phần nhũ hóa và chất tẩy rửa.
Ammonium cocoyl isethionate:
Được chiết xuất từ dầu dừa tự nhiên một chất hoạt động bề mặt nhẹ, có khả năng tạo bọt và tạo cảm giác mềm mịn cho da.
Ammonium dichromate:
Được sử dụng trong nhuộm màu đỏ và trong nước hoa tổng hợp. Gây kích ứng mắt và da, là chất nghi ngờ gây ung thư.
Ammonium dinonyl sulfosuccinate:
Chất hoạt động bề mặt.
Ammonium fluoride:
Được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng và khử trùng, ăn mòn mô. Nồng độ flo không được vượt quá 0,50%.
Ammonium fluorosilicate:
Gây kích ứng mạnh, được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Nồng độ flo không được vượt quá 0,15%. Thành phần cũng được sử dựng trong khắc thủy tinh, mạ điện và như một chất khử trùng trong ngành công nghiệp sản xuất bia.
Ammonium glycolate:
Chất tẩy rửa được sử dụng trong dầu gội đầu, cream, dung dịch, dưỡng ẩm và xà phòng lỏng. Ammonium glycolat cũng là một dạng được trung hòa của acid glycolic thường được kết hợp trong các mỹ phẩm dạng acid glycolic chưa được trung hòa để làm giảm kích ứng. Ngoài ra, ammonium glycolate cũng có đặc tính giữ ẩm. Xem glycolic acid.
Ammonium glycyrrhizinate:
Muối amoni của acid glycyrrhizic là một chất giúp da mềm và mịn, là tác nhân tạo mùi, đặc biệt được sử dụng trong son môi. Sử dụng trong cream, lotion và dưỡng ẩm. Cũng có thể sử dụng làm gia vị sản phẩm.
Ammonium hydroxide:
(Ammonia water) một loại kiềm yếu thu được khi cho amoniac hòa tan trong nước. Đây là dung dịch lỏng, trong suốt, không màu, chất điều chỉnh pH, được dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất kiềm để trung hòa acid dư trong công thức: thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt tóc, thuốc tẩy tóc, mascara, dưỡng tóc, cream và lotion, dầu gội đầu, bút kẻ mắt và kem cạo râu. Nó cũng được sử dụng trong duỗi tóc và như một chất tẩy rửa để loại bỏ vết bẩn. Gây khó chịu cho mắt và màng nhầy, có thể gây rụng tóc.
Ammonium iodide:
Muối amoni được điều chế từ amoniac và iod. Tinh thể màu trắng, không mùi có vị mặn mạnh. Các tính thể trở nên vàng và nâu khi tiếp xúc với không khí cũng như ánh sáng. Được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất khử trùng, chất bảo quản, trong y học như một chất làm loãng đờm. Xem iodine để biết về độc tính
Ammonium isostearate:
Muối amoni của acid isostearic, chất hoạt động bề mặt.
Ammonium lactate:
Được sử dụng làm thành phần đệm, chất dưỡng da và chất giữ ẩm. Dạng trung hòa của acid lactic có khả năng làm dày lớp biểu bì và giảm độ dày của lớp sừng khi được thoa. Xem lactic acid.
Ammonium laureth sulfate:
(Ete sulfat) chất hoạt động bề mặt có khả năng tạo bọt. Nó đóng vai trò là chất nhũ hóa, được sử dụng trong các sản phần tẩy rửa và ít gây kích ứng hơn ammonium lauryl sulfate.
Ammonium laureth-8 carboxylate:
Chất diện hoạt.
Ammonium lauryl sulfate:
Chất hoạt động bề mặt có khả năng nhũ hóa. Với đặc tính tẩy rửa, nó có thể làm sạch bề mặt anion trong môi trường pH acid nhẹ. Ammonium lauryl sulfat là chất hoạt động bề mặt gây kích ứng nhiều nhất, gây khô và đỏ da. Vì thế, ngày nay, nó được kết hợp với các thành phần chống kích ứng hoặc được thay thế bằng một chất hoạt động bề mặt khác có tính chất tương tự nhưng ít gây kích ứng hơn như ammonium laureth sulfate. Nó được sử dụng trong xà phòng, cream, lotion làm sạch, sản phẩm làm sạch cho tóc. Xem lauryl alcohol.
Ammonium polyacryldimethyltauramide:
Chất ổn định và cũng là chất làm đầy, hiệu quả trong môi trường có pH cao như kem chống nắng tan trong nước.
Ammonium polyacryloyldimethyltaurate:
Polymer được dùng để ổn định nhũ tương và điều chỉnh độ nhớt trong quá trình điều chế.
Ammonium lauroyl sarcosinate:
Một thành phần dưỡng tóc, chất hoạt động bề mặt và thành phần làm sạch.
Ammonium lauryl sulfosuccinate:
Chất hoạt động bề mặt.
Ammonium monofluorophosphate:
Thành phần sử dụng trong sản phẩm vệ sinh răng miệng. Nồng độ flo không được vượt quá 0,15%.
Ammonium nitrate:
Tinh thể không màu có nguồn gốc từ acid nitric. Được sử dụng trong thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu, như một chất oxy hóa và chất xúc tác.
Ammonium nonoxynol-4-sulfate:
Làm sạch các vật liệu loại bỏ dầu, vết bẩn khỏi bề mặt da hoặc tóc. Việc sử dụng chất này khi nhuộm tóc cần test trước, cũng được dùng trong uốn tóc và các chế phẩm làm tóc khác.
Ammonium oleate:
Muối amoni của acid oleic, được sử dụng như một thành phần nhũ hóa trong xà phòng.
Ammonium palm kernel sulfate:
Chất hoạt động bề mặt và chất làm sạch. Xem palm kernel oil.
Ammonium C12-15 pareth sulfate:
(Pareth-25-3 sulfate) đây là amoni polyethylene glycol ether sulfat và hỗn hợp các rượu béo C12, C15 có hiệu quả làm sạch.
Ammonium C9-10 perfluoroalkylsulfonate perfluoroalkylsulfonate:
Chất hoạt động bề mặt.
Ammonium persulfate:
Muối amoni, các tinh thể không màu, hòa tan trong nước, được sử dụng như một chất oxy hóa và thuốc tẩy trong thuốc nhuộm và chất làm sáng da, cũng như một chất khử trùng, chất khử mùi và chất bảo quản. Có thể gây kích thích da và màng nhầy, dễ làm cho tóc bị giòn.
Ammonium phenolsulfonate:
Muối amoni của acid phenol sulfonic, được sử dụng làm chất bảo quản và chất khử mùi.
Ammonium phosphate:
Bột tinh thể không mùi, màu nắng hoặc không màu, tạo cảm giác mát lạnh được sử dụng trong nước súc miệng, được sử dụng trong các vật liệu chống cháy.
Ammonium phosphatidyl rapeseedate:
Hợp chất phospho được sử dụng như một chất nhũ hóa và chất ổn định trong các chất làm mềm.
Ammonium polyacrylate:
Chất ổn định nhũ tương.
Ammonium polyacryloyldimethyl taurate:
Polymer tổng hợp được sử dụng như chất làm đặc và chất ổn định nhũ tương.
Ammonium propionate:
Chất bảo quản. Xem propionic acid.
Ammonium silver zinc aluminum silicate:
Thành phần khử mùi.
Ammonium stearate:
Bột màu trắng ngà được sử dụng trong kem nền an toàn khi dùng trong mỹ phẩm.
Ammonium styrene/acrylate copolymer:
Muối amoni polymer của styren và một monomer acid acrylic và acid metacrylic được sử dụng như một chất tạo độ đục cản quang. Xem acrylates.
Ammonium sulfate:
Chất trung hòa trong các loại lotion uốn tóc. Hoạt chất không mùi và không màu, tồn tại dạng tinh thể hoặc bột. Trong công nghiệp được sử dụng trong hỗn hợp đông lạnh, vải chống cháy. Dùng duy trì hiệu quả giảm đau.
Ammonium sulfide:
Muối có nguồn gốc từ sulfur và ammonium. Có dạng tinh thể, màu trắng, hòa tan trong nước, hầu như không hòa tan trong rượu và aceton. Thành phần có tác dụng khử trùng, chất bảo quản trong dung dịch uốn tóc. Nó được sử dụng như một chất trung hòa trong các loại lotion uốn tóc, như thuốc làm rụng lông và trong hương liệu gia vị. Có thể gây chết người khi uống. Gây kích ứng da khi sử dụng triệt lông.
Ammonium thiocyanate:
Tinh thể không màu, hấp thụ nước, có nguồn gốc từ amoni cyanur. Được sử dụng trong phân bón, bảo dưỡng nhựa và chất kết dính. Xem cyanide.
Ammonium thioglycolate:
Muối amoni của acid thioglycolic, chất lỏng có mùi khó chịu, dễ bị oxy hóa bởi không khí. Chất dùng trong duỗi tóc, chống oxy hóa và thuốc làm rụng lông, nó có thể gây bỏng nặng và phồng rộp da. Thành phần này có thể được sử dụng ở nồng độ lên đến 14,4% nếu dùng không thường xuyên, có khả năng tích lũy và gây dị ứng nhẹ.
Ammonium thiolactate:
Muối amoni của acid lactic. Được sử dụng trong uốn tóc và trong duỗi tóc. Xem thioglycolate.
Ammonium xylenesulfonate:
Muối amoni của xylen, được sử dụng trong sơn móng tay và trong các chế phẩm làm tóc. Nó có thể gây mê ở liều cao. Độc tính mãn tính hoặc các hiệu ứng da không được biết đến.
Amniotic fluid:
(Dịch ối) protein động vật, là một tác nhân tạo màng trên bề mặt có đặc tính giữ ẩm. Ngoài ra, dịch ối có tính bổ dưỡng, có đặc tính tiêu độc, hoạt động như chất kích thích biểu mô và có thể khuếch tán qua da. Dịch ối có thể làm lành vết thương và tái tạo tế bào hiệu quả. Ngày nay, để lấy được dịch ối, không cần phải giết động vật mà có thể chiết xuất từ động vật còn sống trong 3 đến 6 tháng trong thời kỳ thai nghén mà không làm hại đến động vật hay bào thai của chúng. Nó được sử dụng hạn chế trong các loại kem dưỡng ẩm, thuốc nhuộm tóc, trị liệu da đầu và dầu gội đầu.
Amodimethicone:
Polymer silicone, được sử dụng trong các sản phẩm tóc bao gồm thuốc nhuộm tóc, dầu xả, uốn tóc, dầu gội đầu, duỗi tóc. Xem amino acid và silicone.
Amodimethicone copolyol:
Sản phẩm Silicon có đặc tính làm mềm mịn và dưỡng ẩm cho da.
Amomum aromaticum:
Một loại thảo dược được trồng ở vùng nhiệt đới, thuộc họ gừng. Xem ginger oil.
Amomum xanthioides:
Chiết xuất từ hạt amomum, một loại cây gia vị của Ấn Độ. Xem amomum aromaticum.
Amorphophallus konjac:
(Khoai nưa) bột rễ của cây được sử dụng như một vật liệu mài mòn. Nó là một thành phần dự kiến sẽ được sử dụng nhiều hơn như một chất tạo gel, chất làm đặc và chất nhũ hóa.
AMP:
Viết tắt của aminomethyl propanol.
AMP-acrylates copolymer:
Chất tạo phim.
AMP-aciylates/alyl methaciylate copolymer:
Chất tạo phim, hồi phục tóc.
AMP-isostearoyl gelatin keratin amino acids/lysine hydroxypropyltrimonium chloride:
Acid isostearic đặc với gelatin và lysine, được sử dụng như một thành phần chống tĩnh điện cho các sản phẩm dưỡng da và tóc.
AMP-isostearoyl hydrolyzed collagen:
Collagen từ động vật được sử dụng trong các sản phẩm chống lão hóa và các chất làm mềm khác.
AMP-isostearoyl hydrolyzed elastin:
Dẫn xuất protein của acid isosteraic và elastin, sử dụng trong dưỡng tóc và da.
AMP-isostearoyl hydrolyzed keratin:
Protein có nguồn gốc từ acid isostearic và keratin, được sử dụng trong dưỡng tóc và da.
AMP-isostearoyl hydrolyzed soy protein:
Protein có nguồn gốc từ đậu nành và acid isostearic, được sử dụng trong dưỡng tóc, da và là một chất làm sạch.
AMP-isostearoyl hydrolyzed wheat:
Có nguồn gốc từ lúa mì và acid isostearic, được sử dụng trong dưỡng tóc, da và là một chất làm sạch.
AMPD:
Viết tắt của aminomethyl propanediol.
AMPD acrylates/diacetoneacrylamide copolymer:
Acid acrylic, acid methacrylic và các ester đơn giản của chúng, được sử dụng trong keo xịt tóc.
AMPD isostearic hydrolyzed protein:
Muối protein động vật thủy phân, được sử dụng trong dưỡng da, tóc và các sản phẩm làm sạch.
AMPD-rosin hydrolyzed collagen:
Muối collagen thủy phân, được sử dụng trong dưỡng tóc, da và là một chất hoạt động bề mặt, có tác dụng làm sạch.
Ampelopsis grossedentata:
Chất chiết xuất được sử dụng trong dưỡng da và chất làm mềm da, có đặc tính chống oxy hóa.
Amphoteric:
Được sử dụng chủ yếu cho các chất hoạt động bề mặt, chứa betaine và imidazole.
Amphoteric 2:
Chất hoạt động bề mặt rất nhẹ được dùng trong sản phẩm dầu gội đầu cho trẻ em và là một chất nhũ hóa hiệu quả.
Amygdalin:
Glycoside được tun thấy trong hạnh nhân đắng đào và mơ. Nó là một chất gây tranh cãi vì tuyên bố đã được thực hiện rằng nó có thể chống ung thư nhờ một hợp chất gọi là laetrile. Những tuyên bố như vậy đã không được chấp nhận bởi các nhà khoa học Mỹ nhưng hợp chất này đã có sẵn rộng rãi ở Mexico.
Amyl acetate:
Dầu chuối, dầu lê, thu được từ rượu amyl, có mùi trái cây mạnh Được sử dụng trong sơn móng tay và rửa móng như một dung môi Nó còn được sử dụng tạo mùi trái cây nhân tạo trong nước hoa, cũng được sử dụng trong thực phân, nước giải khát/ hương liệu và cho nước đánh bóng giày. Amyl acetate là một chất kích ứng da và gây suy nhược hệ thần kinh trung ương khi nuốt phải. Phơi nhiễm 950 ppm trong một giờ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, đau ngực và kích ứng màng nhầy. Nó được sử dụng lên đến 10% trong công thức dùng cho móng tay. Đây là một thành phần an toàn trong mỹ phẩm.
Amyl alcohol:
Dung môi được sử dụng trong sơn móng tay, trong tự nhiên có ở ca cao, cam và có mùi như long não. Độc tính cao và gây hôn mê, uống 30 mg có thể chết người, hít phải gây ho dữ dội.
Amyl benzoate:
Thành phần tạo hương.
Amyl butyrate:
Được sử dụng trong một số công thức nước hoa với mùi trái mơ, trong tự nhiên trong ca cao, không màu, cũng được sử dụng cho hương liệu tổng hợp.
Amyl cinnamal:
Được sử dụng như một chất tạo mùi. Mặc dù tồn tại trong nhiều loài thực vật nhưng amyl cinamal thường được tổng hợp để sử dụng trong điều chế mỹ phẩm.
Amyl cinnamic alcohol:
Chất tạo hương thơm, dung môi được sử dụng trong tẩy sơn móng tay, chống thấm và đồ tráng men.
Amyl cinnamic aldehyde:
Chất lỏng có mùi hương hoa nhài mạnh. Được dùng trong nước hoa và hương liệu.
Amyl dimethyl PABA:
Được sử dụng trong kem chống nắng đế hấp thụ UV từ tia nắng mặt trời, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm cháy nắng nhưng vẫn giữ được làn da rám nắng khỏe mạnh.
Amyl ester:
Được sử dụng trong nước hoa.
Amyl gallate:
Chất chống oxy hóa.
Amyl phenol:
Được sử dụng trong các chế phẩm làm sạch tóc.
Amyl propionate:
Chất lỏng không màu, giống mùi táo, được sử dụng trong nước hoa, hương liệu.
Amyl salicylate:
Có nguồn gốc từ acid salicylic. Đầy là một chất lỏng có mùi dễ chịu được sử dụng trong các loại kem chống nắng và nước hoa.
Amyl tricresol:
Hợp chất thủy phân phenol được sử dụng trong nước súc miệng.
Amylase:
Được sử dụng như một chất tạo màu trong mỹ phẩm, nó là một enzym từ tuyến tụy và được sử dụng đế phân hủy tinh bột thành các phân tử nhỏ hơn, sử dụng trong y học để chống viêm.
Amylodextrin:
Được làm từ khoai tây và bột bắp. Nó là một chất hút nước và chất làm đặc.
Amyloglucosidase:
Glucose mylase được làm từ quá trình lên men Aspergillus và được sử dụng trong các chất dưỡng da.
Amylopectin:
(Amioca) có nguồn gốc từ tinh bột, là phần ngoài gần như không hòa tan của hạt tinh bột tạo thành dịch nhớt với nước, được sử dụng làm chất tạo hình trong thực phẩm và mỹ phẩm. Thu được từ ngô, cho màu đỏ khi trộn với iod và không tạo gel khi trộn với nước.
Amyris acetate:
Xem amyris oil.
Amyris balsamifera:
(Tinh dầu amyris) thu được từ loài Amyris balsamifera, được sử dụng làm chất tạo hương thơm.
Amyris oil:
(Dầu hạt dẻ) thu được từ loài Amyris balsamifera, tinh dầu chưng cất được từ gỗ đuốc và được sử dụng trong nước hoa.
Ancardium occidentales:
(Hạt điều) tên khoa học Anacardium occidentales, được sử dụng trong dưỡng da.
Anacylcus pyrethrum:
Thảo mộc Địa Trung Hải với hoa màu trắng hoặc màu vàng. Xem Pyrethrins.
Anamirta cocculus:
(Cây dây táo) một loại cây thân leo vùng núi Đông Nam Á và Ấn Độ. Trái của nó là nguồn độc tố picrotoxin, một alkaloid có tính kích thích. Bản thân cây đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nấm ngoài da. Hạt nghiền của nó có tác dụng diệt chấy rận và thường được sử dụng để làm choáng, giết cá hoặc làm thuốc trừ sâu. EU cấm dùng trong mỹ phẩm.
Ananas sativus:
(Cây dứa) chứa enzym tiêu hóa protein, bromelin có tính chống viêm, nó được sử dụng trong các loại kem điều trị thẩm mỹ, được sử dụng để tạo cấu trúc sản phẩm.
Androgens:
Kích thích tố nam, có thể kích thích các tuyển dầu ngoài các tác dụng khác lên cơ thể. EU cấm chất tạo hiệu ứng androgenic trong mỹ phân.
Anemarrhena asphodeloides:
(Cây tri mẫu) chiết xuất từ rễ của Anemarrhena asphodeloides, họ Lily, được sử dụng như một chất chống viêm, hạ sốt, kháng khuẩn.
Anemone extract:
(Chiết xuất thu mẫu đơn) có tính làm mềm, kháng viêm cũng như làm lành vết thương vì vậy thích hợp cho da nhạy cảm và da bị mụn. Có khoảng 70 loài thu mẫu đơn. Phần lán dùng cỏ chân ngỗng Anemone nemorosa và cây bạch đầu ông
Anemone pulstilla:
Một số loài thu mẫu đơn có thể gây sưng và phồng rộp. Chiết xuất thu được từ toàn bộ cây.
Anethole:
Thành phần hương liệu được sử dụng trong nước súc miệng và kem đánh răng và tạo mùi hương cho nước hoa, thu được từ dầu cây hồi và các nguồn khác. Đây là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt với vị ngọt và mùi đặc trưng. Anethole bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Khi bôi lên da, anethole có thế gây phát ban, phồng rộp.
Angelica:
(Bạch chỉ) tên khoa học Angelica sp., ở cả 2 dạng chiết xuất hay dạng tinh dầu đều có tác dụng cân bằng da, giải độc, thanh lọc hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết. Nó tạo cảm giác êm dịu cho da. Thành phần chính trong cây bạch chỉ là dầu dễ bay hơi (khoảng 1%), acid valeric, acid angelic, đường, chất đắng và một loại nhựa được gọi là angelicin gây kích ứng cho da. Tinh dầu của rễ chứa terebangelen và các terpen khác. Dầu của hạt chứa acid methylethyl acetic và acid hydroxy myristic. Chiết xuất bạch chỉ được lấy từ hạt và rễ.
Angelica root extract:
(Chiết xuất rễ bạch chỉ) được sử dụng trong nước hoa không đắt tiền, thuốc đánh răng và nước súc miệng. Được trồng ở châu Âu và châu Á, hạt, lá, thân, và rễ dùng trong y học làm tăng tiết mồ hôi, giảm lượng nước cơ thể. Nó cũng được sử dụng như một hương liệu trong thực phẩm. Khi dùng trong nước hoa, da có thể bị nổi mẩn đỏ và sưng lên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. vỏ cây được sử dụng trong y học như thuốc tẩy xổi
Angostura bark:
Thành phần hương liệu từ vỏ cây được trồng ở Venezuela và Brazil. Mùi khó chịu, mùi mốc và hương vị thơm cay đắng. Chiết xuất chất lỏng, màu vàng nhạt được sử dụng trong bia, rượu, hương vị cho đồ uống khác. Thành phần này được sử dụng trong mỹ phẩm. Trước đây, nó được sử dụng để giảm sốt.
Anhydrous lanolin:
(Lanolin khan) chất làm mềm và là tác nhân nhũ hóa. Lanolin khan có khả năng gây mụn, phụ thuộc vào quá trình tổng hợp chất này trong điều chế mỹ phẩm. Xem lanolin.
Aniba rosaeodora:
Gỗ hồng mộc, được sử dụng trong nước hoa. Xem bois de rose oil.
Aniline:
Chất lỏng không màu đến màu nâu đậm theo thời gian, hồi hòa tan trong nước, là một trong những chất hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất, là chất phụ gia cho nhiều thuốc nhuộm và thuốc. Nó có nguồn gốc từ nitrobenzen hoặc chlorobenzen và là một trong năm hóa chất hữu cơ hàng đầu được sản xuất mỗi năm tại Hoa Kỳ. Aniline được sử dựng để tăng tốc độ lưu hóa cao su, chất chống oxy hóa để làm chậm lão hóa và như một chất trung gian hòa trộn. Được sử dụng trong thuốc nhuộm, hóa chất nhiếp ảnh, sản xuất bọt urethane, dược phẩm, thuốc nổ, lọc dầu, resin, các sản phẩm kết dính, tẩy sơn, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm. Thành phần gây ra phản ứng dị ứng da. Aniline, dạng muối, các dẫn xuất halogen hóa và sulphon hóa của nó bị cấm trong mỹ phẩm của EU, Anh và ASEAN.
Aniline dye:
Thuốc nhuộm aniline, thuốc nhuộm nhựa than đá. Aniline là một chất lỏng không màu đến màu nâu đậm theo then gian. Một từ đồng nghĩa cho chất nhuộm nhựa than đá, nó đề cập đến một loại thuốc nhuộm tổng hợp được làm từ một chất trung gian có nguồn gốc từ aniline. Đây là một trong năm hóa chất hữu cơ được sản xuất hàng đầu tại Hoa Kỳ, được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm tóc, thuốc chữa bệnh, resin và nước hoa; hầu hết đều độc, gây khó chịu đối với mắt, da và màng nhầy nhưng nhìn chung ít độc hơn aniline. Những thuốc nhuộm này gây ra các khối u ở động vật khi tiếp xúc. Thành phần có thể gây viêm da tiếp xúc.
Animal tissue extract:
(Chiết xuất mô động vật) hỗn hợp chiết xuất từ tinh hoàn, buồng trứng của lợn, tuyến ức, nhau thai và vú của bò. Còn được gọi là dầu biểu bì R, nó được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm và các loại kem khác.
Anise extract:
(Chiết xuất cây hồi) thú được từ loài Pimpinella anisum, được dùng làm hương liệu. Chiết xuất này không có tác dụng chữa bệnh. Trong thành phân có chứa từ 80 – 90% anethol và methyl claricol, có thể khiến da bị dị ứng, bị phát ban, tróc và phồng khi dung trực tiếp lên da. Chiết xuất này thu được bằng cách chưng cất hơi nước hạt hồi.
Anionic surfactant:
Một nhóm các hợp chất tổng hợp được sử dụng làm chất nhũ hóa trong các loại kem tay và kem dưỡng da. Anion là một ion tích điện âm. Các chất tẩy rửa thường bao gồm một muối kiềm như xà phòng hoặc muối amoni của một acid mạnh. Có thể gây kích thích da, tùy thuộc vào độ kiềm, được sử dụng trong dầu gội. Thành phần có hay không kích thích mắt tùy thuộc vào hợp chất. Ví dụ natri laureth sulfate rất khó chịu cho mắt, trong khi protein động vật thủy phân, triethanolamine (TEA) lại ít gây kích ứng. Xem emulsifiers và ammonia water.
Anisaldehyde:
Thành phần tạo hương thơm. Xem anise extract.
Anidic acid:
Các nhà sản xuất sản phẩm tự nhiên sử dụng các loại tinh dầu để chống lại sự phát triển của nấm, nhưng chúng có thể gây dị ứng và tính chất tùy thuộc vào nguồn gốc. Thành phần này có thể được thêm vào công thức với các thành phần diệt khuẩn vào sản phẩm mỹ phẩm tạo hiệu quả bảo vệ tốt hơn khỏi vi sinh vật Còn được sử dụng như hương liệu, điều chế từ methoxybenzene. Xem benzene.
Anisidine, o-anisidine, p-anisidine:
Có nguồn gốc từ anisole, hình kim không màu được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm azo, có thể được hấp thu qua da. Đây là một chất kích ứng và gây tăng nhạy cảm.
Anisole:
Thành phần tổng hợp với mùi dễ chịu, có trong cam thảo, bia, và hương liệu cho đồ uống, kem, kẹo và bánh nướng, còn được sử dụng trong nước hoa.
p-anisic acid:
Còn được gọi là acid 4-methoxybenzoic hoặc acid phenolic. Acid phenolic thườmg được dùng để tạo mùi, cũng có khả năng bảo quản (do có tính kháng vi sinh vật). Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng cũng cho kết quả rằng nó có thể ức chế tyrosinase. Acid phenolic có trong hạt hồi.
Anisyl acetate:
Chất lỏng không màu với mùi tử đinh hương, được sử dụng trong nước hoa.
Anisyl formate:
Được sử dụng trong nước hoa và hương liệu.
Annatto extract:
(Chiết xuất điều nhuộm) thu được từ loài Bixa orellana, có màu vàng đến màu hồng, được dùng trong kem và những sản phẩm chống nắng với vai trò là chất nhuộm màu và chất đánh dấu (highlighter). Màu cam của nó có được từ phần quả khô đặc biệt là từ phần thịt quả.
Annona muricata extract:
(Chiết xuất mãng cầu xiêm), được sử dụng trong dầu gội đầu để diệt chấy.
Annona cherimalla:
(Mãng cầu tây) được trồng ở Mexico và ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, nó có nguồn gốc từ Peru, chứa alkaloid, được sử dụng để giảm đau ở lưng.
Anthemis nobilis:
(Hoa cúc) sử dụng rộng rãi trong dưỡng da, sản phẩm làm sạch, dầu gội đầu, cream, trang điểm, mascara, gel chống nắng và trong kem dưỡng ẩm. Xem chamomile.
Anthocyanin:
Một trong những nhóm màu tự nhiên hòa tan trong nước và phân bố rộng rãi nhất, anthocyanin tạo màu đỏ, tím, xanh của nhiều loại hoa, toái cây và rau quả. Có hơn hai trăm anthocyanin đã được xác định, trong đó hai mươi loại đã được chứng minh là có mặt tự nhiên trong nho đen, nguồn chính của sắc tố anthocyanin cho màu sắc thực phẩm. Thành phần được sử dụng trong mỹ phẩm để bảo vệ da và đang được thử nghiệm để kích thích sự phát triển của tóc, được sử dụng trong các loại thuốc để bảo vệ mạch máu mao mạch.
Anthracene oil:
Có nguồn gốc từ dầu thô anthracene, được sử dụng trong thuốc nhuộm. Nó là một tác nhân gây ung thư và cũng có thể gây viêm da tiếp xúc, mặc dù nó đã được sử dụng để điều trị bệnh chàm và các vấn đề về da khác, rất độc đối với cá.
Anthranilic acid:
Acid o-aminobenzoic, tinh thể màu vàng với vị ngọt được sử dụng trong thuốc nhuộm và nước hoa. Xem benzoic acid.
Anthraquinone:
Màu nhựa than đá được sản xuất công nghiệp từ anhydrid phthalic và benzen, màu vàng nhạt, không hòa tan trong nước, có thể gây kích ứng da và phản ứng dị ứng, cũng được sử dụng như một chất ức chế để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào, gây hình thành các khối u khi dùng đường uống trên chuột với liều 72 mg/kg trọng lượng cơ thể hay viêm da tiếp xúc.
Antriscus cerefolium:
(Cây thì là) một loại thảo thuộc họ Hoa tán. Nó được sử dụng như một thành phần hương liệu và trong nước hoa.
Anthyllis vulneraria:
Cây họ đậu có hoa đỏ vàng, thành phần hương thơm, có thể gây kích ứng.
Anticholinergic:
Một chất ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine trong hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi Acetylcholine đóng một vai trò quan trọng cả trong học tập hay ghi nhớ và trong việc truyền tín hiệu từ dây thần kinh vận động đối cơ bắp.
Anticorrosive:
Được thêm vào đế ngăn chặn sự ăn mòn của bao bì hoặc máy móc được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm. Natri nitrit và nitromethane đều được sử dụng phổ biến.
Antifoaming Ingredient:
Chất phá bọt, một chất được sử dụng để làm giảm tạo bọt do protein, khí gây trở ngại cho việc sản xuất sản phẩm.
Apocynum cannabinum:
(Gai dầu Ấn Độ) được sử dụng trong y học dân gian để giảm đau, trị viêm khớp. Bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Apomorphine:
Morphin tổng hợp, được sử dụng cho rối loạn chức năng cương dương nam, bị cấm trong mỹ phẩm của EU và ASEAN.
Apple extract:
(Chiết xuất táo) có tác dụng làm dịu da và có tính kháng viêm, có lợi cho làn da khô. Ngoài enzym amylase, táo tươi và nước táo còn chứa acid malic (chiếm 90 – 95% tổng lượng acid trong chiết xuất táo) và acid tartaric, cả 2 acid này đều có vai trò tẩy tế bào chết. Vì vitamin và enzym trong chiết xuất táo không bền nên hoạt tính enzym cũng như hàm lượng của vitamin trong các sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào công thức của sản phẩm. Xem apple stem cells và malic acid.
Apple blossom:
Được sử dụng trong nước hoa, có nguồn gốc từ hoa táo.
Apple stem cells:
(Tế bào gốc cây táo) hoạt động chống lão hóa dựa trên một dạng tế bào gốc táo. Chiết xuất này được thí nghiệm trên các tế bào gốc của con người từ dây rốn và nhận thấy có sự gia tăng số lượng tế bào gốc trong môi trường nuôi cấy. Hơn nữa, việc bổ sung các thành phần vào tế bào gốc rốn còn để bảo vệ các tế bào khỏi sự tác động của môi trường như tia cực tím. Thành phần này làm chậm sự lão hóa của nang lông, có thể sử dụng trong các chế phẩm dưỡng tóc, chống lão hóa.
Apricot:
(mơ) tên khoa học Prunus armeniaca, sử dụng phần quả và dầu. Quả nghiền nát được sử dụng như mặt nạ để làm mềm da.
Apricotamide DEA:
Hỗn hợp các acid béo có nguồn gốc từ mơ, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt và chất làm đặc.
Apricot amidopropyl betaine:
Acid béo có nguồn gốc từ quả mơ.
Apricot kernel oil:
(Dầu hạt mơ) chất làm mềm da không tạo cảm giác nhờn, tạo độ trơn trượt tốt cho sản phẩm. Được dùng chủ yếu như một loại dầu nền, có thể hấp thụ nhanh chóng vào da và có khả năng hút ẩm cũng như giữ ẩm tốt. Loại dầu này giàu vitamin E, giúp da đàn hồi, sáng và mềm mịn. Dầu hạt mơ có thành phần giống dầu bơ, dầu ô liu và dầu vừng có thể thay thế cho dầu khoáng hay dầu hạnh nhân chứa 75% acid oleic, 20% acid linoleic và acid béo không bão hòa bị ester hóa bởi glycerin.
Apricot kernel oil PEG-6 esters:
Hỗn hợp hình thành từ quá trình ester hóa dầu hạt nhân mơ. Xem apricot và PEG.
Aquacacteen:
Chứa nhiều flavone, vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất cũng như có hàm lượng cao các hợp chất giữ nước, rất dịu nhẹ cho da.
Aquaporins:
(AQPs) protein màng thiết yếu, hình thành kênh nước, tạo thuận lợi cho sự vận chuyên nước và chất tan trong nước giữa các tế bào. Ở da, aquaporins tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nước, glycerin và chất tan giữa các tế bào sừng. Năm 2003, Peter Agre nhận được giải Nobel hóa học về khám phá được thành phần này. AQPs là các cấu trúc xuyên màng được sắp xếp bởi các homotetramer trong màng tế bào. Mỗi tiểu đơn vị của tetramer bao gồm 6 domain xoắn. Oi và chỉ cho phân tử nước đi qua. Hình dạng phức tạp và vị trí xuyên màng nên nó không thể bổ sung thêm aquaporins bên ngoài cho làn da. Có 13 dạng đồng phân của AQPs được tìm thấy trong động vật có vú, đánh số từ 1 đến 13. Về mặt chức năng, chúng có động vật và con người, thường được phân lập từ gan động vật. Là một chất có đặc tính làm mịn, làm mềm và làm lành da. Arachidonic acid nằm trong nhóm omega-6, là một acid béo thiết yếu của da và là một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa da. Nó là một thành phần của vitamin F.
Arachidyl alcohol:
Chất làm đặc và làm mềm, được sử dụng trong mỹ phẩm nhằm ngăn ngừa sự mất khả năng giữ ẩm và cải thiện độ mịn của da. Xem arachidonic acid.
Arachidyl glucoside:
Chất nhũ hóa, được sử dụng trong kem và lotion nhằm cải thiện độ mịn cũng như độ dày cho da.
Arachidyl propionate:
Được sử dụng làm sáp, chất làm mềm trong son môi, các sản phẩm chăm sóc da và các loại lotion dưỡng thể và tay. C3R kết luận đây là một thành phần an toàn. Xem arachidic acid.
Arachis oil:
(Dầu đậu phộng) là một loại dầu nền được dùng cho các mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm. Xem peanut oil.
Aralia elata:
(Quạ gai) chứa các thành phần chức năng khác nhau như saponin và alkaloid. Trong một thời gian dài, y học cổ truyền Hàn Quốc, đã sử dụng vỏ và rễ trong điều trị đường huyết thấp, loét, ung thư, tiểu đường và viêm dạ dày. Được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất chống oxy hóa.
Arbutin:
Dẫn xuất p-D-glucopyranoside tự nhiên của hydroquinone (HQ) được tìm thấy trong lá khô của cây bearberry, cranberry, blueberry, lúa mì và các loài thực vật khác. Arbutin là thành phần chính trong bearberry Arctostayhyios uva-ursi, loại cây này được sử dụng cho mục đích y học từ thế kỷ thứ 13, và được ghi nhận trong hầu hết các dược điển. Arbutin được dùng trong y học cổ truyền ở Nhật Bản như một tác nhân làm sáng da và đã trở thành một thành phần thay thế cho HQ ở phương Tây. a- và p-arbutin là 2 dạng được sử dụng cho mục đích làm trắng trong mỹ phẩm, (3-arbutin được tìm thấy trong tự nhiên ở nhiều loài thực vật khác nhau, a-arbutin và các dẫn xuất arbutin khác như deoxyarbutin được tổng hợp bằngcác phương pháp hóa học và enzym.
Arbutin làm sáng da bằng cách ức chế hoạt tính men tyrosinase và 5,6-dydroxymdole-2-carboxylic acid (DHICA) polymerase ở nồng độ không gây độc tế bào, bằng cách thủy phân liên kết glycosidic dẫn đến giảm đáng kể sự tổng hợp melanin. Đặc biệt, arbutin hoạt động như một chất ức chế cạnh tranh thuận nghịch trên tyrosinase. Nghĩa là cơ chế giảm sắc tố của arbutin liên quan đến sự ức chế đảo ngược hoạt tính tyrosinase thay vì ức chế sự biểu hiện và sản xuất tyrosinase, ngăn chặn việc sản xuất sắc tố melanin, về bản chất, arbutin được cho là ức chế hoạt tính tyrosinase và sự trưởng thành của tế bào melanosome. Deoxyarbutin (4 – [(tetrahydro-2H-pyran-2-yl)oxy]phenol) cho thấy trên in vitro và in vivo về khả năng ức chế tyrosinase cao hơn so với tiền chất của nó và tương tự với a-arbutin. Mặc dù arbutin được coi là an toàn trong một số nghiên cứu, nhưng ủy ban các nhà khoa học về sản phẩm tiêu dùng của Liên minh châu Âu cho rằng việc loại bỏ HQ để sử dụng arbutin thay thế trong công thức mỹ phẩm là không an toàn. Điều này không được ban hành tại Hoa Kỳ, nên arbutin được cho là một chất thay thế an toàn cho HQ tại đó.
Arctium, major and minor:
(Rễ cây ngưu bàng) rễ, hạt và lá của cây có chứa tinh dầu. Dầu chứa gần 45% inulin (đường) và nhiều khoáng chất. Các nhà thảo dược sử dụng nó cho các bệnh về da. Trong các thí nghiệm hiện đại, chiết xuất từ rễ cây ngưu bàng đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư. Thành phần được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, các sản phẩm làm tóc, cream, lotion, kem dưỡng da ban đêm, kem dưỡng thể và dầu gội đầu. Hoạt chất cũng có tác dụng bảo vệ chống viêm mô mãn tính và đồng thời kích thích sự tổng hợp các mô liên kết như collagen.
Arctostaphylos uva-ursi:
Được sử dụng để dưỡng da, chế phẩm cho tay và các gói bù khoáng,
Areca catechu:
(Cau) được sử dụng trong dưỡng tóc, cream dưỡng ẩm da, trong gel chống nắng và dầu gội.
Areca nut extract:
(Chiết xuất hạt rau) thu được từ loài Areca Catechu, chất làm se da, kháng khuẩn và được dùng làm hương liệu. Nó có thể tái tạo mô tế bào mới. Thành phần chính trong chiết xuất hạt cau bao gồm: tannin, acid gallic và các alkaloid. Trong chăm sóc da, nó còn có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giúp kiểm soát dầu nhờn cũng như tăng sức bền của mao dẫn. Chiết xuất hạt cau có tác dụng se da tốt hơn nước cây phỉ (witch hazel) 25%. Chiết xuất hạt cau được sử dụng trong các sản phẩm dành cho da nhờn và các dung dịch cân bằng da.
Argan oil:
(Dầu argan) có nguồn gốc từ quả Argania spinosa. Đây là một loại cây sống vùng khí hậu khô cằn ở phía tây nam Morocco cũng như Algeria (phía tây Địa Trung Hải). Trong hon 800 năm, người Morocco và các nhà thám hiểm bản địa đã sử dụng loại dầu này trong chăm sóc sức khỏe. Dầu argan đã được sử dụng trong mỹ phẩm để điều trị mụn trứng cá, da khô, tóc khô, rụng tóc, bệnh vẩy nến, nhăn da, viêm da và đau khớp. Acid oleic (một loại acid béo không bão hòa) chiếm một tỷ lệ lớn trong dầu argan (43 -49%), có hoạt tính tăng cường hấp thụ qua da bằng cách tác động lên hàng rào da.
Bên cạnh đó, acid linoleic là một chất béo không no chiếm 29136% trong dầu có vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp của prostaglandin (một chất gây viêm thông qua acid arachidonic). Sự hiện diện của acid linoleic có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm tình trạng viêm. Acid linoleic cũng là một thành phần của linoleate ceramide 1? (thường giảm trong da khô). Bôi sản phẩm chứa acid linoleic trên da giúp làm tăng nồng độ ceramide 1 linoleate trong da, do đó làm da ít khô. Dầu argan (chủ yếu chứa các acid béo chưa bão hòa (80%), ngoài ra còn có các thành phần khác: chất chống oxy hóa, sterol, saponin, polyphenol, gama-tocopherol.
Dầu argan được cho có khả năng làm đẹp hơn cả đầu olive do chứa nhiều gấp 2-3 lần lượng tocopherol, đặc biệt ở dạng gama-tocopherol, dạng hiệu quả nhất trong số các tocopherol chống lại các gốc tự do. Dầu argan sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm nhờ tính năng chống oxy hóa, chống viêm, giữ ẩm đã được chứng minh qua các nghiên cứu. VI tính an toàn, dầu argan đã được sử dụng ở Morocco trong nhiều thế kỷ như một phần của chế độ ăn uống và là một thành phần mỹ phẩm trong thời gian dài. Nó hầu như không gây độc tính cấp tính hoặc mãn tính.
Argania spinosa:
Xem argan oil.
Argan spinosa kernel oil:
(Dầu hạt nhân cây argan) chất làm mềm và mịn da. Xem argan oil.
Argemone mexicana oil:
(Dầu cà dại hoa vàng) có nguồn gốc từ Mexico. Nó được sử dụng như một thành phần dưỡng da và tóc.
Arginine:
Còn được gọi là L-arginin, có tính kiềm cao, là một acid amin chống tĩnh điện với đặc tính làm mềm mịn da và dưỡng tóc.
Arginine/lysine polypeptide:
Polipeptid dành cho da khô, thu được bằng cách kết hợp các acid amin L-arginin và L-lysm.
Arginine PCA:
Nguyên liệu trong điều chế mỹ phẩm, nó có khả năng tăng tổng hợp oxy của da và giúp cải thiện khả năng giữ ẩm cho da.
Argireline:
Tên thương mại của peptide acetyl hexapeptide-3, hoạt chất điều trị chống nhăn da. Argirelin hoạt động theo một cơ chế chuyên biệt giúp thư giãn khuôn mặt, làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn nông khi sử dụng thường xuyên. Trong các nghiên cứu các nếp nhăn giảm đáng kể khi sử dụng. Argirelin có thể kết hợp với tripeptide-5, các loại peptid kích thích tái tạo collagen và teprenone để đạt hiệu quả mong đợi cao hơn. Nó cũng có tác dụng ức chế hoặc làm chậm sự phóng thích của catecholamine quá mức, được cho là góp phần vào hình thành các nếp nhăn. Cách sử dụng: hoạt chất được thêm vào pha nước, ở nhiệt độ trên 40°c (100°F) (dạng kem, sữa, gel…). Nồng độ sử dụng thông thường là 5 – 10%, bảo quản trong tủ lạnh. Chỉ sử dụng ngoài da.
Argon:
Khí cơ, được sử dụng như một chất chống oxy hóa.
Aristolochia clematitis:
Một loại thảo mộc thân gỗ, được sử dụng trong nước hoa. Acid aristolochic cùng muối, cũng như phân loài aristolochia và các chế phẩm của chúng là chất gây ung thư mạnh. Do đó, các chất này bị EU cấm dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Armenian bole:
Giống đất sét, được sử dụng như một chất màu trong bột trang điểm.
Armeria maritima extract:
(Chiết xuất thạch thung dung) có nguồn gốc từ một loại thảo dược mọc dọc theo bờ biển ở vùng khí hậu ôn hòa.
Arlacel:
Đây là một chất nhũ hóa tốt và ổn định acid. Nó giữ các phân tử nước và dầu cùng nhau để duy trì độ trong của sản phẩm và không có tác động nào lên da (đây là tên thương mại của hỗn hợp glyceryl stearate và PEG 100 stearate, đôi khi cũng là tên thương mại của hỗn hợp glyceryl monostearate và POE stearate).
Armoise oil:
(Dầu chi ngải) hỗn hợp của các tinh dầu thiên nhiên nguyên chất có tính kháng vi sinh vật và là chất bảo quản trong mỹ phẩm. Nồng độ được dừng tròng mỹ phẩm là 2%. Hỗn hợp dầu này lưu lại trên da có thể gây nhạy cảm nếu không điều chế cẩn thận.
Amica extract:
(Chiết xuất cúc núi) thu được từ loài arnica mon- ỉana, chiết xuất kim sa được lấy từ phần hoa và được sử dụng chủ yếu trong chăm sóc da và tóc (dùng ngoài). Chất lòng màu hổ phách nhạt đến trung bình, tan trong nước. Chiết xuất mang nhiều đặc tính như khử trùng, làm se, kháng vi sinh vật, kháng viêm, chống đông, kích thích tuần hoàn, làm lành da và hoạt hóa, thúc đẩy quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể giúp phát triển mô mới và chống dị ứng. Bên cạnh đó, nó còn được dùng trong điều trị giãn mao mạch và mụn.
Ở dạng kem và gel, nó có thể dùng để làm lành da bị tổn thương hoặc bị mẩn đỏ. Các thành phần quan họng trong chiết xuất arnica gồm: arnicin, dầu dễ bay hơi, tannin, phulin, ses- quiterpen, flavanoid và coumarin. Hoa có nhiều amicin hơn so với thân rễ và được dùng nhiều hơn. Việc sử dụng nhiều chiết xuất amica có thể gây ra viêm ở một số người có làn da nhạy cảm, vì vậy cần lưu ý khi dùng. Cách sử dụng: thêm vào pha nước hoặc sau khi dạng bào chế đã hoàn chỉnh (đối với nhũ tương dầu trong nước). Đối với các loại nhũ tương nước trong dầu, chiết xuất phải nằm trong pha nước. Nồng độ thường dùng từ 0,5 – 5%.
Arnica oil:
(Dầu cúc núi) là một chất có đặc tính làm lành vết thương. Xem amica extract.
Arrowroot:
(Mì tinh) tên khoa học maranta arundinacea, một thành phần trong phấn bột và thuốc nhuộm tóc được làm từ rễ thực vật. Mi tinh đã được sử dụng bởi người Mỹ da đỏ để chữa lành vết thương từ mũi tên bị nhiễm độc. Trong mỹ phẩm, nó được sử dụng để giúp các loại kem dưỡng ẩm hấp thụ vào da.
Arsenic compound:
(Hợp chất arsenic) arsen là một nguyên tố có độc tính cao ở hầu hết các dạng. Các hợp chất của nó được sử dụng trong thuốc nhuộm tóc, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, rối loạn máu và các bệnh ngoài da. Nuốt phải gây buồn nôn, nôn và tử vong. Nhiễm độc mãn tính có thể dẫn đến tổn thương da, thận và gan. Trong thuốc nhuộm tóc có thể gây viêm da tiếp xúc. Giới hạn của arsen trong màu là 0,0002%. Arsen cũng có thể làm cho da nhạy cảm với ánh sáng, phát ban hoặc sưng phù. Thành phần này bị cấm trong mỹ phẩm bởi EU và ASEAN.
Artemisia abrotanum:
(Ngải chanh) xem thêm artemisia capillaris.
Artemisia capillaris:
(Ngải lá kim) loại cây bụi có nguồn gốc ở miền đông Hoa Kỳ. Một trong những chế phẩm thảo dược được sử dụng phổ biến nhất để điều hòa kinh nguyệt, chiết xuất đã được chứng minh là kích thích cơ tử cung. Thành phần chứa các loại dầu dễ bay hơi, tannin và đường inulin.
Artichoke extract:
(Chiết xuất atiso) thu được từ loài cynara scolymus, giúp giảm kích ứng da, có tính kháng viêm và làm đẹp da. Atiso giúp da trông tươi trẻ có nhiều sức sống hơn, mịn hơn và chắc khỏe hơn. Đối với da dầu, atiso giúp điều chỉnh lượng dầu, làm sạch làn da và thu hẹp lỗ chân lông. Atiso còn giúp cải thiện tông màu của da cũng như làn da bị hư tổn. Thành phần chính của chiết xuất atiso gồm: tannin, pectin và hợp chất glucosid.
Artificial nail remover:
(Chất tẩy rửa móng giả) có chứa acetoni- tril, còn được gọi là methyl cyanur, có thể gây kích ứng da. Ngộ độc cyanide do nuốt các loại sản phẩm đã được ghi nhận lại.
Arunika ekisu:
(Cúc núi) tên khoa học Arnica montana, là thành phần dưỡng da.
Arutea ekisu:
Chiết xuất rễ và lá của cây Mãn đình thuốc, tên khoa học Althaea officinalis, thành phần dưỡng da.
Asafoetida extract:
(Chiết xuất a ngíiy) có mùi tỏi, được sử dụng như một hương liệu tự nhiên, cũng được sử dựng trong các sản phẩm làm sáng da vì nó đã được chứng minh là làm giảm sản sinh melanin.
Asarum sieboldii:
(Tế tân) lá có chứa tinh dầu rất thơm. Nó có thể gây chảy dịch nhầy từ đường mũi.
Ascophyllum nodosum extract:
(Chiết xuất tảo nâu) một chiết xuất tảo biển được dùng để cải thiện làn da khô và hư tổn. Xem algae extract.
Ascorbic acid:
(Vitamin G) có trong trái cây họ cam quýt và một số rau lá màu xanh, được tạo ra ở hầu hết thực vật và động vật, tuy vậy, thành phần này không thể được tổng hợp bởi cơ thể con người, nhưng được bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Vitamin c đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất collagen nội sinh đồng thời ức chế thoái hóa collagen, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp glycosaminoglycan của proteoglycan. Ngoài ra, acid ascorbic được biết là có khả năng tái tạo tocopherol (vitamin E). Vitamin C ở lớp biểu bì có thể bị cạn kiệt do ánh sáng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Acid ascorbic, hoặc dạng muối ascorbate, bản chất là a-ketolactone, có cấu trúc enediol, có khả năng cho đi 2 electron, trung hòa gốc tự do đặc biệt superoxide và hydroxyl.
Ascoibyl palmitate là dạng ester tan trong lipid của nó làm tăng sự thâm nhập và ổn định. Để đạt được hiệu quả cao, các sản phẩm chứa vitamin C phải được điều chế đúng cách và được bảo quản trong các lọ kín, chống ánh sáng, pH phù hợp (3,515) giúp thấm vào da tốt hơn. Các dẫn xuất của acid ascorbic như ascorbyl-o-palmitate và magnesium ascorbyl phosphate ổn định hơn. Acid ascorbic được chứng minh hiệu quả chống oxy hóa, giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa (kích thích sản sinh collagen) và bảo vệ da khỏi tác hại tia UV. Cáchsử dụng: thêm vào pha nước của công thức, thông thường nồng độ từ 0,2120% ở pH acid (3,515) là cho kết quả tốt nhất.
L-ascorbic acid ethylene oxide:
Hợp chất với đặc tính làm sáng da bằng cách ức chế sự hình thành melanin.
L-ascorbyl palmitate:
Vitamin C tiềm năng chất chống oxy hóa (bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa), cải thiện lão hóa da (phục hồi độ đàn hồi da bằng cách tăng cường sản xuất collagen, tránh tăng sắc tố, đồi mồi). Hoạt tính chống oxy hóa có thể được tăng lên bằng cách kết hợp ascorbyl palmitate với acid L-ascorbic và vitamin E. Nó là một chất bảo quản được sử dụng trong các loại kem và lotion để phòng ngừa sản phẩm bị ôi. Nó không có. độc tính và tạo điều kiện cho sự kết hợp của các thành phần trong công thức như: vitamin A, C và D.
Cách sử dụng: thêm vào pha dầu, lúc nóng hoặc giai đoạn nhũ hóa của các công thức, nếu không hòa tan hoàn toàn thì thêm vitamin C và đâu rồi pha trộn hỗn hợp một cách cẩn thận. Nồng độ thông thường sử dụng là từ 0,5 – 8%, chi dùng ngoài Ascorbyl glucoside: sản phẩm phóng thích theo thời gian (time-release) của vitamin C, vì thế ổn định hơn so với dạng vitamin C thông thường. Nhờ đặc tính ức chế sản xuất melanin, chất này có i thể làm sáng da và ức chế tăng sắc tố. Ascorbyl glucosid có thể giúp tăng tổng hợp collagen và giảm viêm da. Ngoài ra, nó còn có đặc I tính chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn và được dùng trong sản phẩm chống nắng. Xem thêm vitamin c.
Ascorbyl linoleate:
Dẫn xuất của acid ascorbic. Nó là một tác nhân làm sáng da và ức chế hình thành melanin.
Ascorbyl methylsilanol pectinate:
Chất chống oxy hóa. Ascorbyl stearate: xem ascorbyl palmitate.
Ascorbyl palmitate:
Chất bảo quản và chống oxy hỏa được sử dụng trong các loại kem và lotion để phòng ngừa sản phẩm bị ôl không có độc tính, tạo điều kiện cho sự kết hợp của các thành phần trong công thức như: vitamin A, c và D.
Ascorbyl polypeptide:
Thành phần có thể phối hợp với vitamin c trong điều chế mỹ phẩm.
Ascorbyl tetraisopalmitate:
Chất làm mềm da với đặc tính chống oxy hóa và làm mịn da, là dẫn xuất của acid L-ascorbic (vitamin Q.
Asebiol:
Có chức năng điều chỉnh sự tiết bã nhờn, nhũ hóa lớp bã nhờn được tiết quá mức, làm mềm da và tẩy tế bào chết trên da mặt. Đây là hỗn hợp dạng chiết xuất men đã được thủy phân (chứa các lipopeptid và phospholipid) có thêm vào các amino acid sulfuric, vitamin B tan trong nước, ure, methionin và cystein.
Asiatic acid:
Acid béo carboxylic được sử dụng như một thành phần dưỡng da.
Asiaticoside:
Có nguồn gốc từ cây rau má, tên khoa học Centella asiatica, có đặc tính chữa lành vết thương, tăng hình thành collagen và mạch máu, được sử dụng như một thành phần chống oxy hóa và dưỡng da.
Ash bark extract:
(Chiết xuất vỏ cây sấu) tên khoa học Fraxinus excelsior, tác nhân giúp da mềm và mịn. vỏ cây sấu chứa esculin và fraxin làm giảm tính thấm mao mạch, giúp bảo vệ mạch, có lợi cho da mỏng hoặc da bị ửng đỏ. Ngoài ra, 2 glucosid này còn có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự suy thoái của hemoglobin. Vì vậy, chiết xuất vỏ cây sấu còn được dùng trong các sản phẩm dành cho mắt để giảm sự xuất hiện của quầng thâm dưới mắt.
Aspartic acid:
Amino acid được dùng để làm mềm da, sử dụng trong các sản phần dành cho da khô. Aspartic acid là một acid tự nhiên và không thiết yếu thường có ở động vật, thực vật, mía, củ cải đường và mật đường. Aspartic acid dạng tổng hợp được sử dụng rất phổ biến.
Astaxanthin:
Giống với beta-carotene, nhưng trên lâm sàng, astaxanthin có đặc tính chống oxy hóa mạnh hơn (bao gồm khả năng peroxy hóa lipid) và khả năng kháng viêm, được sử dụng trong mỹ phẩm nhờ đặc tính chống oxy hóa và khả năng ngăn ngừa tia UV. Astaxanthin là một chất có màu trong nhóm carotenoid và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Đây là chất có trong cá hồi và nhiều loài giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm), nhờ vậy chúng có sắc tố đỏ. Astaxanthin bảo vệ da chống lại tổn thương uv hiệu quả hơn các carotenoid khác.
Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2008 so sánh sự bảo vệ của astaxanthin với canthaxanthin và beta-carotene, kết quả cho thấy astaxanthin mang lại sự bảo vệ hiệu quả nhất khi các nguyên bào sợi da được chiếu xạ uv. Bức xạ UVA là kích thích việc tạo ra các loại oxy phản ứng (ROS) và làm cạn kiệt hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của các nguyên bào sợi bằng cách tác động để các enzym chống oxy hóa như catalaza và super- oxide dismutase. Vì lý do này, bố sung hệ thống với chất chống oxy hóa về mặt lý thuyết có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương do uv. Astaxanthin có thể thu được thẹo cơn đường tổng hợp.
Aster tataricus:
(Tử uyển) chất chiết xuất từ rễ được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh.
Astragalus extract:
Xem astragalus membranaceus extract.
Astragalus membranaceus extract:
(Chiết xuất hoàng kỳ) được trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn Tây, Cam Túc, Hắc Long Giang và Nội Mông, thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu, thái lát và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sau đó sử dụng không chế biến hoặc chế biến với mật ong, hương vị ngọt ngào. Người Trung Quốc tin rằng thành phần này giúp giảm mủ, tái tạo mô, giảm sưng.
Astragalus sinicus and extract:
(Chiết xuất từ vân anh) được sử dụng như chất làm sạch da.
Astrocaryum butter:
(Bơ cọ) là một tác nhân giúp làm mềm và mịn da, tạo màng giúp giữ ấm cho da.
Atelocollagen:
Protein làm mềm, mịn và giữ ẩm da, là sản phẩm thu được bằng cách lên men collagen và loại bỏ các telopeptid. Tính chất vật lý của protein này tương tự như các loại collagen tự nhiên, không tan được.
Atractỵlis lyrata:
Có độc tính theo FDA.
Atractyloides japonica:
(Bạch truật) được sử dụng trong y học phương Đông như một thuốc lợi tiểu để giảm dịch cơ thể và natri.
Atriplex nummularia:
Được sử dụng làm chất dưỡng da.
Atropa belladonna:
(Cà độc dược) loại thảo mộc đã được sử dụng qua các thời đại từ đau đầu đến viêm và các triệu chứng kinh nguyệt. Belladonna được biết là có thành phần hoạt tính kháng cholinergic, chẳng hạn như atropine, hyoscine (scopolamine) và hyoscyamine. Một số dẫn xuất được sử dụng trong y học. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, bí tiêu, đỏ bừng, giãn đồng tử, táo bón, lú lẫn và mê sảng. Bị cấm trong mỹ phẩm bởi EU, Anh và ASEAN.
Atropine:
Bị cấm trong mỹ phẩm bởi EU, Anh và ASEAN. Xem atropa belladonna.
Aucoumea klaineana:
(Cây okoume) được sử dụng chủ yếu trong sản xuất hương liệu và nước hoa.
Avens:
(Cẩm chướng) tên khoa học Geum urbanum, chứa tinh dầu, tannin, resin và acid hữu cơ. Đây là một chiết xuất thực vật có đặc tính khử trùng và làm sạch da. Trong y học, chiết xuất này thu được từ rễ, được sử dụng điều trị các vẩn đề dạ dày, tiêu chảy, súc miệng khi đau cổ họng.
Avobenzone:
(BMDM, butyl methoxydibenzoylmethane, l-(4-methoxyphenyl)-3-(4-tert-butylphenyl)propane-l,3-dione, butyl methoxydibenzoylmethan) chất chống nắng có tác dụng chống tia UVA phổ rộng. Là thành phần tan trong dầu được sử dụng trong kem chống nắng để hấp thụ tia UVA. Khả năng hấp thụ cực tím trên một phạm vi rộng hơn so với nhiều tác nhân chống nắng hữu cơ nên đã được sử dụng trong nhiều chế phẩm thương mại bán trên thị trường dưói dạng kem chống nắng phổ rộng. Mặc dù có ít thông tin về việc thử nghiệm, nhưng avobenzon đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1973, EU chấp thuận vào năm 1978, FDA chấp thuận vào năm 1988. Avobenzone bị suy giảm đáng kể khi tiếp xúc với ánh sáng, dẫn đến tác dụng bảo vệ giảm theo thời gian. Sự suy thoái này có thể làm giảm xuống bằng cách sử dụng kèm chất ổn định quang như octocrylene. Nồng độ avobenzon cho phép là 3% (ở Hoa Kỳ) và 5% (ở châu Âu). Xem butyl methoxydibenzoylmethane.
Avocado:
(Bơ) tên khoa học Persea gratissima, quả xanh lục, có nguồn gốc ở Nam Mỹ và Mexico. Quả bơ được sử dụng trong y học dân gian như là một kích dục. Là chất làm mềm, dùng trong mỹ phẩm do có chứa hàm lượng chất béo, vitamin A và C cao. Nó cũng được sử dụng trong dầu gội. The CIR kết luận đây là một thành phần an toàn khi sử dụng.
Awapuhi extract:
(Chiết xuất gừng gió) thuốc được sử dụng cho vết bầm tím, vết cắt, vết loét và đau đầu, đau răng, nấm ngoài da và các bệnh ngoài da khác, cũng như đau khớp và bong gân.
Avocado oil:
(Dầu bơ) dầu dẫn, làm mềm da, giúp vận chuyển hoạt chất đỉ vào da, có đặc tính diệt khuẩn và làm dịu da, được dùng trong các sản phẩm dành cho da nhạy cảm. Dầu bơ có thế kích thích và tăng cường collagen của các mô liên kết, nhờ vậy da được giữ ẩm và mịn màng. Dầu bơ còn có đặc tính chống nắng, ổn định ứong nhũ tương dầu/nươc và được dùng trong kem dưỡng làm sạch da, kem giữ ẩm, son môi, kem nền trang điểm, dầu tắm và kem chống nắng. Dầu bơ có tỷ lệ thẩm thấu cao nhất so với các dầu có đặc tính tương tự như: dầu bắp, dầu đậu nành, dầu ô liu và dầu hạnh nhân. Dầu bơ giàu các thành phần như: acid oleic, acid linoleic và acid linolenic. Ngoài ra, nó còn chứa các thành phần khác gồm: acid palmitic và palmitoleic, lecithin, phytosterol, carotinoid và các vitamin A, D, E có nồng độ cao. Loại dầu này được lấy từ quả bơ chín và được ép từ hạt bơ.
Azelaic acid:
Được điều chế bằng quá trình oxy hóa acid ricinoleic. Nó được sử dụng trong các chế phẩm trị mụn trứng cá, có đặc tính kháng viêm, kiểm soát sừng hóa và kháng khuẩn.
Azelamide MEA:
Xem azelaic acid.
Azeloyl diethyl salicylate:
(Acid nonanedioic) được sử dụng lam chất dưỡng da.
Azo dyes:
Thuốc nhuộm azo, được sử dụng trong các loại nhuộm tóc tạm thòi. Thuốc nhuộm azo là một nhóm lớn các chất tạo màu được đặc trưng bởi cách chúng kết hợp với nitơ, được làm từ hợp chất diazonium và phenol. Thuốc nhuộm thường chứa acid yếu, chẳng hạn như citric hoặc tartaric. Chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng, những người nhạy cảm với thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn có chứa paraphenylenediamine cũng sẽ có thể có phản ứng nhạy cảm chéo với thuốc nhuộm azo. Có những báo cáo rằng thuốc nhuộm azo được hấp thu qua da. Ví dụ về thuốc nhuộm azo: CI11680, CI 11710,12010 và CI1805. Xem acid dyes (tên sử dụng tại Hoa Kỳ).
Azuki beans:
Được sử dụng làm chất mài mòn trong các sản phẩm scrub.
Azulene:
Dẫn xuất từ cúc La Mã có nguồn gốc từ Đức với màu xanh đậm đặc trưng. Azulen là một chất kháng viêm và làm dịu nhẹ cho da. Chất này phù hợp với da nhạy cảm. Xem chamomile.