Để hoạt chất được hấp thu qua da cần phải trải qua 2 giai đoạn chính: phóng thích khỏi tá dược và thấm qua tổ chức da. Tuy nhiên, da lại được bảo vệ bởi hàng rào bảo vệ da – lớp sừng và nhiều yếu tố khác, làm cản trở hiệu quả việc hấp thu hoạt chất qua da. Do đó, để phát huy tối da tác dụng của mỹ phẩm giúp bạn chăm sóc da một cách hiệu quả, cần có những phương pháp làm gia tăng hấp thu hoạt chất qua da.
Điện chuyển Ion (Iontophoresis)
Phương pháp điện chuyển đã được nghiên cứu cách đây khoảng 100 năm, nhằm mục đích gia tăng tính thẩm của thuốc qua da. Quá trình điện chuyển tạo ra điện trường, hình thành động lực di chuyển của hoạt chất xuyên qua lớp sừng vốn không thấm nước.
Cơ chế hoạt động của phương pháp điện chuyển Ion
Hoạt chất phân cực mạnh di chuyển nhờ tác dụng của lực điện, những hoạt chất phân cực yếu và trung bình di chuyển dưới tác dụng lực điện thẩm của phân tử nước. Hiện tượng điện chuyển không làm thay đổi tính chất của biểu bì. Phương pháp này được áp dụng cho các phân tử nhỏ, có khả năng phân ly thành ion dương và ion âm. Ngoài ra, một số hoạt chất có phân tử khối đến vài ngàn dalton cũng có thể được ứng dụng.
Mức độ vận chuyển hoạt chất qua da phụ thuộc vào cường độ dòng điện, pH sinh lý da, kích thước và nồng độ phân tử hoạt chất, quá trình cạnh tranh ion, hệ đệm… Cường độ dòng điện càng cao, nguy cơ gây ra cảm giác đau cho bệnh nhân gia tăng.
Chăm sóc da bằng phương pháp điện chuyển Ion
Tác dụng của điện chuyển Ion
Điện chuyển ion cho phép lập trình và điều khiển dược động học của quá trình phân bố thuốc qua da. Các hoạt chất được ứng dụng phổ biến trong y học như: apomorphin, sumatriptan, fluorouracil, rotigotin và buspiron hydrochlorid. Điện chuyển hỗ trợ quá trình hấp thu thuốc của các đại phân tử như protein, có khả năng ion hóa ở pH sinh lý của da nhưng hấp thu kém hoặc không bền khi sử dụng qua đường tiêu hóa.
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng trong thẩm mỹ học là một thành tựu to lớn được xây dựng dựa trên cơ sở quang học. Trong nhiều thập niên, nó đã được ứng dụng trong điều trị y học, đặc biệt là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, hay điều trị tình trạng ứ máu ở những vết thương trong xương. Và hiện nay, liệu pháp ánh sáng này đã được ứng dụng rộng rãi trong y học thẩm mỹ.
Tăng hiệu quả chăm sóc cho da bằng phương pháp ánh sáng
Cơ chế tác dụng: liệu pháp điều trị bằng ánh sáng là nhằm phóng thích năng lượng bị kìm hãm, dẫn lưu và thông suốt các tuyến, phục hồi và củng cố hệ thống năng lượng trong cơ thể. Việc điều trị bằng ánh sáng màu đơn giản chỉ là việc sử dụng màu sắc khác nhau của ánh sáng để đưa năng lượng, tín hiệu khác nhau vào trong cơ thể, tác động tích cực đến hoạt động của các tế bào và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ bài tiết trong cơ thể.
Nguyên tắc cơ bản của liệu pháp ánh sáng dựa trên việc sử dụng sóng ánh sáng để chuyển tải tín hiệu đến tế bào, mang năng lượng photon của tia sáng đến hệ thống tế bào và thần kinh trong cơ thể. Đối với khả năng làm tăng hấp thu hoạt chất trên da mặt, ánh sáng làm tăng nhiệt độ nhẹ nhàng cho da, làm giảm độ nhớt, tăng tốc độ khuếch tán hoạt chất cũng như tăng hiệu quả tuần hoàn trong da.
Tác dụng của liệu pháp ánh sáng:
- Ánh sáng được sử dụng trong các phòng chăm sóc, chuyên nghiệp. Theo lý thuyết, ánh sáng là bức xa với nhiều bước sóng khác nhau, các bước sóng này sẽ cập tác động khác nhau trên cơ thể người và gây hiệu quả hấp thu khác nhau. Trong khi đó, làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể và dưới tác động của ánh sáng có thể làm thay đổi tuần hoàn máu, chuyển hóa cơ bản của tế bào da, nhờ đó làn da được chăm sóc hiệu quả hơn.
- Trong liệu pháp ánh sáng, mục đích chủ yếu là giúp cho da hấp thu tốt hơn, kết hợp với các bước sóng khác nhau để thấm sâu vào da, kể cả hoạt động của nội tiết tố và chuyển hóa.
- Ánh sáng (không chứa tia UV) sẽ được chiếu qua một thấu kính lọc sau đó mới phản chiếu xuống da, không gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, ánh sáng 8 màu được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc da chuyên nghiệp.
- Các tác dụng khác: tăng sinh collagen, điều trị mụn… Ví dụ: ánh sáng đỏ (bước sóng 630 nm ± 10 nm) kích thích nguyên bào sợi tăng sinh collagen, chống nhăn, làm phẳng da, da không đều sau phẫu thuật. Ánh sáng xanh (bước sóng 415 nm ± 10 nm) tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giúp da thư giãn và chống dị ứng, sử dụng trị mụn trên da nhạy cảm mỹ phẩm.
Liệu pháp ánh sáng giúp da hấp thu các dưỡng chất tốt hơn
Liệu pháp siêu âm
Sóng siêu âm là những dao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở có tần số trên 20.000Hz. Siêu âm có năng lượng chính từ động năng và thế năng của các phần tử trong môi trường truyền sóng. Hiện nay, siêu âm đã được ứng dụng phổ biến trong y học và khoa học thẩm mỹ với những tác dụng sinh học trên cơ thể sống.
Sóng siêu âm cũng là 1 trong các phương pháp chăm sóc da hiệu quả
Cơ chế tác dụng: siêu âm làm tăng tính thẩm và đến tán của ion qua màng bán thẩm. Hoạt chất sử dụng được siêu âm đưa vào tại chỗ. Các ion thuốc được đi vào và tích lũy lại ở biểu bì rồi khuếch tán dần vào tế bào. Từ đó các chất cần thiết được đưa đến nơi mà nó tác động tránh thất thoát, mang lại hiệu quả tối ưu cho làn da.
Tác dụng sinh học trên da
- Hiệu ứng cơ học: khi sóng siêu âm truyền qua da, các phần tử trong da dao động và làm thay đổi áp suất, tăng tính thẩm qua màng tế bào da. Đồng thời, làm tăng tính khuếch tán và thẩm thấu của tổ chức, từ đó làm tăng các quá trình sinh học của tổ chức.
- Hiệu ứng cơ học: khi sóng siêu âm truyền qua da, các phần tử trong da dao động và làm thay đổi áp suất, tăng tính thẩm qua màng tế bào da. Đồng thời, làm tăng tính khuếch tán và thẩm thấu của tổ chức, từ đó làm tăng các quá trình sinh học của tổ chức.
- Hiệu ứng hóa học: năng lượng siêu âm làm tăng quá trình va chạm và ma sát, kết quả là các phân tử có thể bị kích thích hoặc ion hóa. Hiện tượng này làm tăng tốc độ các phản ứng sinh học, tăng chuyển hóa tổ chức. Ngoài ra có thể làm hình thành các gốc ion tự do có hoạt tính mạnh sẽ tương tác với lipid màng tế bào, protein, men…
- Hiệu ứng nhiệt: phụ thuộc vào cường độ và thời gian tác dụng của siêu âm. Ở cường độ thấp dưới 1W/cm2 thường chỉ làm bào tương của tế bào bị khuấy động làm tăng các quá trình sinh học bình thường. Siêu âm liên tục 1,5W/cm2 sau 5 phút làm da tăng lên khoảng 3,3°C. Tăng nhiệt độ da dẫn đến tăng quá trình sinh học như tăng tốc độ các phản ứng sinh học, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng cho da.
Ứng dụng của siêu âm:
- Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức trên da.
- Giãn cơ do kích thích trực tiếp lên các cảm thụ thần kinh.
- Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tính khuếch tán và thẩm thấu qua màng tế bào. Do đó làm tăng hấp thu hoạt chất, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái tạo tổ chức.
Phương pháp siêu mài mòn
Công nghệ siêu mài mòn là công nghệ phun cát với áp lực cao để làm sạch bề mặt da. Cát được sử dụng là một loại siêu tinh thể có tên gọi “Corundum”. Corundum có độ nóng chảy khoảng 2000°C và là một vật liệu siêu cứng với độ cứng chỉ sau kim cương. Khi mài da, dưới áp lực chân không, cát này được dòng khí mang đi tác động vào bề mặt da để mài đi lớp da bị sừng hóa bên trên. Lớp sừng là hàng rào bảo vệ trên bề mặt da, là rào cản hữu hiệu đối với tác nhân lý hóa, bao gồm cả hoạt chất mỹ phẩm được sử dụng trên da. Do đó, khi lớp sừng được mài mòn trong độ an toàn cho phép, hoạt chất sẽ dễ dàng thấm sâu vào da tạo hiệu quả hấp thu mạnh mẽ. Phương pháp này có thể làm tăng khả năng hấp thu hoạt chất lên từ 10- 50 % tùy theo từng cá thể.
Phương pháp siêu mài mòn giúp tăng hấp thu hoạt chất từ 10%-15%
Phương pháp lăn kim
Da người bình thường có độ dày khác nhau tùy vùng da của cơ thể và gồm 3 lớp là biểu bì, trung bì và hạ bì. Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, có chức năng là hàng rào bảo vệ da khỏi mất nước và những sự xâm nhập từ môi vương bên ngoài. Vượt qua được lớp biểu bì là một trong những yêu cầu được đặt ra cho những sản phẩm sử dụng ngoài da khi chăm sóc da. Thời gian gần đây, lăn kim nở rộ lên như là một phương pháp giúp đưa các hoạt chất đi qua lớp biểu bì.
Phương pháp lăn kim giúp tăng cường sự hấp thu các hoạt chất
Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy kim lăn làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp nhiều lần hơn so với bôi da thông thường, nhờ đó hiệu quả chăm sóc da được tăng lên đáng kể. Kim được dùng trong phương pháp lăn kim rất đa dạng, có thể là thép không gỉ hoặc các loại nhựa được thiết kế thành nhiều đầu kim nhọn đảm bảo có thể gây tổn thương cho da mà không xảy ra các trường hợp nhiễm trùng. Kích thước của các loại kim có thể dao động từ 0,25 mm đến 2,5 mm để phù hợp với độ dày của da mỗi người khác nhau cũng như thích hợp với từng mục đích trị liệu.
Cơ chế của phương pháp lăn kim
Những mũi kim nhọn trong thiết bị lăn kim sẽ tạo những tổn thương trên da. Những tổn thương vị điểm sẽ tạo thành những đường thông vi thể đưa hoạt chất vào sâu bên trong da. Đồng thời trong quá trình các tổn thương này hồi phục, làn da sẽ được trẻ hóa bởi quá trình tăng sinh collagen và elastin từ lớp trung bì.
Ứng dụng lăn kim
Những vấn đề liên quan đến cấu trúc da như sẹo rỗ nhờ cơ chế tăng sinh collagen sau khi tạo tổn thương. Những vấn đề liên quan đến sắc tố da như nám, tăng sắc tố nhờ vào cơ chế tái tạo lại làn da qua những tổn thương vi điểm bong tróc.
Phương pháp massage
Massage được hình thành và áp dụng như là một phương pháp thiết yếu trong y học ở mọi nền văn hóa trên thế giới. Phát triển nở rộ tại Trung Quốc, massage đã được cả thế giới chú ý và ứng dụng trong trị liệu y học và đặc biệt là khoa học thẩm mỹ. Massage là phương pháp vật lý, tác động trực tiếp lên da mặt, thần kinh, mạch máu dưới da và những cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi giúp nâng cao khả năng hấp thu hoạt chất hiệu quả qua da.
Massage là phương pháp vật lý giúp tăng hấp thu hoạt chất qua da
Cơ chế tác dụng
Massage làm tăng lưu lượng máu đến da do kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm căng cơ mang lại cảm giác thoải mái cho cơ thể. Đồng thời, massage cũng làm tăng nhiệt độ trên da, giãn mạch máu và giãn lỗ chân lông giúp đẩy nhanh tốc độ hấp thu của hoạt chất, nhờ đó các dưỡng chất chăm sóc da được hấp thu hiệu quả hơn.
Ứng dụng massage:
- Tăng tuần hoàn máu do tác động cơ học làm tăng nhiệt độ, tăng hấp thu hoạt chất vào tổ chức dưới da.
- Giãn cơ do kích thích trực tiếp lên các cảm thụ thần kinh.
- Tăng hấp thu hoạt chất do làm giãn nở lỗ chân lông.
Điện di (Electroporosis)
Phương pháp điện di sử dụng xung điện trong thời gian rất ngắn (micro giây đến mili giây) với điện thế cao tương đương 110V), tạo hiệu ứng tái sắp xếp lại thành phần lipid của lớp sừng, hình thành những vi kênh dẫn hoạt chất thấm sâu vào da. Các thiết lập hệ thống điện 4; phù hợp không gây ra cảm giác châm chích, khó chịu của dòng điện nhưng gia tăng hiệu quả vận chuyển thuốc đặc biệt với các hoạt chất thân nước, có độ phân cực lớn.
Vì điện trở kháng của lớp sừng lớn hơn so với các mổ ở vị trí sâu, điện trường áp dụng trong phương pháp chủ yếu tập trung ở lớp sừng. Tuy nhiên, khi tính thấm của màng lipid kép tại lớp sừng được tăng cường dưới tác dụng điện di, điện trở kháng lớp sừng cũng nhanh chóng giảm, tạo điều kiện cho hoạt chất thấm sâu vào da. Để giảm thiểu cảm giác đau cho bệnh nhân, các điện cực được bố trí sao cho khoảng cách giữa chúng là tối thiểu nhằm giới hạn vùng chịu tác động chỉ khu trú lớp sừng, ít tác động đến các neuron thần kinh cảm nhận cảm giác đau.
Tiêm thuốc bằng kim
Tiêm hoạt chất vào da bằng kim tiêm là một phương pháp thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu. Tác động kim tiêm giúp hình thành những kênh vật lý xuyên biểu bì, có tác dụng dẫn thuốc vào da. Thiết kế kim tiêm và biện pháp tiêm ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả phương pháp. Các vật liệu chế tạo kim tiêm thông dụng như: silicon, polyme, kim loại… Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo chuyên môn để phòng ngừa những viêm nhiễm và biến chứng trên bệnh nhân.
Đây là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu
Tiêm thuốc không dùng kim
Tiêm thuốc không dùng kim được phát minh vào những năm 30 của thế kỷ 20 và được ứng dụng phổ biến những quốc gia có nền y học phát triển cho đến hiện nay. Ứng dụng đầu tiên của phương pháp là dùng trong chủng ngừa cho các bệnh nhân đậu mùa, bại liệt, sởi. Hệ thống phân bố sử dụng các loại khí nén như CO, nitơ lỏng tạo áp lực đẩy hoạt chất lỏng với áp suất và tốc độ, tạo nên dòng vi tia cực nhỏ, có khả năng xuyên qua da. Phương pháp này giúp làm giảm chi phí điều trị và xác hiệu quả tuân trị, cũng như hạn chế tối đa cảm giác đau ở bệnh nhân. Vì vậy, phương pháp tiêm không kim hứa hẹn nhiều ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực thẩm mỹ, chăm sóc da. Ba giai đoạn chính trong hoạt động của hệ thống diễn ra như sau:
- Pha 1: Hệ thống đạt đến áp lực đẩy tối ưu (kéo dài dưới 0,025 giây).
- Pha 2: Giai đoạn phân phối hoặc phân tán thuốc (trong khoảng 0,2 giây)
- Pha 3: Giải phóng thuốc vào mô (kéo dài dưới 0,05 giây).