Khô da tưởng bình thường, nhưng hóa ra không phải chuyện đùa. Trong tất cả các loại da, da khô là làn da bị lão hóa nhanh nhất. Việc không cung cấp đủ nước cho da khiến làn da của bạn “chạm mặt” lão hóa với tốc độ không thể cưỡng lại được. Hãy cùng tìm hiểu thêm về làn da khô và những cách thức để kiềm hãm lão hóa nhanh nhất nhé.
Nguyên nhân gây khô da
Có nhiều nguyên nhân (bên trong và bên ngoài) làm khô da. Mức độ khô da phụ thuộc vào số lượng và cường độ tác động của các yếu tố này.
Nguyên nhân bên ngoài
Các nguyên nhân bên ngoài gây khô da đều làm tổn thương đến hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da. Một khi hàng rào lipid bị phá vỡ, độ ẩm trên bề mặt da dễ dàng thoát ra ngoài và các chất giữ ẩm cũng dễ dàng bị mất đi. Khi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm, da không thể giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô hơn cho đến khi chúng được bổ sung và khi hàng rào lipid được phục hồi. Dòng chảy tự nhiên cung cấp độ ẩm đến các lớp tế bào da phía trên bị suy giảm dẫn đến da khô nghiêm trọng hơn.
Các điều kiện khởi phát bên ngoài
Các nguyên nhân chính bên ngoài bao gồm các tác động môi trường và phương pháp chăm sóc da. Da mặt thường dễ bị các nhân tố gây khô da này tác động hơn các vùng khác trên cơ thể. Yếu tố môi trường
- Thời tiết khắc nghiệt nóng, lạnh và không khí khô.
- Các thay đổi theo mùa – các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn vào mùa đông hoặc mùa hè.
- Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và da dễ bị khô khi lão hóa.
- Tắm gội lâu và thường xuyên với nước nóng làm mất đi các lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da.
- Phương pháp chăm sóc da không đúng cách – quy trình và lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da khô là rất quan trọng. Đặc biệt, cần phải tránh dùng các loại xà phòng mạnh để không làm mất đi các lipid tự nhiên trong da.
- Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc, bao gồm nicotin, có thể làm giảm lưu lượng máu. Tình trạng này làm chậm quá trình trao đổi chất trong da. Do đó da dễ bị khô và lão hóa sớm.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm thay đổi sự cân bằng độ ẩm trong da. Các loại thuốc kiểm soát huyết áp, như thuốc lợi tiểu, thường có tác dụng phụ này. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu nghĩ một loại thuốc nào đó có thể là nhân tố gây khô da.
Nguyên nhân bên trong
- Các yếu tố di truyền: Mỗi người có một bộ gen duy nhất quyết định các đặc điểm của làn da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid. Điều này có nghĩa là với cùng điều kiện như nhau, những người khác nhau sẽ có độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da. Người có da sáng dễ bị khô da hơn người có làn da sẫm màu. Bên cạnh đó, các loại bệnh như viêm da, vảy nến, bệnh tiểu đường và bệnh vảy cá thường có mối liên hệ di truyền.
Yếu tố di truyền và nội tiết tố
- Các tác nhân về nội tiết tố: Khi lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ví dụ trong giai đoạn dậy thì và khi mãn kinh, mức cân bằng độ ẩm trong da có thể bị ảnh hưởng theo. Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể suy giảm và làm da khô hơn. Khổ da cũng có thể xuất hiện khi đang mang thai.
- Tuổi tác: Khi già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tuổi càng cao thì da càng dễ khô và da càng khô thì lại càng dễ dẫn đến sự hình thành các rãnh và nếp nhăn do khô da.
- Chế độ ăn uống : Độ ẩm trên da phụ thuộc sự cân bằng nước trong cơ thể. Do đó, khi cơ thể thiếu nước, cơ thể không thể cung cấp đủ lượng nước đến cho da. Đối tượng dễ bị thiếu nước là người già vì cảm giác khát bị suy giảm theo tuổi tác và những người lao động chân tay hoặc phải vận động nhiều.
- Da cũng cần một lượng dưỡng chất, acid béo không bão hòa và vitamin nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường. Thiếu hụt bất kỳ thành phần nào cũng có thể dẫn đến khô da.
Các yếu tố giữ ẩm da
Lớp màng chất béo (lipid): Lớp này bao phủ phía trên và xung quanh các tế bào keratin của da kết hợp với bã nhờn tự nhiên và các sản phẩm acid béo thoái hóa khác trong quá trình trưởng thành của tế bào da tạo nên lớp màng bảo vệ chống lại các tác nhân xâm nhập từ môi trường nhưng vẫn giữ được hình thái mềm mại cho cơ thể.
Các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên: chiếm 20%-25% lớp keratin giúp giữ lại lượng nước tối thiểu cho lớp tế bào chết này. Các chất được tìm thấy trên da phổ biến như:
- Urê
- Acid lactic
- Acid glycolicom
- Phospholipid
- Acid malic
- Acid pyruvic
- Muối của pyrrolidon carboxylic acid
Các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên chiếm 20% đến 25% lớp keratin
Các thành phần dưỡng ẩm thông dụng
Chất ngăn mất nước: củng cố lớp màng lipid bề mặt da, làm giảm bay hơi nước, tạo điều kiện bão hòa độ ẩm cho lớp keratin. Loại sản phẩm này thường được thoa lên da ngay sau khi làm sạch bề mặt da. Các thành phần phổ biến gồm:
Các chất ngăn mất nước
- Các chất béo có nguồn gốc từ quá trình khai khoáng: cetomacrogol thường được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng ẩm. Nhóm sản phẩm này có hiệu quả giữ ẩm cao nhưng thường gây bóng nhờn nên được sử dụng cho những làn da rất khô hoặc các tình trạng da khô bệnh lý.
- Các chất béo có nguồn gốc động vật: tiêu biểu là lanolin chiết xuất từ lông cừu.
- Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu oliu, dầu vừng, dầu yến mạch, dầu lạc.
Một số sản phẩm giữ ẩm có chứa spermaceti chiết xuất từ vây cá mập nên bị cấm tại Mỹ.
Chất giữ ẩm: nhóm hoạt chất này có tác dụng hút nước, có khả năng thấm qua lớp keratin và duy trì hàm lượng ẩm cho da. Tuy nhiên, đối với những chất có cấu tạo phân tử lớn không thể thấm qua lớp keratin, chúng tạo một lớp mỏng bề mặt có tác dụng cấp nước cho da. Không khuyến cáo sử dụng nhóm sản phẩm này ở môi trường quá lạnh và khô hanh vì đôi khi chúng sẽ hấp thu nước từ da khiến da càng thêm khô. Các thành phần phổ biến có tác dụng giữ ẩm theo cơ chế hút nước:
- Glycerin (glycerol)
- Sorbitol
- Propylen glycol.
- Glycosaminoglycan (như acid hyaluronic)
- Elastin, collagen và các acid amin
Chăm sóc da khô bằng cách giữ ẩm cho da
Để chăm sóc da khô hiệu quả, việc giữ ẩm da là biện pháp đầu tiên, tiên quyết, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp dành riêng cho mặt và toàn thân để dưỡng ẩm da đầy đủ vào mỗi buổi sáng, mỗi buổi tối và sau khi tắm. Trường hợp da quá khổ thì nên dùng dầu dưỡng ẩm, nếu da khô vừa hay khô ít thì kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên như mật ong, lô hội là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Việc dưỡng ẩm cho da sẽ tạo điều kiện cho tế bào mới khỏe mạnh phát triển thay thế lớp da cũ đã chết.
Lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da khô
Để việc dưỡng ẩm đạt kết quả tốt, nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm khi đã làm sạch da, đồng thời tiến hành massage nhẹ nhàng để da có thể hấp thu kem (dầu) dưỡng ẩm một cách dễ dàng hơn, phát huy tối ưu hiệu quả chăm sóc da hơn.
Tắm đúng cách
Đối với da khô, việc tắm rửa đóng một vai trò rất quan trọng, nếu tắm không đúng cách da đã khô sẽ càng khô hơn. Chính vì vậy, để chăm sóc da khô tốt nhất nên tắm với nước lạnh vừa hoặc nước ấm vừa đủ (nếu trời lạnh), nước tắm quá nóng rất dễ làm da bị khô, nếu có thể hãy cho thêm một ít tinh dầu các loại (dầu dừa, dầu oliu, tinh dầu bưởi) hay dầu tắm dưỡng ẩm vào nước tắm để tránh làm tổn hại làn da. Không nên sử dụng xà phòng tắm vì nó sẽ làm khô da, kích ứng da rất nhanh, thay vào đó hãy dùng sữa tắm dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, gel tắm chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ và không quên việc dưỡng ẩm da cẩn thận ngay sau khi tắm. Khi tắm chỉ nên dùng bông tắm massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn trên da, không nên chà xát quá mạnh khiến da bị tổn thương. Đồng thời với người có làn da khô nên hạn chế việc xông hơi, tắm hơi quá thường xuyên vì nó sẽ làm cho làn da trở nên khô rõ rệt.
Tắm với nước lạnh vừa hoặc nước ấm vừa đủ, không tắm nước quá nóng
Uống nhiều nước
Nước từ lâu đã được xem là “thần dược” của sức khỏe và vẻ đẹp làn da, đối với làn da khô thì nước càng quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, để chăm sóc da khô một cách tốt nhất, cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là từ 2-2,5 lít, chia đều trong ngày, cứ 15 phút lại uống nước một lần, không nên uống một lúc quá nhiều nước và ngược lại không để cơ thể thiếu nước quá lâu.
Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày
Thói quen này sẽ giúp dưỡng ẩm cho da ngay từ bên trong bởi mỗi tế bào da đều được “ngậm” nước đầy đủ, cải thiện đáng kể tình trạng da khô và đẩy lùi nguy cơ mắc phải các chứng bệnh ngoài da cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh nước lọc, có thể bổ sung thêm các loại trà thảo dược (trà atiso, trà cỏ ngọt, trà râu bắp…) và nước ép các loại rau xanh, trái cây để phát huy tác dụng chăm sóc da tốt hơn.
Tẩy tế bào chết trên da định kỳ
Đối với việc chăm sóc da khô, việc tẩy tế bào chết trên da sẽ giúp lấy đi những tế bào cũ, tạo điều kiện để những tế bào mới phát triển tốt hơn, hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Có thể dùng bàn chải chuyên dụng hoặc hỗn hợp đường-dầu oliu, trà xanh-mật ong, dâu tây nghiền nhuyễn – đường… để tẩy tế bào chết trên da và góp phần dưỡng ẩm, chăm sóc da hiệu quả.
Các tế bào cũ được loại bỏ, cho tế bào mới phát triển và hấp thu dưỡng chất tốt hơn
Thực hiện chế độ ăn uống đúng cách
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, duy trì vẻ đẹp làn da. Để chăm sóc da khô hiệu quả cần thực hiện chế độ ăn uống giàu vitamin A, C, E, magiê, acid béo thiết yếu (có nhiều trong vừng, lạc, hạt điều, cà chua, trứng, cần tây, cà rốt, ngó sen, mật ong, cá biển, sò, nghêu, thịt bò…) sẽ giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong để chống khô da. Để tránh da bị khô, nên ăn ít nhất 2 muỗng canh một loại dầu ép từ các loại hạt mỗi ngày, nó sẽ làm ẩm đáng kể cho da và ngăn không cho nó khô thêm nữa như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu dừa…
Chế độ ăn uống giàu vitamin A, C, E, magiê, acid béo thiết yếu sẽ chăm sóc da khô tốt nhất
Việc chăm sóc da khô đúng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp làn da, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa, hạn chế các bệnh ngoài da một cách hiệu quả. Áp dụng linh hoạt, đúng cách, phù hợp 5 cách chăm sóc da khô hiệu quả trên đây sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng khô da, giúp da đẹp hơn, mịn màng hơn, mượt mà hơn.