Chăm sóc da luôn là vấn đề khiến nhiều chị em đau đầu, nhất là đối với cô nàng vừa vào thế giới skincare, thứ tự các bước và sản phẩm nào cần thiết, phù hợp cho làn da của mỗi người khiến nàng băn khoăn không biết nên lựa chọn như thế nào? Vậy thì, hãy cùng tìm hiểu các sản phẩm skincare mà nàng cần phải có để chăm sóc da một cách tốt nhất nhé.
Sữa rửa mặt
Trong đời sống sinh hoạt hiện nay, nhất là khi khói bụi từ các phương tiện giao thông cũng như các ngành công nghiệp sản xuất ngày càng nhiều, sữa rửa mặt ngày càng đóng một vai trò quan trọng. Việc rửa mặt không chỉ giúp loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn, dầu nhờn và mỹ phẩm mà còn là bước đầu tiên trong quy trình chăm sóc da, tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình dưỡng ẩm hoặc các phương pháp trị liệu chuyên sâu khác. Bên cạnh đó, bước rửa mặt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tâm lý thoải mái, giúp giải stress và từ đó làn da cũng trở nên tươi mới, trẻ trung hơn.
Lịch sử phát triển
Cách thức rửa mặt sớm nhất xuất hiện từ thời người khôn ngoan (Homosapiens), họ dùng tay và sử dụng nước lạnh để rửa mặt. Thực tế, thói quen này đã có ở loài vượn người và vẫn luôn tồn tại cho đến ngày nay.
Tài liệu lâu đời nhất về việc sử dụng các chất không phải nước để tẩy rửa được xác định vào năm 10.000 trước Công nguyên, thời người Ai Cập cổ đại. Sữa rửa mặt của họ chứa chất béo động vật trộn với vôi (kiềm) và hương liệu, loại sữa rửa mặt này cũng gần giống với loại xà phòng handmade tự nhiên hiện nay. Sữa rửa mặt và sữa tắm cũng sử dụng cùng một loại xà phòng như trên. Trong suốt thời kỳ trung đại, những người truyền đạo đem xà phòng từ xứ Viễn Đông du nhập vào châu Âu dùng làm sữa rửa mặt và sữa tắm. Vào những năm 1900, các thỏi xà phòng được sử dụng để rửa mặt và sau đó vào giữa những năm 1950, các loại sữa rửa mặt dạng kem, sữa rửa mặt dạng nhũ tương đã bắt đầu được công bố và sử dụng rộng rãi.
Sữa rửa mặt là sản phẩm không thể thiếu khi chăm sóc da
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các loại sữa rửa mặt nền cơ bản trở thành xu hướng chủ đạo, chúng là kết quả của các phát minh trong công nghệ làm sạch với các sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý. Qua các năm, sự phát triển công nghệ này tập trung vào 2 hướng chính:
- Loại bỏ tốt hơn các tế bào da chết, bụi bẩn, dầu nhờn và mỹ phẩm trang điểm.
- Tổng hợp được các chất hoạt động bề mặt ít gây tổn thương hàng rào bảo vệ da và ít làm khô da hơn.
Công dụng của sữa rửa mặt
Mặc dù các sản phẩm làm sạch tồn tại khá đa dạng trên thị trường hiện nay, tuy nhiên tác dụng của chúng vẫn phục vụ 4 mục tiêu chính:
- Làm sạch da (loại bỏ các bụi bẩn và lớp trang điểm)
- Tẩy tế bào da chết ở mức độ cơ bản
- Loại bỏ các vi sinh vật gây hại
- Giảm tổn thương tối thiểu lớp sừng và lớp biểu bì.
Ngoài ra, công thức được thiết kế có thể giúp loại bỏ hầu hết các hợp chất hóa học (các loại mỹ phẩm trang điểm không thấm nước, cũng như thành phần sinh học (dầu nhờn, lớp tế bào ngoài cùng của lớp sừng) cũng là yêu cầu đối với một sản phẩm làm sạch hiệu quả.
Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp
Về cơ bản, có thể phân các loại sữa rửa mặt thành 2 nhóm chính dựa vào đặc tính tạo bọt của chúng: có bọt và không bọt. Việc lựa chọn loại sản phẩm phù hợp phải dựa trên từng loại da cụ thể thích hợp với các đặc tính được mô tả trong bảng dưới đây.
Sữa rửa mặt có bọt
|
Sữa rửa mặt không bọt
|
|
Dạng bào chế | Dạng kem, tạo bọt khi phối hợp với nước | – Nhũ tương
– Gel thân nước |
Thành phần làm sạch | – Muối diện hoạt
– Muối của acid béo |
– Chất nhũ hóa (nhũ tương)
– Chất tạo gel (gel thân nước) |
Ưu điểm | – – Làm sạch sâu loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và dầu nhờn hiệu quả, giúp thông thoáng lỗ chân lông | – Nhẹ dịu với làn da, không làm khô, căng hay kích ứng da
– Gây mất nước xuyên biểu bì không đáng kể, ít nguy cơ lão hóa da. |
Nhược điểm | – Gây nên tình trạng mất nước xuyên biểu bì, nguy cơ gây lão hóa cao hơn sữa rửa mặt không bọt.
– Có thể gây khô da quá mức và kích ứng đối với các làn da nhạy cảm |
– Hiệu quả làm sạch kém hơn |
Loại da thích hợp | – Da nhiều mụn, da tăng tiết dầu quá mức | – Da bình thường, da khô
– Da tiết dầu do khô quá mức – Da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa với các nếp nhăn li ti. |
Tẩy tế bào chết
Da là cơ quan có diện tích bề mặt lớn nhất có thể. thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xâm nhập có nguồn gốc hóa học, vi sinh. Vì vậy, bề mặt da được bao phủ một lớp tế bào sừng, không thấm nước, có khả năng đảm nhiệm chức năng bảo vệ. Sau chu trình 28 ngày ở người bình thường, lớp tế bào sừng được bong tróc và thay thế bằng lớp tế bào mới. Quá trình này cứ thế được tiếp diễn và các tế bào không thực hiện tốt chức năng, bong tróc khỏi bề mặt da được gọi là tế bào da chết.
Vai trò của việc tẩy da chết
Chu trình thay mới làn da có thể diễn ra tự nhiên nhưng trong nhiều trường hợp như tuổi tác, thời tiết, môi trường sống, ô nhiễm không khí, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, quá trình này trở nên trì trệ và làn da luôn bị bít tắc bởi tế bào chết kết hợp với bụi bẩn. Điều này tạo điều kiện cho khuẩn mụn phát triển, ứ đọng chất nhờn trong lỗ chân lông, khiến sắc diện da kém tươi tắn. Vì vậy, việc định kỳ tẩy tế bào chết là vô cùng cần thiết nhằm duy trì một làn da khỏe mạnh.
Tẩy tế bào chết bằng cách rửa mặt với nước ấm mỗi ngày
Các chất tẩy rửa dịu nhẹ kết hợp với nước ấm có tác dụng giãn nở lỗ chân lông. Bụi bẩn và tế bào chết sẽ được loại bỏ dưới tác động của tay và dòng nước. Các loại sản phẩm rửa mặt trên thị trường được phân loại tùy theo loại da, người sử dụng nên nhận định đúng tính chất da và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Quan sát phản ứng của da đối với từng loại sản phẩm rất cần thiết trong việc tìm kiểm sản phẩm tối ưu nhất cho da.
Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với từng loại da và kết hợp cùng nước ấm
Tẩy tế bào chết bằng phương pháp vật lý
Tẩy da chết bằng phương pháp vật lý sử dụng lực nén và lực ma sát từ các sản phẩm tẩy da chết chuyên dụng hoặc do tự bào chế làm bong tróc lớp da chết bề mặt. Các tinh thể kim loại, silica hoặc các thành phần kết tinh có tính chất êm dịu với da thường được ứng dụng trong các sản phẩm nhóm này. Lực tác động cần được điều chỉnh để phù hợp với từng loại da, tránh nguy cơ kích ứng da.
Cần điều chỉnh lực tác động để tránh kích ứng da
Tẩy tế bào chết bằng phương pháp hóa học
Tẩy tế bào chết bằng phương pháp hóa học dựa trên tác động của alpha hydroxyl acid (AHA) và beta hydroxyl acid (BHA), làm lỏng lẻo tính kết dính của tế bào chết với nhau và với lớp da mới bên dưới. Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ tế bào chết mà còn giảm thiểu tình trạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng và sự tiết nhờn quá mức của da. Các hoạt chất được ứng dụng phổ biến bao gồm: acid lactic, acid glycolic, acid salicylic, tẩy da chết bằng phương pháp hóa học có khả năng tác động sâu và mang đến hiệu quả tối ưu hơn so với phương pháp vật lý.
Phương pháp hóa học có khả năng tác động sâu và hiệu quả hơn phương pháp vật lý
Tần suất tẩy tế bào chết
Da bình thường | 3 lần/ tuần. Hóa học, enzyme hay dạng hạt, có thể dùng hỗn hợp |
Da dầu | Tối đa 3 lần/ tuần. Mặt nạ đất sét, acid Salicylic, hạt silicon hay polyurethan, ennzym, nhiều quà sẽ sinh dầu nhiều hơn. |
Da nhạy cảm | 1 lần/ tuần, tối đa 2 lần. Tẩy nhẹ dạng hạt. |
Da khô | 2 – 3 lần/ tuần. Acid glycolic, AHA, polyure-than, hạt silicon, enzyme kích thích sản sinh dầu. |
Da hỗn hợp | 2 – 3 lần/ tuần, chú ý vùng chữ T. |
Dấu hiệu làm dụng quá mức tẩy tế bào chết
Việc tẩy tế bào chết quá mức sẽ làm tổn hại đến lớp sừng và hàng rào lipid bảo vệ da, làn da trở nên nhạy cảm và biểu hiện các dấu hiệu sau:
- Đỏ, ngứa da
- Khô da
- Cảm giác nóng rát
- Da dễ vị viêm nhiễm, nổi mẩn
Khi các dấu hiệu này xảy ra, việc xem xét nồng độ của các hoạt chất tẩy da hóa học, cường độ lực tác động trong phương pháp tẩy da vật lý và tần suất thực hiện là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, nên đến ngay các trung tâm da liễu chuyên môn để được xác định tính chất da và tư vấn quy trình cũng như các sản phẩm chăm sóc da tối ưu nhất.
Toner (dung dịch cân bằng da)
Trong chế độ chăm sóc da hằng ngày, dù sữa rửa mặt được sử dụng ở bước làm sạch thuộc loại nào đi chăng nữa (có bọt hoặc không bọt), chúng đều làm thay đổi pH sinh lý của da và gây nên tình trạng mất nước xuyên biểu Là các mức độ khác nhau, khiến cho da mất nước và dần Lần xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Mặc dù vậy, vai trò của sữa rửa mặt vẫn rất quan trọng, nó giúp cho da loại đi các bụi bẩn, dầu nhờn, vi khuẩn từ đó ngăn ngừa tối đa các nguyên nhân gây nên tình trạng mụn. Chính vì lẽ đó, dung dịch cân bằng da ra đời trở thành một giải pháp hoàn hảo đi đôi với sữa rửa mặt để khắc phục các nhược điểm của nó, giúp làm dịu và phục hồi làn da sau bước làm sạch với các chức năng:
- Cân bằng pH da (vốn thay đổi sau khi sử dụng sữa rửa mặt) trở về mức sinh lý bình thường từ 4,5 – 5,5, giúp cho da chống lại vi khuẩn và các yếu tố bất lợi từ môi trường.
- Trung hòa điện tích các chất diện hoạt của sữa rửa mặt tích tụ trên bề mặt da, giúp làm sạch da hoàn toàn.
- Cấp nước cho da một cách nhanh chóng.
- Bên cạnh các tác dụng trên, tùy theo từng loại da, các dung dịch cân bằng da còn có thể được bổ sung các thành phần hoạt chất giúp mang lại các tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa… để hỗ trợ cải thiện các vấn đề trên da.
Sau khi làm sạch da với sữa rửa mặt, việc quan trọng nhất cần thực hiện là phục hồi da bằng các thành phần làm dịu thích hợp, làn da sẽ không thể dung nạp quá nhiều các các chất chống oxy hóa hay các thành phần, dinh dưỡng ở thời điểm này. Sử dụng loại dung dịch cân bằng da thích hợp sẽ cung cấp vừa đủ cho da những gì thích hợp nhất, giúp mang lại sự mịn màng, tươi mới và trẻ trung cho làn da.
Toner giúp làm dịu và phục hồi làn da sau bước làm sạch
Các loại toner thường gặp
Về cơ bản, dung dịch cân bằng da được chia thành các loại:
- Công thức dựa trên cồn: thường chứa các thành phần: làm se. Nên hạn chế sử dụng các sản phẩm thuộc nhóm này bởi chúng có thể gây tổn thương, kích ứng da cũng như làm giảm khả năng của da trong việc tự phục hồi và sản sinh collagen.
- Công thức dựa trên nước và glycerin hoặc glycol cùng với các thành phần chiết xuất hương thơm như nước hoa hồng hoặc chiết xuất cam, chanh: các loại sản phẩm thuộc nhóm này thường được mô tả như các dung dịch phục hồi và làm tươi mới làn da. Tuy nhiên, một số sản phẩm chứa hàm lượng quá cao các thành phần tạo mùi thường là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng làn da.
- Công thức dựa trên nước cùng các thành phần hữu ích cho da như các hợp chất chống oxy hóa, phục hồi da hoặc tương tác tế bào các sản phẩm thuộc loại này thường dịu nhẹ và dung hòa tốt với làn da, giúp phục hồi da hiệu quả với ít nguy cơ gây kích ứng.
Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp
- Da dễ sinh mụn: nếu da tiết nhiều dầu nhờn hoặc dễ sinh mụn, việc lựa chọn dung dịch cân bằng da phải thật cẩn thận. Dung dịch cân bằng da thích hợp nhất cho loại ngừa mụn. Đây là các sản phẩm chứa các thành phần giúp làm phục hồi bề mặt da, se khít lỗ chân lông cũng như thành phần tương tác tế bào giúp điều chỉnh sự tiết nhờn quá mức trên da về mức thích hợp, hỗ trợ ngăn sự phát triển của mụn. Đối với một số làn da, trong mùa hè hoặc khí hậu nóng ẩm, việc dưỡng ẩm có thể chỉ cần được thực hiện với một loại dung dịch cân bằng da phù hợp. Các loại toner có chứa AHA và BHA (acid calicylic) mang lại hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị mụn trứng cá bởi chúng có thể giúp loại bỏ dầu nhờn trên da và giữ da sạch dầu trong thời gian dài. Ngoài ra, acid salicylic còn có khả năng ngăn chặn sự phát sinh của mụn. Vì vậy, các sản phẩm toner chứa AHA và acid salicylic sẽ là lựa chọn thích hợp cho da mụn.
- Da khô và nhạy cảm: với các loại da này, cần tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn, tác nhân làm se cũng như hàm lượng cao các chiết xuất tạo mùi bởi chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng khô ráp và gây kích ứng da. Nên chọn các loại sản phẩm dịu nhẹ với thành phần càng đơn giản càng tốt, chủ yếu giúp cân bằng pH, làm dịu và phục hồi da. Có thể tư vấn ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia da liễu để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Da hỗn hợp: một làn da được coi là da hỗn hợp khi nó có các biểu hiện rõ ràng của 2 loại da khác nhau. Một trường hợp điển hình là da tiết nhiều dầu ở vùng trán, mũi và cằm trong khi khô ở hai bên má và cạnh hàm. Việc sử dụng dung dịch cân bằng da không thích hợp cho loại da này sẽ làm trầm trọng hơn cả tình trạng khô và tiết dâu quá mức trên da. Cần lựa chọn các sản phẩm không chứa cồn, dịu nhẹ và chứa các thành phần dưỡng chất thích hợp (chống oxy hóa, phục hồi da, tương tác tế bào) giúp da được dưỡng ẩm tốt hơn cũng như ít tiết dầu hơn.
Việc sử dụng đều đặn trong chế độ chăm sóc da bằng ngày cũng sẽ giúp làm se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Dung dịch cân bằng da là một bước quan trọng không thể thiếu trong chế độ chăm sóc da hằng ngày sau hè rửa mặt để cân bằng, phục hồi trạng thái tốt nhất cho làn da. Mặc dù các loại sữa rửa mặt ngày càng được cải thiện công thức để trở nên dịu nhẹ với làn da, tuy nhiên pH cũng như trạng thái sinh lý của da ít nhiều vẫn có sự thay đổi và đòi hỏi cần phải được khôi phục trở về bình thường. Bên cạnh đó, việc lựa chọn sản phẩm thích hợp sẽ giúp cung cấp thêm các đặc tính dưỡng ẩm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về da cũng như mang lại cho da sự mịn màng, trẻ trung và tươi mới.
Essence, serum, ampoule
Giống nhau: essence, serum và ampoule đều có thể được sử dụng cho các bước chăm sóc da cơ bản. Chúng có thể có 2-3 thành phần nuôi dưỡng tập trung vào chăm sóc, khắc phục các vấn đề về da, thông thường được sử dụng sau khi dùng toner và trước khi thoa lotion hay kem. Cả 3 loại sản phẩm đều có kết cấu thân nước hơn lotion hoặc kem, do đó khi sử dụng sẽ có cảm giác nhẹ dịu hơn. Chúng có nhiều chức năng khác nhau như: giữ ẩm, làm trắng da, chăm sóc nếp nhăn, cải thiện độ đàn hồi và nuôi dưỡng da.
Essence, serum và ampoule đều có thể được sử dụng cho các bước Skincare cơ bản
Khác nhau:
- Ampoule chứa nồng độ cao các thành phần hoạt chất với mục đích điều trị nhất định. Chúng được chứa trong các ống, lọ nhỏ, thâm nhập vào da nhanh hơn và cung cấp hiệu quả điều trị trong một thời gian ngắn.
- Serum chứa các thành phần có nồng độ cao hơn so với essence. Nó cũng nhằm vào một mục tiêu điều trị cụ thể. Có rất nhiều loại serum khác nhau, từ chống lão hóa đến thu nhỏ lỗ chân lông, làm săn chắc da và làm sáng da. Trên thị trường có 2 loại serum: serum thần nước và serum thân dầu.
- Essence chứa các thành phần hoạt chất tương tự như với serum và ampoule nhưng với nồng độ thấp hơn. Có các loại essence như: làm trắng, thu nhỏ lỗ chân lông, hồi phục da… Essence thường là loại thân nước và thể chất nhẹ dịu.
Sản phẩm dưỡng ẩm da
Kem dưỡng ẩm hay kem giữ ẩm là một phức hợp gồm nhiều hóa chất được thiết kế đặc biệt nhằm làm cho lớp ngoài cùng của da (lớp biểu bì) mềm và mịn hơn. Kem dưỡng ẩm thường là sản phẩm cung cấp nước cho da và/ hoặc ngăn ngừa mất nước. Sản phẩm cũng có thể tự điều chế và sử dụng tại nhà.
Kem dưỡng ẩm được dùng để ngăn ngừa và điều trị da khô, bảo vệ da nhạy cảm, giúp cải thiện kết cấu và tông màu da.
Kem dưỡng ẩm được dùng để ngăn ngừa và điều trị da khô
Nhìn chung, các chức năng chính của kem dưỡng là duy trì sự cân bằng ẩm, giữ cho da ẩm và săn chắc qua việc cung cấp nước, chất giữ ẩm và các loại dầu. Ngoài các loại kem giúp dưỡng ẩm cho da và làm cho nó săn chắc hơn, có nhiều loại khác trong đó có các chức năng Do sung kích thích tuần hoàn, làm sạch da và tẩy trang.
Các loại kem dưỡng rất dễ sử dụng để thoa lên cho da. Chúng được xây dựng từ hàng loạt các công thức đảm bảo mục đích cho người dùng: dịu nhẹ, hơi dầu, cứng hoặc mềm, dễ bôi, dễ dàng xâm nhập vào da, dễ lau sạch hoặc không, có thể rửa sạch lại bằng nước hoặc không. Chúng rất dễ dàng để thay đổi lượng nước, số lượng, loại chất giữ độ ẩm và dầu trong công thức cho phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau để phục vụ cho các loại da, tình trạng da, thói quen thẩm mỹ và sở thích thay đổi theo mùa, tuổi của người sử dụng cũng như môi trường sống.
Cơ chế tác dụng
Có ba cơ chế được sử dụng để dưỡng ẩm cho da:
- Chống mất nước: sử dụng các chất tạo thành một lớp phim mỏng trên bề mặt da để ngăn ngừa mất nước từ da ra ngoài môi trường.
- Cấp nước cho da: các chất này sẽ hút nước từ môi trường và cung cấp cho da.
- Phục hồi lại các thành phần thiếu hụt: cung cấp các yếu tố cung cấp độ ẩm cho da như amino-lipid.
Phân loại kem dưỡng ẩm
Có nhiều loại kem dưỡng ẩm, với thành phần dễ dàng thay đổi hàm lượng nước, số lượng và loại chất giữ độ ẩm, hàm lượng dầu trong công thức, cho phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau để phục vụ cho các loại da, tình trạng da, thói quen thẩm mỹ và sở thích thay đổi theo mùa, tuổi của người sử dụng cũng như môi trường sống.
Kem dưỡng ẩm có thể được phân loại dựa trên mục đích, chức năng hoặc theo thành phần công thức.
Dưỡng ẩm kết hợp trong các dạng mỹ phẩm đa năng:
- Giữ ẩm và tác động làm mềm: các loại kem làm mềm da (Nutrient Cream, Nourishing Cream, Moisture Cream, Vanishing Cream, Night Cream…) trong đó các loại nhũ tương, lượng dầu và chất giữ ẩm rất đa dạng để phục vụ theo mùa, loại da, sở thích…
- Kích thích tuần hoàn, làm mềm da: Massage Cream – Làm sạch, tẩy trang: Cleansing Cream.
- Kem dưỡng ẩm dưới lớp trang điểm cơ bản: Makeup Cream, Base Cream, Pre-makeup Creammo
- Mục đích cụ thể khác: chống tia UV (Sunscreen Cream, Suntan Cream), tác động triệt lông (Hair Remover), tạo kiểu tóc (Hair Cream), chất khử mùi (Deodorant Cream), cạo (Shaving Cream), làm mềm lớp sùng (Horny Layer Softening Cream).
Cách lựa chọn sản phẩm dành cho da thường
Kem dưỡng ẩm sử dụng cho da thường nhằm ngăn chúng trở nên quá khô hoặc quá dầu bằng các chất dưỡng ẩm thân nước. Thành phần chủ yếu có thể chứa các loại cồn béo như cetyl alcohol, các chất chuyển hóa từ silicon như cyclomethicon.
Da khô nên dùng kem dưỡng ẩm nào?
Để điều trị khô da, các chất dưỡng ẩm được sử dụng thường có tỷ trọng nặng hơn, chúng chủ yếu là các chất thân an dầu kèm theo một số thành phần khác như chất dong oxy hóa, dầu hạt nho hoặc dimethicon. Đối với da quá khô, da bị bong tróc thì các sản phẩm từ dầu khoáng sẽ phù hợp hơn. Chúng lâu trôi hơn và hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa thoát hơi nước.
Kem dưỡng ẩm dành cho da dầu
Đối với da dầu, kem dưỡng ẩm vẫn cần thiết do các hoạt động chăm sóc da khác có thể gây khô da như sử dụng sữa rửa mặt Kem dưỡng ẩm dành cho da dầu có thành phần thân nước thường được sử dụng nhiều hơn, vì chúng ít nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông.
Kem dưỡng ẩm dành cho da bị lão hóa
Kem dưỡng ẩm thích hợp giúp giữ cho da lão hóa mềm và mịn thường chứa các chất thân dầu, dầu khoáng kèm theo các chất chống oxy hóa, acid glycolic để chống tạo nếp nhăn.
Kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm
Da nhạy cảm (là những làn da dễ bị kích ứng, mẫn đỏ, ngứa hoặc bong tróc) thích hợp sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần làm dịu da như cúc La Mã hoặc nha đam, chúng sẽ giúp làm giảm tối đa sự kích ứng từ các chất như hương liệu, thuốc nhuộm hoặc acid.
Eczema
Đối với eczema, nhìn chung các kem dưỡng ẩm dưới dạng thuốc mỡ là phù hợp nhất. Các loại chất làm mềm như kem thân nước không có tác dụng trên loại da này.
Một số chất làm mềm giúp làm giảm eczema thường chứa oilatum, balneum, medi oil, diprobase. Dạng lotion hoặc kem có thể thoa lên da ngay sau khi tắm để ngăn ngừa thoát hơi nước. Nhìn chung, thoa kem dưỡng ẩm 2 lần một ngày là hiệu quả. Trong khi dạng kem thì dễ thoa nhưng chúng nhanh chóng bị trôi đi nên phải thoa đi thoa lại nhiều lần. Dạng thuốc mỡ thì chứa ít nước hơn, giữ lại trên da được lâu hơn nên ít cần thoa lại hơn nhưng chúng gây nhờn rít và bất tiện.
Gần đây, ceramide – chất béo chủ yếu cấu thành lớp sừng của da đang được sử dụng để điều trị eczema. Chất này trở thành một thành phần nổi trội trong những sản phẩm dưỡng ẩm hiện đại. Loại chất béo này cũng đã được nghiên cứu tổng hợp trong phòng thí nghiệm thành công.
Mặt nạ
Mặt nạ là những sản phẩm tự nhiên hoặc được chế tạo dưới dạng những miếng mỏng có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho làn da trong thời gian ngắn. Những hoạt chất được sử dụng trong mặt nạ thường là: vitamin C, vitamin E, acid hyaluronic, collagen, các chiết xuất có hoạt tính dưỡng da như: chiết xuất cúc La Mã, chiết xuất rau má, dịch chiết ốc sên…
Mặt nạ là bước không thể thiếu trong skincare
Cơ chế tác dụng
Để phát huy được tác dụng của mặt nạ, các hoạt chất trong mặt nạ cần được thấm qua da, vì vậy chúng phải có dạng bào chế phù hợp. Dạng bào chế thường gặp của mặt nạ là dạng gel hoặc nhũ tương tùy tính chất, công dụng của mặt nạ. Tính chất lớp biểu bì là do lớp trung bì quyết định, vì vậy thành phần có hoạt tính cần vượt qua lớp biểu bì không thấm nước hoặc thấm vào những lớp sâu của biểu bì để tạo tác dụng tích cực trên da.
Một số loại mặt nạ
Mặt nạ dưỡng da chứa các thành phần có công dụng dưỡng da như sau:
- Dưỡng ẩm: làm tăng độ ngậm nước của lớp sừng, hạn chế sự mất nước xuyên biểu bì hoặc cung cấp nước trực tiếp cho da với các thành phần như acid hyaluronic, vitamin B5, vitamin C…
- Dưỡng trắng: ức chế hoạt tính của enzym tyrosinase, ức chế quá trình phóng thích hoặc di chuyển của melanin từ lớp đáy lên lớp sừng. Các thành phần thường gặp trong loại mặt nạ này là: arbutin, acid kojic, vitamin B3, vitamin C…
- Phục hồi da hư tổn: cung cấp những dưỡng chất hỗ trợ quá trình phục hồi da hư tổn do oxy hóa, lão hóa hay những tác nhân từ môi trường như collagen, polyphenol, acid hyaluronic, chiết xuất rau má, chiết xuất trà xanh, hỗn hợp các acid amin…
- Mặt nạ tẩy tế bào chết: có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết tích tụ lâu ngày trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông, tạo điều kiện đổi mới, tái tạo lớp tế bào bề mặt da. Các thành phần có công dụng trên thường là: acid glycolic, vitamin A, các thành phần có hoạt tính enzym giúp bẻ gãy liên kết lớp sừng trên da,…
- Mặt nạ săn se – trị mụn – kiềm dầu: dầu nhờn, mụn và tình trạng lỗ chân lông to có quan hệ nguyên nhân kết quả với nhau. Các loại mặt nạ chứa bùn khoáng có khả năng hút dầu nhờn; mặt nạ chứa acid salicylic có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn; mặt nạ chứa chiết xuất trà xanh, các acid trái cây có tác dụng se khít lỗ chân lông.
Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp
Việc lựa chọn mặt nạ tùy thuộc vào từng loại da. Da khô cần mặt nạ dưỡng ẩm, da dầu cần loại mặt nạ có khả năng hấp thụ dầu và làm nhỏ lỗ chân lông. Mặt nạ sáng da và làm sạch lỗ chân lông phù hợp cho da lão hóa hoặc tin màu. Đối với da nhạy cảm, cần xem thành phần trước khi sử dụng và tuyệt đối không dùng những sản phẩm chứa các thành phần gây dị ứng trước kia. Tốt hơn hết, nên test thử trên da tay trước khi sử dụng.
Kem chống nắng
Kem chống nắng có thể là dạng lotion, dạng xịt, dạng gel hoặc kem bôi chứa các chất có thể hấp thu hoặc phản xạ tia UV và do đó giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Những sản phẩm làm trắng da cũng thường chứa chất chống nắng vì các chất làm trắng trong những sản phẩm đó làm cho da nhạy cảm với nắng hơn bình thường. Ngoài ra, thành phần chống nắng trong sản phẩm sẽ giúp bảo vệ các hoạt chất làm trắng làm tăng hiệu quả của sản phẩm. Một số loại kem chống nắng còn chứa bột talc giúp tạo màu da. Tuy nhiên, bột talc này không có tác dụng bảo vệ da trước tia UV.
Tùy thuộc vào cơ chế bảo vệ da, kem chống nắng có thể phân thành các nhóm chống nắng vật lý (cơ chế là phản xạ ánh sáng) hoặc chống nắng hóa học (cơ chế hấp thụ tia UV).
Các tổ chức y tế như Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên nên sử dụng kem chống nắng vì nó hỗ trợ trong việc phòng chống các bệnh ung thư biểu mô. Nhiều loại kem chống nắng không ngăn chặn được tia UVA, chúng có thể giúp da không bị cháy nắng nhưng da vẫn có nguy cơ bị ung thư. Việc sử dụng kem chống nắng phổ rộng (cả UVA và UVB) có thể giúp giải quyết vấn đề này. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng có thể làm sáng chậm hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn và chảy xệ da.
Kem chống nắng được phân làm hai loại chính:
Kem chống nắng vật lý
Các chất thường hay được sử dụng là kẽm oxid và titan dioxid.
Cơ chế: các chất này sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ làn da khỏi tia UV theo cơ chế phản xạ. Các tia UV khi chiếu vào sẽ bị phản xạ ngược lại hoàn toàn theo một hướng khác.
Ưu điểm:
- Ít gây kích ứng da
- Thời gian tác dụng lâu dài
- Dễ bảo quản
- Kẽm oxid có khả năng kháng viêm, giúp làm dịu da mụn
Nhược điểm: độ chống nắng thường thấp (10-15) do khó khăn trong bào chế (kẽm oxid và titan oxid là các chất không tan, nếu bào chế với hàm lượng lớn sẽ gây đặc, vón cục sản phẩm).
Kem chống nắng vật lý ít gây kích ứng da và có tác dụng lâu dài
Chống nắng hóa học
Các chất thường hay được sử dụng là methoxy cinnamat, octinoxat, octocrylen.
Cơ chế: hấp thu năng lượng tia UV. Khi tia UV chiếu lên bề mặt da, các chất chống nắng hóa học sẽ hấp thu năng lượng để thực hiện phản ứng hóa học chuyển thành một chất khác.
Ưu điểm:
Có thể bào chế được các loại kem chống nắng với SPF tùy ý (cao thấp đều được).
Nhược điểm:
- Tác dụng thường ngắn, phải thay đổi lớp kem chống nắng sau mỗi vài giờ để duy trì tác dụng.
- Khả năng gây kích ứng cao hơn chống nắng vật lý.
- Điều kiện bảo quản khắt khe hơn chống nắng vật lý, phải bảo quản ở nơi mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi tia UV sẽ chuyển hoạt chất chống nắng thành chất chuyển hóa không còn tác dụng.
Kem chống nắng hóa học có thể bào chế với SPF tùy ý
Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp
Chỉ số SPF là một yếu tố để đo lường khả năng chống nắng của kem. Người tiêu dùng có thể xác định hiệu quả của kem chống nắng bằng cách nhân chỉ số SPF với thời gian tối thiểu họ ở ngoài nắng và bị cháy nắng. Ví dụ: một người ở ngoài nắng 10 phút sẽ bị cháy nắng, nếu anh ta thoa kem chống nắng SPF 15 thì anh ta phơi nắng 150 phút mới bị cháy nắng. Một điều quan trọng nữa là kem chống nắng với SPF cao không có nghĩa là sẽ hiệu quả hơn so với kem chống nắng có SPF thấp hơn, mà nó phụ thuộc vào ngưỡng cháy nắng của từng người và phải bôi lại thường xuyên để duy trì hiệu quả đó.
Các chỉ số SPF
Một số chỉ số chống nắng hay dùng:
- SPF25, SPF28 và SPF39 thường được sử dụng cho vùng mặt.
- SPF50 thường được sử dụng cho vùng cổ, ngực và tay. Không nên sử dụng các sản phẩm chống nắng Có SPF quá cao trên da mặt vì khi SPF càng cao thì đồng nghĩa với việc lượng chất chống nắng hóa học chứa trong đó càng nhiều cũng như thể chất dầu tăng lên sẽ rất dễ gây kích ứng da, bít tắc sinh mụn.
Kem chống nắng cần được sử dụng vào buổi sáng và cần thoa lại nếu chuẩn bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn 15 phút. Có thể chọn kem dưỡng ẩm kết hợp chống nắng, hay phấn nền kết hợp chống nắng hoặc ta thoa kem chống nắng sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm. Cần lưu ý là kem chống nắng dùng hàng ngày nên có độ chống nắng SPF từ 15 trở lên. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng hoặc đang dùng các loại thuốc uống làm da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc đang trong quá trình điều trị các vấn đề về sắc tố da thì nên dùng kem chống nắng có độ chống nắng SPF từ 30 trở lên kết hợp với các loại khẩu trang, trang phục che chắn tốt và hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng.
Như đã trình bày, người dùng cần lưu ý một số nguyên tắc khi sử dụng kem chống nắng:
– Thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra nắng và thoa lại sau 20 phút ra nắng.
– Thoa lại sau mỗi 2 tiếng, hoặc sau khi tắm, sau khi rửa mặt, lau mặt hay sau khi ra mồ hôi.
– Kem chống nắng Waterproof có thời gian tác dụng trong nước là 80 phút và với Water-resistant là 40 phút.
Cần lưu ý sử dụng kem chống nắng thường xuyên, dù là ở nhà vì ánh sáng mặt trời (tia tử ngoại) có thể làm tổn hại làn da ngay cả khi chúng ta không ra nắng, ví dụ ánh sáng hắt từ cửa sổ hay tia tử ngoại có thể xuyên qua rèm cửa sổ hay phản chiếu từ các đồ vật xung quanh.