Bạn đã mua rất nhiều loại mỹ phẩm với dồi dào những nguồn dưỡng chất khác nhau, tuy nhiên, da có thực sự tiếp nạp hết những thành phần ấy không? Nếu lượng dinh dưỡng quá thừa mứa, da có khả năng bị “quá tải” và trả lại cho bạn tình trạng dị ứng, dầu thừa, mẫn cảm. Hãy cùng tìm hiểu “món ngon” mà da thích, để chăm da vừa đủ, vừa đúng nhé.
Công dụng của COLLAGEN và tác dụng trong thẩm mỹ
Collagen là một protein cấu trúc chính trong da, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cấu trúc cho tế bào, mô, cơ quan. Collagen cung cấp sức mạnh và độ bền bỉ, giữ vai trò chính trong duy trì sự đầy đặn, căng mịn và tươi trẻ cho da.
Collagen đóng vai trò quan trọng
Collagen được cấu tạo từ protein với một cấu trúc độc đáo, mang lại cường độ chịu kéo lớn. Khoảng 33% protein trong cơ thể là collagen. Protein này hỗ trợ chức năng mô, cơ quan và kết nối các cấu trúc xương. Trong thực tế, xương cũng được cấu tạo từ collagen kết hợp với các khoáng chất như canxi và phốt pho. Collagen đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp chức năng khung cấu trúc, quy định hình dạng tế bào. Mạng lưới collagen liên kết các tế bào vói nhau và cung cấp khung hỗ trợ, đảm bảo các tế bào phát triển và thực hiện tốt chức năng.
Phục hồi da với collagen trong thẩm mỹ
Collagen chiếm 75% protein cấu tạo nên da người, quyết định sự mềm mượt, đầy đặn, đàn hồi của làn da. Vì vậy, collagen được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ, tăng săn chắc và sửa chữa collagen (ví dụ: tiêm collagen vào da lấp đầy nếp nhăn và tạo độ căng cho môi). Sự thoái hóa và suy giảm sản xuất collagen sẽ dẫn đến hình thành các nếp nhăn, bắt dầu xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa.
Collagen quyết định sự đàn hồi mềm mượt của da
Sinh tổng hợp collagen
Collagen được tạo ra bởi các nguyên bào sợi, là những tế bào da chuyên biệt nằm ở lớp trung bì. Nguyên bào sợi có khả năng sản xuất elastin và các glucosaminoglycan. Glucosaminoglycan đảm bảo khả năng giữ nước của lớp trung bì. Nguyên bào sợi cùng các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi đảm bảo quá trình sản xuất collagen trong da.
Collagen được tạo ra từ đâu?
Vitamin C đóng vai trò như một yếu tố tham gia vào nhiều giai đoạn của quá trình. Nếu cơ thể thiếu vitamin C, sự hình thành collagen bị gián đoạn, cơ thể không thể sản xuất collagen và kết quả sẽ dẫn đến sự thoái hóa của giàn cấu trúc khung, gây nên các biểu hiện tiêu cực trên da và các cơ quan khác.
Tổng hợp collagen xảy ra liên tục trong suốt cuộc đời để sửa chữa và thay thế mô collagen bị hư hỏng hoặc xây dựng cấu trúc tế bào mới. Sự suy thoái và tái tạo collagen cũ, hư hỏng là một quá trình tự nhiên. Sự tổng hợp collagen giảm dần theo tuổi tác.
Bảo vệ collagen và ngăn chặn quá trình lão hóa
Để duy trì sự trẻ trung, việc bảo vệ cấu trúc và hạn chế các yếu tố làm suy thoái collagen là cần thiết. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hàm lượng collagen trong da là: các tia UV như UVA, UVB và gốc tự do.
Bức xạ phát ra từ mặt trời tác động nhiều nhất vào sự lão hóa sớm của da, chiếm khoảng 90% nguyên nhân liên quan đến lão hóa da. Việc hạn chế tiếp xúc với tia cực tím và sử dụng các loại kem chống nắng là cần thiết để hạn chế những tác động có hại của tia UV lên da, cụ thể là collagen.
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Một số biện pháp khác có thể ngăn chặn sự mất collagen trong da là bổ sung chất chống oxy hóa cả đường uống và thoa ngoài da. Các chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do từ tia UV, ozon, ô nhiễm, khói thuốc lá và các quá trình trao đổi chất nội sinh. Chúng giúp ngăn chặn sự thoái hóa của các sợi collagen hiện có và bảo vệ các nguyên bào sợi.
Thúc đẩy quá trình tống hợp của các collagen mới
Có rất nhiều cách để thúc đẩy sự tổng hợp collagen. Đầu tiên, bổ sung vitamin C là biện pháp làm gia tăng sự tổng hợp collagen vì loại vitamin này là một yếu tố tham gia vào quá trình tổng hợp mạng lưới collagen. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc gắn kết của các tế bào với vitamin C giúp gia tăng gấp 8 lần quá trình tổng hợp collagen.
Bổ sung Vitamin C tăng sự tổng hợp collagen
Một cách khác để thúc đẩy sự tổng hợp collagen là sử dụng các chất để tẩy đi lớp tế bào chết, chẳng hạn như alphahydroxy acid và polyhydroxyl acid. Chúng sẽ phá vỡ các liên kết giữa các tế bào của lớp sừng, làm bong lớp da chết tích tụ trên bề mặt da. Tẩy da chết phù hợp sẽ kích thích tái tạo tế bào. Đây cũng là một biện pháp để’ tăng độ dày da. Quá trình này xảy ra do tăng tổng hợp collagen và glycosaminglycan trong lớp trung bì.
Tẩy tế bào chết một cách phù hợp giúp thúc đầy sự tổng hợp collagen
Cách thứ ba để thúc đẩy sự tổng hợp collagen là bố sung các thành phần peptide cấu tạo nên collagen. Các nguyên bào sợi được kích thích để bắt dầu quá trình tổng hợp collagen khi kết hợp với các phân tử tín hiệu peptide cụ thể (yếu tố tăng trưởng nguyện bào sợi) tại vị trí tiếp nhận trên màng nguyên bào sợi. Những phân tử tín hiệu tiền thân có thể được bổ sung tại chỗ để tăng cường quá trình sản sinh collagen.
ACID HYALURONIC
Acid Hyaluronic là một chất tự nhiên được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống. Nồng độ cao của acid này được tìm thấy trong các mô liên kết và trong các dịch chất lỏng xung quanh mắt. Nó cũng có mặt trong một số sụn, dịch khớp và trong mô da.
HA giúp lấp đầy khoảng trống giữa các sợ collagen và elastin
Trong các mô da, acid hyaluronic giúp lấp đầy khoảng trống giữa các sợi collagen và elastin với vai trò cụ thể như sau:
- Cung cấp cơ chế vận chuyên các chất dinh dưỡng thiết yếu từ mạch máu đến các tế bào da sống.
- Giữ ấm cho da.
- Hoạt động như một lớp đệm và chất bôi trơn chống lại những tổn thương cơ học và hóa học.
Theo thời gian hay quá trình lão hóa tự nhiên hoặc qua tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ô nhiễm và ánh sáng mặt trời, hàm lượng acid hyaluronic trong cơ thể suy giảm và bị phá hủy. Trong 30 năm qua, acid hyaluronic tống hợp đã được phát triển và sử dụng để khắc phục các rối loạn trong cơ xương khớp, mắt và vết thương. Gần đây, acid hyaluronic tống hợp đang được sản xuất để sử dụng trong thẩm mỹ vùng mặt.
CERAMIDE – Lipid bảo vệ bề mặt da
Ceramide có cấu trúc không đồng nhất gồm các dẫn chất chính của sphingolipid như: sphingosine, phytosphingosine hoặc 6-hydroxysphingosine, C18-sphingoid base, được kết nối vói nhau bằng liên kết amid. Ceramide đóng vai trò quan trọng trong chức năng, tính thấm và tính toàn vẹn của làn da. Không giống như phospholipid (thành phần chính của màng tế bào), ceramide hiện diện ở khoảng gian bào của da. Chúng không thể tự hình thành lớp màng lipid kép. Tuy nhiên, ceramide có thể liên kết vói cholesterol, acid béo tự do ở pH sinh lý, góp phần làm giảm tính thấm của lớp biểu bì.
Ceramide đóng vai trò quan trọng trong chức năng, tính thấm và tính toàn vẹn của làn da
Vai trò của ceramide đối với chức năng bảo vệ của da
Một nghiên cứu được thực hiện trên mô hình màng tế bào như liposome được hình thành từ hỗn hợp lipid lớp sừng. Kết quả thí nghiệm chứng minh vai trò của ceramide trong việc duy trì tính thấm và chức năng bảo vệ của lớp lipid kép. Ngoài ra, những nghiên cứu lâm sàng cho thấy vai trò giữ nước cho da của ceramide ở các thể da có tình trạng bệnh lý.
Ceramide có vai trò duy trì tính thấm và chức năng bảo vệ của lớp lipid kép
Hầu hết các tình trạng về da có liên quan đến sự keratin hóa quá mức, với biếu hiện ngứa và đỏ da. Đó là hậu quả của sự suy giảm chức năng hàng rào lipid và gia tăng quá trình mất nước xuyên biểu bì.
Ảnh hưởng của tính chất vùng da, giới tính, độ tuổi
Ở người lớn tuổi, sự thay đổi về thành phần ceramide và tổng lượng lipid của lớp sừng suy giảm đến 30%. Nguyên nhân do sự tăng hoạt tính của enzym ceramidase trong khi hoạt tính enzym β-glucocerebrosidase không thay đổi. Theo Yamamura, sự điều hòa xuống hoạt tính của sphingomyelinase làm giảm hàm lượng ceramide trong da.
Sự khác biệt về thành phần lipid ở những vùng da khác nhau có ý nghĩa lâm sàng quan trọng như: tính nhạy cảm của các kháng nguyên thân dầu, thân nước trong bệnh lý viêm da tiếp xúc. Những người bị viêm da cơ địa có thành phần lipid lớp sừng thấp, kém nhạy cảm với các thành phần tan trong dầu hơn so vói các thành phần kỵ dầu như niken. Sự phân phối thuốc qua da của các thành phần hoạt chất thân dầu như corticoid, retinoid đường thoa diễn ra nhanh hơn ở những vị trí da có lượng lipid đầy đủ. Lượng lipid thấp ở vùng bàn tay, bàn chân gây tăng nguy cơ mắc phải chứng viêm da tiếp xúc do thành phần chất diện hoạt từ xà phòng hoặc tác động của nước nóng.
Tính chất lớp màng bảo vệ da sẽ khác nhau ở những vị trí khác nhau trên cơ thể về độ dày và số lớp tế bào sừng. Hàm lượng lipid của lớp da tỷ lệ nghịch với tính thấm. Ví dụ: thành phần ceramide và cholesterol chiếm lượng lớn trong tổng thành phần lipid của vùng da tay, chân so với da mặt, bụng.
Độ ẩm da
Hàm lượng nước trong da ở cả lớp trung bì và biểu bì chiếm khoảng 80%. Lớp keratin ngoài cùng của lớp biểu bì gồm những tế bào chết nên có hàm lượng nước thấp nhất chỉ khoảng 10-30%. Chính lượng nước ở biểu bì và trung bì tạo sự mềm mại và độ sáng cho da. Lượng nước di chuyển từ lớp sâu nhất của da đến lớp keratin, cuối cùng nước được bốc hơi từ bề mặt.
Lượng nước ở biểu bì và trung bì tạo sự mềm mại và độ sáng cho da
Nguyên nhân gây khô da
Môi trường không khí khô và gió là nguyên nhân chính gây khô da. Không khí vào mùa đông, máy điều hòa, tẩy rửa da quá thường xuyên, phơi nhiễm với các chất nhất định, điều kiện môi trường làm việc khiển lớp màng chất béo bề mặt da suy giảm làm da dễ mất nước hoặc các tình trạng bệnh lý khiến da mất khả năng giữ ẩm như viêm da dị ứng.
Môi trường không khí khô và gió là nguyên nhân chính gây khô da
Đặc điểm da khô
Làn da có hàm lựợng nước thấp sẽ khô, thô ráp và dễ nứt nẻ, đôi khi bệnh nhân có cảm giác ngứa. Da khô rất dễ bị nhiễm trùng do vi nấm và vi khuẩn. Ở da thường, lớp da chết của biểu bì dễ dàng bong tróc để lộ lớp da mới bên dưới. Tuy nhiên, ở da khô, chu trình tự nhiên này bị hạn chế, lớp keratin bị tích tụ trên bề mặt khiến da không duy trì tính liên tục và toàn vẹn, phá vỡ chức năng sinh lý bình thường.
Da khô ráp nứt nẻ
Vai trò của các chất giữ ẩm đối với làn da
- Hạn chế khô da: giúp duy trì kết cấu da, ngăn cản các tác nhân cỏ hại xâm nhập vào cơ thể.
- Cung cấp các yếu tố bảo vệ cho da.
- Cải thiện tính chất da: tạo cho da bề mặt trơn láng và sáng hơn do làm đầy các rãnh da. Nếu da mất nước quá nhiều, sắc diện da trở nên kém mượt mà, lỗ chân lông lộ rõ ra.
Các chất giữ ẩm tự nhiên của da
Lóp màng chất béo (lipid): lớp này bao phủ phía trên và xung quanh các tế bào keratin của da kết hợp với bã nhờn tự nhiên và các sản phẩm acid béo thoái hóa khác trong quá trình trưởng thành của tế bào da tạo nên lớp màng bảo vệ chống lại các tác nhân xâm nhập từ môi trường nhưng vẫn giữ được hình thái mềm mại cho da.
Chất béo Lipid
Các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên: chiếm 20% – 25% lớp keratin, giúp giữ lại lượng nước tối thiểu cho lớp tế bào chết này.
Các thành phần dưỡng ẩm ngoại sinh
Chất ngăn mất nước: củng cố lớp màng lipid bề mặt da, làm giảm bay hơi nước, tạo điều kiện bão hòa độ ẩm cho lớp keratin. Loại sản phẩm này thường được thoa lên da ngay sau khi làm sạch bề mặt da. Các thành phần phổ biến gồm:
- Các chất béo có nguồn gốc từ quá trình khai khoáng: dầu khoáng thường được sử dụng nhờ tính chất nhẹ dịu, không màu, không mùi với khả năng ngăn chặn sự mất nước của da tốt, hơn nữa còn có khả năng làm mềm da và hỗ trợ làm lành tốn thương.
- Các chất béo có nguồn gốc động vật: tiêu biểu là lano-lin có nguồn gốc từ mỡ, lông cừu. Một số sản phẩm giữ ẩm có chứa spermaceti chiết xuất từ vây cá mập.
- Chất béo có nguồn gốc thực vật: dầu oliu, dầu vừng, dầu yến mạch, dầu lạc.
Chất hút ẩm: nhóm hoạt chất này có tác dụng hút nước, có khả năng thấm qua lớp keratin và duy trì hàm lượng ẩm cho da. Tuy nhiên, đối với những chất có cấu tạo phân tử lớn không thể thấm qua lớp keratin, chúng tạo một lớp mỏng bề mặt có tác dụng cấp nước cho da. Không khuyến cáo sử dụng nhóm sản phẩm này ở môi trường quá lạnh và khô hanh vì đôi khi chúng sẽ hấp thụ nước từ da khiến da càng thêm khô. Các thành phần phổ biến có tác dụng giữ ẩm theo cơ chế hút nước:
Chất hút ẩm
- Glycerin (glycerol)
- Sorbitol
- Propylen glycol
- Glycosaminoglycan (như acid hyaluronic)
- Elastin, collagen và các acid amin.